Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 4 19/02/14 21:37

I. Các cặp phạm trù đối lập
Tính cách “Nịnh” >< Tính ngay thẳng, chính trực, tính sỉ diện…
Không nhân cách >< Nhân cách
Khôn khéo trong giao tiếp >< không khôn khéo trong giao tiếp
Được lòng người >< mất lòng người
Thuận lợi trong công việc. (Được) >< không thuận lợi trong công việc. (Mất)
II. Phân tích từng cặp đối lặp bằng phương pháp dịch lý
2.1 Tính tương hiện
Từ xưa đến nay, chúng ta thường hay quan niệm “Nịnh” là một thói xấu, nhưng ở một phương diện nào đó, “Nịnh” giúp cho con người đạt được những lợi ích cần thiết, giúp vượt qua những khó khăn, nguy hiểm… Từ xưa, nhiều nhân vật làm nên lịch sử nhờ tính cách “Nịnh” – “nếm mật nằm gai” để tồn tại, vì “muốn làm chuyện lớn phải hy sinh chuyện nhỏ”...
“Nịnh” cũng là một “nghệ thuật” trong cách ứng xử của người với người. Vì bản chất của tính cách “Nịnh” (chủ thể Nịnh ý thức được) là tạo được sự hài lòng cho người khác và cộng đồng trong giao tiếp hàng ngày.
Tính cách “Nịnh” cũng là “bức tường” gián tiếp quan trọng giúp cho chủ thể giữ được hài hòa trong cuộc sống hàng ngày, tránh mất lòng người. Ngày xưa ông bà ta đã từng có câu “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết là không chết”; hay cách ứng xử linh hoạt “gió chiều nào xuôi theo chiếu đó”… – là nội dung biểu hiện của hình thức “Nịnh”.
2.2 Tính tương hóa
“Nịnh” cũng được xem là một “nghệ thuật” trong văn hóa ứng xử - giao tiếp giữa người với người, người với xã hội. Nhưng, “Nịnh” ở một mức độ nào đó có thể chấp nhận được là “nghệ thuật giao tiếp”, và “Nịnh” trở thành “trò cười” và gây phản cảm cho công chúng cũng như chính người được “Nịnh”.
“Nịnh” ở mức độ vừa phải, cần “Nịnh” lúc nào, bằng lời lẽ gì, trực tiếp hay gián tiếp… có thể “lấy” được lòng người và mất lòng người. Vì vậy trong tính cách “Nịnh” tồn tại hai mặt “văn hóa” (được lòng một hoặc nhiều người, hay còn gọi là “Nịnh đầm”, “biết cách Nịnh”…) và “phản văn hóa” (mất lòng một hoặc nhiều người, hay còn gọi “Nịnh vô tội vạ”, “Nịnh lộ”...).
Nếu trong giao tiếp hàng ngày, chủ thể giao tiếp không biết “Nịnh” (cách ứng xử xét trong hệ tọa độ K – C – T) mà quá ngay thẳng thì, bản thân chủ thể giao tiếp với một hay nhiều đối tượng giao tiếp sẽ thiếu tình cảm; chủ thể không đạt được mục đích giao tiếp, thậm chí kết quả còn ngược lại…
2.3 Tính hướng hòa
Mục đích của giao tiếp là tạo quan hệ và duy trì tình cảm, vì vậy, “Nịnh” cũng là một hình thức để duy trì quan hệ giao tiếp và duy trì tình cảm giữa người với người.
“Nịnh” ở một C – T – K nào đó được xem là yếu tố quan trọng giúp đạt được mục đích cao hơn trong giao tiếp, đạt được nhiều mục tiêu to lớn hơn… mà người mang tính cách quá ngay thẳng sẽ không thể đạt được, cũng như ông bà ta đã từng nói “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”…
3. Phân tích tên đề tài
Từ khóa: Tính cách, “Nịnh”, góc nhìn văn hóa
Tập tin đính kèm
SƠ ĐỒ....doc
(208.5 KiB) Đã tải về 1611 lần
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 4 19/02/14 21:40

