LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NA

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 2 16/05/16 19:07

LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
GVHD: GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên: LÊ THỊ QUYÊN
Lớp: Cao học văn hóa học K16B
MSHV: 156031064023


Bài tập thực hành 1: Chọn một đề tài nghiên cứu. Phân tích đề tài đã chọn. (phân tích cấu trúc tên đề tài; xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu; lập sơ đồ; xác định các cặp đối lập cơ bản; xác định các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu)
1. Cấu trúc ngữ pháp:
[Lễ hội Chol Chnam Thmay] là cụm từ trung tâm
[<của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay>] : cụm từ định tố
Trong đó giới hạn C-K-T:
C = người Khmer
K: vùng Tây Nam Bộ
T = hiện nay
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Chol Chnam Thmay
Phạm vi nghiên cứu: người Khmer ở Tây Nam Bộ
3. Lập sơ đồ
Cấp độ cấu trúc hệ của các khái niệm

Hình ảnh
Chủ thể: Người Khmer
4. Các cặp đối lập cơ bản
Người Khmer hay tộc người khác ? – Rõ ràng
Đã biến đổi hay vẫn giữ được đặc trưng? – Rõ ràng
Có giá trị hay phi giá trị? => Không rõ ràng => Mâu thuẫn => Cần đi sâu nghiên cứu
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi TienTanVHHK16B » Thứ 2 16/05/16 19:53

Chào Quyên Su,

Lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer ở Tây Nam bộ là một lễ hội truyền thống của người dân nơi đây.
Đề tài của bạn đã nêu được hệ tọa độ C-K-T, đây là vấn đề rất cốt yếu trong việc bám sát và phát triển một đề lài.
Nếu đề tài nêu lên được tính giá trị của lễ hội qua cách tổ chức, thực hiện lễ hội, đối tượng tham gia lễ hội và tính xã hội hóa của nó là phi giá trị hay giá trị sẽ là đề tài rất hay. Sẽ giúp địa phương cải thiện hơn trong việc tổ chức và giáo dục người dân hiểu thêm về giá trị các lễ hội.

Một điều mình thấy trong mục 1, bạn ghi "cấu trúc ngữ pháp", không biết bạn có nhầm lẫn từ không. Vì trong phương pháp mình được học từ bài giảng của GS. Trần Ngọc Thêm thì nội dung này là "Cấu trúc của đề tài", mình nghĩ do bạn nhầm lẫn chút :).

Mến chào và chúc bạn triển khai đề tài có kết quả tổt.
TT.
RANDOM_AVATAR
TienTanVHHK16B
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Chủ nhật 08/05/16 6:42
Cảm ơn: 49 lần
Được cám ơn: 11 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 3 17/05/16 7:07

Cảm ơn đóng góp của anh Tân cho đề tài của em nhé. " em đọc ví dụ của thầy em thấy thầy ghi cấu trúc NP e cg làm theo hướng dẫn luôn. Để em kiểm tra lại ạ!
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi thanhthaVHHK16B » Thứ 3 17/05/16 9:11

hi Quyen
đề tài, nội dung và sơ đồ tốt
Hình đại diện của thành viên
thanhthaVHHK16B
 
Bài viết: 28
Ngày tham gia: Thứ 7 07/05/16 19:21
Cảm ơn: 30 lần
Được cám ơn: 21 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 3 17/05/16 14:50

Cảm ơn anh Thà ạh! ❤️
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyen 09 » Thứ 2 23/05/16 19:05

Trong sơ đồ ở phần không gian bạn chọn Bắc, Trung, Nam Bộ thì miễn cưỡng quá vì rõ ràng bắc và trung đâu có người Khmer. Bạn chỉ nêu ra tiêu chí khi tiêu chí đó vẫn khả thi, nhưng bạn không xét mà xét ở một tiêu chí khác thôi.
RANDOM_AVATAR
Quyen 09
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/01/16 21:35
Cảm ơn: 5 lần
Được cám ơn: 12 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi ĐOÀN THỊ NGỌC TRÂM » Thứ 4 25/05/16 9:14

