PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH đã viết:- Môn : Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
- Giảng viên : GS. TSKH TRẦN NGỌC THÊM
- Học viên : PHAN CHÂU PHƯƠNG ANH
- MSHV : 19831060102
- LỚP : Cao Học CHÂU Á HỌC CA 1901
- ĐT : 0933819485
- Email :
anhphann94@gmail.com---------------------------------------------------------
Em xin được sửa bài tập sau khi được Thầy hướng dẫn học trên lớp và các anh chị đóng góp ý kiến ạBài thực hành 1: Phân tích tên đề tài
Tên đề tài:
TRUYỀN BÁ VĂN HÓA THÔNG QUA TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN ĐẾN NGƯỜI VIỆT NAM 1.Phân tích cấu trúc ngữ pháp tên đề tài[Truyền bá văn hóa] [<Thông qua truyện tranh Nhật Bản> <người Việt Nam>]
- Cụm từ trung tâm: Truyền bá văn hóa
- Cụm từ định tố: Thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người Việt Nam
2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Truyền bá văn hóa
+ Không gian: Việt Nam
+ Chủ thể: Người Việt Nam
+ Thời gian: Năm 1990 đến nay
3. Lập sơ đồ phân tích4. Xác định trọng tâm nghiên cứu- Các cặp đối lập cơ bản:
+ Truyện tranh Nhật Bản >< Truyện tranh Việt Nam
+ Truyện tranh Nhật Bản >< Truyện tranh Âu-Mỹ
+ Văn hóa Việt Nam ><Văn hóa Nhật Bản
- Giả thuyết nghiên cứu:
Cứ nói đến truyện tranh là người ta sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm dành cho con nít. Vậy có thật sự truyện tranh nhất là truyện tranh Nhật Bản không có gì đáng để tham khảo, học hỏi hay không? Qua đề tài: truyền bá văn hóa thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người VN tôi xin bác bỏ ý kiến trên.
Bài thực hành 2: Lập đề cương.
DẪN NHẬP1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của đề tài
Tên đề tài: Truyền bá văn hóa thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người Việt Nam
1.Lí do chọn đề tài.Truyện tranh từ trước đến nay được xem là sản phẩm dành cho con nít, nhưng đối với tôi truyện tranh không chỉ để dùng giải trí mà thông qua đó tiếp thu những kiến thức mà trong sách vở không nói đến. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: Truyền bá văn hóa thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người Việt Nam
2. Mục đích nghiên cứu.Đề tài này nhằm chứng minh thông qua truyện tranh người Nhật đã gián tiếp truyền bá văn hóa của họ và sự tiếp nhận của người Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu.- Tiếng Việt
- Tiếng Anh
- Tiếng Nhật
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.- Đối tượng nghiên cứu: Truyền bá văn hóa
- Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: Năm 1990 đến nay
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.Về mặt khoa học: thông qua việc tổng hợp và phân tích về đề tài truyền bá văn hóa thông qua truyện tranh Nhật Bản đến người Việt Nam sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khác về loại hình nghệ thuật giải trí - Truyện tranh.
Về mặt thực tiễn: Dùng làm tài liệu cho các nghiên cứu sau này.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu.- Phương pháp hệ thống.
- Tổng hợp và phân tích tài liệu.
7. Kết cấu đề tài.Ngoài chương dẫn nhập và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Văn hóa được người Nhật truyền bá qua truyện tranh
Chương 3: Sự tiếp nhận của người Việt Nam đối với truyện tranh Nhật Bản
-----------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1 Cơ sở lí luận1.1.1 Khái niệm về nghệ thuật giải trí
1.1.2 Khái niệm về truyện tranh và phân loại truyện tranh Nhật bản
1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Quá trình du nhập của truyện tranh Nhật Bản
1.2.2 Quá trình phát triển của truyện tranh Nhật Bản
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2. VĂN HÓA NGƯỜI NHẬT TRUYỀN BÁ QUA TRUYỆN TRANH2.1 Giao tiếp
2.2 Lễ nghi
2.3 Ẩm thực
2.4 Trang phục
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3. SỰ TIẾP NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRUYỆN TRANH NHẬT BẢN 3.1 Tiếp nhận tích cực của người Việt Nam đối với truyện tranh Nhật Bản
3.2 Tiếp nhận tiêu cực của người Việt Nam đối với truyện tranh Nhật Bản
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO--------------------------------------------------------------
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy /Anh/Chị .
Em chân thành cảm ơn.