[quote="nguyenhieu"]I. Các cặp phạm trù đối lập
Tính cách “Nịnh” >< Tính ngay thẳng, chính trực, tính sỉ diện…
Không nhân cách >< Nhân cách
Khôn khéo trong giao tiếp >< không khôn khéo trong giao tiếp
Được lòng người >< mất lòng người
Thuận lợi trong công việc. (Được) >< không thuận lợi trong công việc. (Mất)
II. Phân tích từng cặp đối lặp bằng phương pháp dịch lý
2.1 Tính tương hiện
Từ xưa đến nay, chúng ta thường hay quan niệm “Nịnh” là một thói xấu, nhưng ở một phương diện nào đó, “Nịnh” giúp cho con người đạt được những lợi ích cần thiết, giúp vượt qua những khó khăn, nguy hiểm… Từ xưa, nhiều nhân vật làm nên lịch sử nhờ tính cách “Nịnh” – “nếm mật nằm gai” để tồn tại, vì “muốn làm chuyện lớn phải hy sinh chuyện nhỏ”...
“Nịnh” cũng là một “nghệ thuật” trong cách ứng xử của người với người. Vì bản chất của tính cách “Nịnh” (chủ thể Nịnh ý thức được) là tạo được sự hài lòng cho người khác và cộng đồng trong giao tiếp hàng ngày.
Tính cách “Nịnh” cũng là “bức tường” gián tiếp quan trọng giúp cho chủ thể giữ được hài hòa trong cuộc sống hàng ngày, tránh mất lòng người. Ngày xưa ông bà ta đã từng có câu “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết là không chết”; hay cách ứng xử linh hoạt “gió chiều nào xuôi theo chiếu đó”… – là nội dung biểu hiện của hình thức “Nịnh”.
2.2 Tính tương hóa
“Nịnh” cũng được xem là một “nghệ thuật” trong văn hóa ứng xử - giao tiếp giữa người với người, người với xã hội. Nhưng, “Nịnh” ở một mức độ nào đó có thể chấp nhận được là “nghệ thuật giao tiếp”, và “Nịnh” trở thành “trò cười” và gây phản cảm cho công chúng cũng như chính người được “Nịnh”.
“Nịnh” ở mức độ vừa phải, cần “Nịnh” lúc nào, bằng lời lẽ gì, trực tiếp hay gián tiếp… có thể “lấy” được lòng người và mất lòng người. Vì vậy trong tính cách “Nịnh” tồn tại hai mặt “văn hóa” (được lòng một hoặc nhiều người, hay còn gọi là “Nịnh đầm”, “biết cách Nịnh”…) và “phản văn hóa” (mất lòng một hoặc nhiều người, hay còn gọi “Nịnh vô tội vạ”, “Nịnh lộ”...).
Nếu trong giao tiếp hàng ngày, chủ thể giao tiếp không biết “Nịnh” (cách ứng xử xét trong hệ tọa độ K – C – T) mà quá ngay thẳng thì, bản thân chủ thể giao tiếp với một hay nhiều đối tượng giao tiếp sẽ thiếu tình cảm; chủ thể không đạt được mục đích giao tiếp, thậm chí kết quả còn ngược lại…
2.3 Tính hướng hòa
Mục đích của giao tiếp là tạo quan hệ và duy trì tình cảm, vì vậy, “Nịnh” cũng là một hình thức để duy trì quan hệ giao tiếp và duy trì tình cảm giữa người với người.
“Nịnh” ở một C – T – K nào đó được xem là yếu tố quan trọng giúp đạt được mục đích cao hơn trong giao tiếp, đạt được nhiều mục tiêu to lớn hơn… mà người mang tính cách quá ngay thẳng sẽ không thể đạt được, cũng như ông bà ta đã từng nói “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”…
3. Phân tích tên đề tài
Từ khóa: Tính cách, “Nịnh”, góc nhìn văn hóa
SƠ ĐỒ....doc
(208.5 KiB) Đã tải về 1592 lần
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi Mai Thị Minh Thuy » Thứ 4 19/02/14 22:07

Theo mình nghĩ, tính tương hiện bạn viết chỉ mới nêu ra được một chiều (mặt tích cực của "nịnh") thôi, chưa thấy chiều ngược lại là những mặt tiêu cực của "Nịnh".
Bạn chưa xác định cấu trúc ngữ pháp của tên đề tài
Sơ đồ phân tích tên đề tài quá rối rắm, (tạm thời mình chưa nghĩ ra phải sửa thế nào)
RANDOM_AVATAR
Mai Thị Minh Thuy
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 3 24/09/13 21:27
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 5 20/02/14 12:28

Cảm ơn bạn Minh Thuy đã góp ý, mình sẽ chỉnh sửa lại trong quá trình thực hiện đề tài này; còn sơ đồ tạm thời mình chưa nghĩ ra một cấu trúc hợp lý và dễ nhận diện, mình sẽ làm sơ đồ mới bổ sung sau...
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

ĐỀ CƯƠNG: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 4 26/02/14 20:43

TÍNH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khái niệm tính “Nịnh”
3.1.2 Biểu hiện của “Nịnh” theo quan niệm dân gian
3.1.3 Biểu hiện của “Nịnh” theo quan điểm Nho giáo
3.1.4 Biểu hiện của “Nịnh” theo quan đểm phương Tây
3.2 Những hiện tượng điển hình được xem là “Nịnh” trong lịch sử, trong văn học
3.2.1 Trong lịch sử
3.2.2 Trong văn học
3.3 Tính “Nịnh” dưới cái nhìn của xã hội xưa và nay
3.3.1 Quan niệm “Nịnh” là tính xấu của con người
3.3.2 “Nịnh” là một cách sống
3.4 Tính “Nịnh” dưới góc nhìn văn hóa giao tiếp
3.4.1. Khái niệm văn hóa giao tiếp
3.4.2 Nguyên nhân dẫn đến tính “Nịnh”
3.4.3 Tính “Nịnh” – một yếu tố của văn hóa giao tiếp
3.4.3.1 Tính lợi của “Nịnh” nhìn từ chủ thể
3.4.3.2 Tính lợi của “Nịnh” nhìn từ khách thể
IV. KẾT LUẬN
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Như Ý (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2009.
- Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách Khoa, 2010.
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Hán Việt, Nxb. Tổng hợp TP.HCM, 2011.
- Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (bản điện tử).
- Phương Thư (St&Bs), Ca dao, Tục ngữ Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, 2010.
- Bích Thu - Lưu Khánh Thơ - Bùi Việt Thắng (tuyển chọn), Tuyển tập truyện ngắn lãng mạn (1930-1945), Nxb. Văn học, 2003.
- Phạm Thu Trang-Chu Quang Thắng (tuyển chọn), Tuyển tập truyện ngắn hiện thực Việt Nam (1930-1945), Nxb. Văn học, 2010.
- Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, Nxb. Trẻ, 2009.
- Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Thuật xử thế của người xưa, Nxb. Trẻ, 2013.
- http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/b ... -ninh-not/
- http://www.congchungthanglong.vn/viewer ... d=407&l=VN
- http://dantri.com.vn/nghe-nghiep/nghe-t ... 628612.htm
- http://4phuong.net/ebook/16210187/74759 ... -than.html
- http://news.go.vn/chuyen-dong/tin-16531 ... eu-tet.htm
- https://vn.answers.yahoo.com/question/i ... 749AAvrWDu
- http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=26884
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 5 27/02/14 7:14

Sao mà mình tải mấy cái ảnh bài làm lên xong click vào xem thì nó hiện cái quái gì lên ấy, toàn là ảnh "phim đen" không hà. Sao kỳ vậy, bạn nào biết hướng dẫn mình để đừng bị lỗi này...
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 5 27/02/14 9:38

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi bety86 » Thứ 5 27/02/14 21:18

Chào bạn, mình cũng gặp trừng hợp giống như bạn khi mở tập tin đính kèm để xem. Và mình đã biết tại sao. Khi bạn chọn phần chèn hình ảnh vào bài viết sẽ hiện lên khung với nhiều mục chọn, trong khung Image content bạn cick vào FAMILY safe, đừng chọn ADULT content nhé. khi đó người mở xem sẽ không bị trường hợp trên
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
bety86
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 2 17/02/14 13:59
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Đề tài: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 4 05/03/14 21:33

Cảm ơn bety đã hướng dẫn, mình đã thực hiện được rồi bạn ạ!
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

SỬA ĐỀ CƯƠNG: TÍNH CÁCH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Gửi bàigửi bởi nguyenhieu » Thứ 4 05/03/14 21:36