Chào Bạn. Mình có vài thắc mắc nho nhỏ trong đề tài của bạn. :P
Mục đích bạn nghiên cứu đề tài "LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY" để làm rõ vấn đề gì? Về lễ hội ChoL Chnam Thmay đã có nhiều công trình nghiên cứu, điểm mới trong nghiên cứu của bạn về lễ hội này là gì?
RANDOM_AVATAR
ĐOÀN THỊ NGỌC TRÂM
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 5 14/01/16 21:55
Cảm ơn: 14 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 4 25/05/16 9:42

Quyen 09 đã viết:Trong sơ đồ ở phần không gian bạn chọn Bắc, Trung, Nam Bộ thì miễn cưỡng quá vì rõ ràng bắc và trung đâu có người Khmer. Bạn chỉ nêu ra tiêu chí khi tiêu chí đó vẫn khả thi, nhưng bạn không xét mà xét ở một tiêu chí khác thôi.

Chào chị Quyên! Em cảm ơn đóng góp của chị cho bài của em ạ! Vì đây là tết cuả người Khmer nên em muốn so sánh với các tết khác của các dân tộc khác ở bắc bộ và trung bộ để tìm ra nét đặc trưng và đặc sắc ạ!
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 4 25/05/16 9:45

ĐOÀN THỊ NGỌC TRÂM đã viết:Chào Bạn. Mình có vài thắc mắc nho nhỏ trong đề tài của bạn. :P
Mục đích bạn nghiên cứu đề tài "LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY" để làm rõ vấn đề gì? Về lễ hội ChoL Chnam Thmay đã có nhiều công trình nghiên cứu, điểm mới trong nghiên cứu của bạn về lễ hội này là gì?

Cảm ơn chị Trâm đã đóng góp cho bài của em. Em cũng thấy nhiều bài nghiên cứu nhưng qua chuyến thực tế ở Hà Tiên em có được tham dự lễ hội này thì thấy nó đã biến đổi nhiều hiện nay so với những bài đã nghiên cứu ạ! Những biến đổi đó là vấn đề em muốn làm trong đề tài này. Mong chị đóng góp thêm để em làm tốt đề tài của mình
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Re: LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆ

Gửi bàigửi bởi Quyên Su » Thứ 4 25/05/16 17:06

BÀI TẬP 2:
1. Định vị đối tượng:
Chủ thể: Tết Chôl Chnam Thmây, người Khmer.
Không gian: vùng Tây Nam Bộ.
Thời gian: hiện tại.

2. Lập đề cương

DẪN NHẬP:

1. Lý do chọn đề tài

Lý do khách quan:
Việt Nam là quốc gia đa tộc người nhưng lại có thể chung sống với nhau một cách hòa bình trên cùng một lãnh thổ suốt tiến trình của dân tộc, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử nhưng mỗi tộc người đều vẫn giữ được nét bản sắc của riêng mình. Và lễ hội Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer là một điển hình cho nét đặc trưng của người Khmer ở Tây Nam Bộ, không thể hòa lẫn.
Lý do chủ quan:
Chúng tôi may mắn đã từng được đi thực tế và tham gia vào một vài lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer ở Tây Nam Bộ và chúng tôi nhận thấy có những nét rất đặc sắc trong ngày Tết của họ. Tuy nhiên, khi đọc những công trình đã từng nghiên cứu về lễ hội này thì chúng tôi thấy rằng có những đặc điểm trong phần lễ và phần hội của họ đã thay đổi rất khác.
2. Mục đích nghiên cứu
Dù rằng đề tài không còn mới nhưng sự biến tấu trong ngày Tết hiện nay của người Khmer đang ngày càng phổ biến. Vì thế chúng tôi thấy sự cấp thiết khi nghiên cứu để bảo tồn những nét bản sắc văn hóa của tộc người Khmer. Bên cạnh đó cũng chỉ ra và đưa ra một vài giải pháp cho những nhược điểm không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện nay của lễ hội.
3. Lịch sử vấn đề
Hiện nay các tài liệu nghiên cứu về tết Chôl Chnam Thmây đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhìn chung chỉ mang tính thời sự chủ yếu phục vụ cho du lịch được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng như một tài liệu tham khảo, mang tính thời sự, chưa chuyên sâu theo đúng hướng nghiên cứu về một hoạt động văn hóa dưới góc nhìn văn hóa học. Vì bất cứ lễ hội nào cũng có cái hay cái dở của nó, cần “bóc tách” cụ thể để khắc phục được những nhược điểm, đồng thời đề ra phương pháp giữ gìn phát triển nét đặc trưng của lễ hội trong tương lai.

