Bài tập thực hành 1:
1. Phân tích cấu trúc của tên đề tài:
[Giá trị văn hoá] của [lễ hội đua ghe Ngo] của [người Khmer] vùng [Tây Nam Bộ]
2.Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa lễ hội (cụ thể là lễ hội đua ghe Ngo)
- Chủ thể: người Khmer
- Không gian: Tây Nam Bộ (điển hình là ở tỉnh Sóc Trăng)
- Thời gian: toàn thời gian
3. Lập sơ đồ

4. Xác định các cặp đối lập cơ bản
- Văn hóa lễ hội >< Văn hoá nghệ thuật/tôn giáo và các thành tố văn hoá khác thuộc văn hoá tinh thần
- Người Khmer>< Người Kinh, người Hoa, Người Chăm
- Vùng Tây Nam Bộ (điển hình là tỉnh Sóc Trăng) >< các vùng văn hoá khác có người Khmer sinh sống và có tổ chức lễ hội đua ghe Ngo
=> Vấn đề cần đi sâu nghiên cứu:
- Đặc trưng của lễ hội đua ghe Ngo ở Sóc Trăng như là nơi tập trung nhiều đồng bào Khmer nhất trong cả nước so với các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Kiên Giang...?
- Giá trị văn hoá tinh thần của lễ hội đua ghe Ngo đối với giữ gìn bản sắc của tộc người Khmer và vấn đề bảo tồn, phát huy.