TÍNH “NỊNH” DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

I. DẪN NHẬP
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
1.7 Bố cục bài tiểu luận (Luận văn)
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Khái lược về tính “Nịnh” và biểu hiện của “Nịnh” theo quan điểm phương Đông và phương Tây
1.1Giải thích từ ngữ
1.2 Khái niệm tính “Nịnh”
1.3 Biểu hiện của “Nịnh” theo quan niệm dân gian
1.4 Biểu hiện của “Nịnh” theo quan điểm Nho giáo
1.5 Biểu hiện của “Nịnh” theo quan đểm phương Tây
Chương II: Khảo sát tính “Nịnh” trong lịch sử, trong các loại hình nghệ thuật, và quan niệm về tính “Nịnh” trong xã hội xưa và nay
2.1 Tính “Nịnh” trong lịch sử
2.2 Tính “Nịnh” trong các loại hình nghệ thuật
2.3 Tính “Nịnh” dưới cái nhìn của xã hội xưa và nay
2.3.1 Nguyên nhân dẫn đến tính “Nịnh”
2.3.2 Quan niệm “Nịnh” là tính xấu của con người
2.3.3 “Nịnh” là một cách sống
Chương III: Tính “Nịnh” dưới góc nhìn văn hóa giao tiếp
3.4.1. Khái niệm văn hóa giao tiếp
3.4.3 Tính “Nịnh” – một yếu tố của văn hóa giao tiếp
3.4.3.1 Tính lợi của “Nịnh” nhìn từ chủ thể
3.4.3.2 Tính lợi của “Nịnh” nhìn từ khách thể
KẾT LUẬN



Tài liệu tham khảo:
- Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách Khoa, 2010.
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Hán Việt, Nxb. Tổng hợp TP.HCM, 2011.
- Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. TP.HCM, 1997.
- Trần Ngọc Thêm (chủ biên), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, Nxb. Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM, 2013.
- Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, Nxb. Trẻ, 2009.
- Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (bản điện tử).
- Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Thuật xử thế của người xưa, Nxb. Trẻ, 2013.
- Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Trang Tử tinh hoa, Nxb. Trẻ, 2013.
- Phạm Bích Hợp, Hoàn cảnh lịch sử và tính cách người nông dân Nam Bộ. Nguồn: Tạp chí Xã hội học số 1 (53), 1996.
- GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Tính cách người Hà Nội hôm qua, hôm nay và ngày mai. Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/ ... _id=427631
- Mai Bá Ẩn, Tính cách người Quảng Ngãi qua ca dao, dân ca Quãng Ngãi. Nguồn: http://me.zing.vn/zb/dt/luuchuong_gl195 ... m=category
- Phan Thành Nhâm, Tính hai mặt trong tính cách con người Việt Nam. Nguồn: http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/1169/1/02050000855
- An Nhiên, Tính cách “dị biệt” của người Việt – Thiếu văn hóa tranh luận. Nguồn: http://kienthuc.net.vn/giai-ma/tinh-cac ... 69959.html
- TS. Nguyễn Văn Trần, Cộng đồng và dân chủ qua nếp sống văn hóa người Việt. Nguồn: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/hoabinh/danchu.htm
- Nguyễn Thừa Hỷ, Nhân cách của người Nho sĩ quan liêu thời Lê – Trịnh. Nguồn: http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van- ... trinh.html
- Vũ Lụa, Thói quen tọc mạch chủ yếu của người miền Bắc. Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/87482/ ... n-bac.html
- Đô thị và sự hoang vu tính cách. Nguồn: Người đô thị số 14 ngày 19/12/2013
- Nguyễn Thái Sơn, Tính cách người nông dân Việt Nam qua một số tác phẩm văn xuôi thời kỳ đổi mới nhìn từ văn hóa học. Nguồn: http://www.vanhoahoc.vn/dao-tao-huan-lu ... pham-.html
- Tính cách con người trong công ty. Nguồn: http://www.blogphongthuy.com/tinh-cach- ... ng-ty.html
- Ths. Huỳnh Thị Lan Phương, Tính cách người nông dân Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Nguồn: http://se.ctu.edu.vn/bmnv/index.php?opt ... &Itemid=49
- http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/b ... -ninh-not/
- http://www.congchungthanglong.vn/viewer ... d=407&l=VN
- http://dantri.com.vn/nghe-nghiep/nghe-t ... 628612.htm
- http://4phuong.net/ebook/16210187/74759 ... -than.html
- http://news.go.vn/chuyen-dong/tin-16531 ... eu-tet.htm
- https://vn.answers.yahoo.com/question/i ... 749AAvrWDu
- http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=26884
- http://kynangsong.xitrum.net/giadinh/175.html
RANDOM_AVATAR
nguyenhieu
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 21:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách

cron