4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tết Chol Chnam Thmay - một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer.
Chủ thể: Tết Chôl Chnam Thmây, người Khmer.
Không gian: Tây Nam Bộ.
Thời gian: hiện tại.
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, lễ hội truyền thống của người Khmer ở Tây Nam Bộ, đồng thời góp phần phát huy và bảo tồn các giá trị văn hoá đặc sắc của lễ hội.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp quan sát để tìm hiểu và phân tích lễ hội, phương pháp so sánh – loại hình để nghiên cứu những đặc điểm và tìm ra nét đặc trưng của lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer so với những tộc người khác. Phương pháp hệ thống – cấu trúc để phân tích, tổng hợp, sắp xếp thành một hệ thống chung
Nguồn tư kiệu là những lời kể của người Khmer, tài liệu sách, bài báo khoa học, trang web của người Khmer ...
7. Bố cục của luận văn
Bài luận văn chia làm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung. Khái quát về tộc người và văn hóa của người Khmer . Để từ đó làm cơ sở đi sâu vào nghiên cứu giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội và những biến đổi trong chương 2
Chương 2: Phân tích những nghi lễ đón Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer hiện nay. Qua đó, sẽ nhận thấy sự biến tấu của lễ hội trước đây và hiện nay. Cũng như những đặc trưng của lễ hội, ẩn sau đó là những mong muốn, khát khao cũng như phong tục, tín ngưỡng của người Khmer
Chương 3: Thực trạng, giải pháp bảo tồn và nâng cao giá trị của lễ hội Tết Chol Chnam Thmay ở Tây Nam Bộ.
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TỄN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.2. Nguồn gốc người Khmer ở Việt Nam.
1.2. Tín ngưỡng sơ khai của người Khmer ở Tây Nam Bộ.
1.3. Chùa – Nơi hội tụ các giá trị văn hóa của người Khmer.
1.4. Nguồn gốc và ý nghĩa của tết Chôl Chnam Thmây.
1.5. Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG II: CÁC NGHI LỄ ĐÓN TẾT CHÔL CHNAM THMAY.
2.1. Đêm Giao thừa.
2.2. Ngày thứ nhất - Chôl sangkran Thmây (ngày đầu năm mới)
2.3. Ngày thứ hai – Wonbơf: Lễ dâng cơm cho các vị Sư ở Chùa.
2.4. Ngày thứ ba - Lơm săk: Còn gọi là ngày Lễ tắm Phật.
2.5. Một số nghi lễ khác.
2.6. Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ LỄ HỘI TẾT CHÔL CHNAM THMAY Ở ĐB. SÔNG CỬU LONG NGÀY NAY.

3.1. Thực trạng và sự biến đổi của lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay
3.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và nâng cao giá trị lễ hội.
3.3. Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
RANDOM_AVATAR
Quyên Su
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 24/02/16 19:16
Cảm ơn: 18 lần
Được cám ơn: 17 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách