Bài tập 3Lập đề cương chi tiếtDẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn với sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh, kéo theo đó là những hiện tượng văn hóa mới xuất hiện, trong đó có hiện tượng yêu đồng tính, tuy không phải là hiện tượng mới mẻ nhưng trong khoản 5 năm trở lại đây hiện tượng đồng tính ngày càng trở thành vấn đề xã hội nóng bổng, những người yêu đồng tính ngày càng nhiều và họ công khai đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, quyền được pháp luật công nhận, quyền được đổi tên và chuyển giới …. Những người yêu đồng tính cũng đa dạng từ những người làm lao động tự do cho đến nhân viên, công chức … họ còn tổ chức những diễn đàn như
http://www.gayvietnam,
http://www.thegioithu3,
http://www.adamzone, … để trao đổi những vấn đề về tình yêu, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, kinh nghiệm …., họ cũng tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, tổ chức các hoạt động truyền thông của giới …. Điều này cho thấy tất cả họ đều là những con người bình thường, có đóng góp cho xã hội, và khát khao được xã hội công nhận.
Xã hội Việt Nam, bị ảnh hưởng nhiều từ Nho giáo thì việc đề cao vai trò của người đàn ông như là bậc trượng phu, phải gánh vác việc gia đình, việc nói dõi tông đường là trách nhiệm của người đàn ông, vì vậy mà trong quá khứ những người đàn ông dù bẩm sinh sinh ra đã là ái nam ái nữ nhưng họ vẫn dấu kín thân phận mình và vẫn cố gắng thực hiện nghĩa vụ làm con trai trong gia đình. Tuy nhiên khi điều kiện xã hội đã rộng mở hơn, dễ dàng chấp nhận cái mới thì giống như một điều kiện xúc tác cho nhân cách của những người đồng tính trỗi dậy, đồng thời việc khủng hoảng về những giá trị đạo đức, giá trị tinh thần, giá trị trong gia đình cũng làm cho những người đồng tính hành động mạnh mẽ hơn trong việc đòi được nhìn nhận giới tính thật hay cũng chính điều này dẫn đến một số người bản chất sinh học không phải là đồng tính nhưng bổng nhiên có xu hướng đồng tính do họ mất niềm tin về những giá trị như tình yêu, gia đình, xã hội … vậy hiện tượng đồng tính nổi lên nóng bổng trong thời gian gần đây căn nguyên của nó từ đâu, người đồng tính có nên được pháp luật và xã hội thừa nhận … những vấn đề này sẽ được lý giải trong đề tài thông qua việc xem xét dưới 3 góc độ nhận thức, tổ chức và ứng xử của người đồng tính với gia đình, xã hội và với những người đồng tính với nhau.
2. Mục đích nghiên cứuMục đích nghiên cứu đề tài này nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn đúng đắn về hiện tượng yêu đồng tính hiện nay, lý giải căn nguyên của nó bằng góc nhìn văn hóa. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm điều chỉnh hành vi xã hội của những người yêu đồng tính cho phù hợp, đồng thời giúp những người làm quản lý nhà nước, những người hoạch định chính sách, pháp luật có cái nhìn khách quan và cơ sở để đề ra chính sách, pháp luật liên quan đến người đồng tính.
3. Lịch sử vấn đềCác nghiên cứu tại Việt Nam
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề đồng tính, tuy nhiên chủ yếu tập trung nghiên cứu theo hướng xã hội học về những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, chống kỳ thị, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm do quan hệ tình dục đồng giới như một số đề tài:
- Nghiên cứu về Nam giới có quan hệ tình dục nam giới ở Hà Nội năm 2005, nghiên cứu dưới góc độ “đặc điểm xã hội và vấn đề sức khỏe tình dục” – Khuất Thu Hồng , viên nghiên cứu phát triển xã hội Hà Nội.
- Chương trình thay đổi hành vi tình dục và giảm lây nhiễm HIV/STIs trong giới đồng tính tại Việt Nam, FHI– tổ chức sức khỏe gia đình thế giới.
- Nghiên cứu hành vi tình dục và giảm lây nhiễm HIV/STIs của nam đồng tính Việt Nam, Viện dịch tễ Trung ương năm 2004.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là những người đồng tính ở phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đóng góp khoa học: là tài liệu tham khảo, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho những người nghiên cứu
Đóng góp thực tiễn: Giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn hơn về giới đồng tính, để có lối ứng xử hài hòa giữa người đồng tính với gia đình và xã hội.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Phương pháp nghiên cứu : sử dụng phương pháp tổng hợp trong nghiên cứu văn hóa học, trong đó chủ yếu là phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình và cách tiếp cận liên ngành.
Nguồn tư liệu cho công trình nghiên cứu: sách, báo, tạp chí, báo mạng, số liệu của các ngành khoa học xã hội, báo cáo của các chương trình nghiên cứu.
6. Bố cục luận văn Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn có bố cục chia làm 4 chương.
Chương một: Cơ sở lý luận và thực tiễn - là những vấn đề mang tính lý luận chung để làm cơ sở cho hai chương tiếp theo.
Chương hai: Văn hóa nhận thức của những người đồng tính. – Ở đây sẽ nêu lịch sử đồng tính ở Việt Nam, phân tích nhận thức của của xã hội với người đồng tính và người đồng tính với xã hội, từ đó chỉ ra căn nguyên của hiện tượng đồng tính.
Chương ba: Văn hóa tổ chức của người đồng tính – Trong chương này sẽ đi vào phân tích việc tổ chức đời sống tập thể hay việc tổ chức đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng người đồng tính và tổ chức đời sống cá nhân của người đồng tính.
Chương bốn: Văn hóa ứng xử của người đồng tính – trong chương này sẽ nghiên cứu và phân tích ứng xử của người đồng tính với xã hội, gia đình và giữa những người đồng tính với nhau.
Các chương được trình bày theo bố cục như sau:
Dẫn nhập Chương một : Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Các phương pháp và lý thuyết ứng dụng trong đề tài này.
1.2 Lịch sử về đồng tính.
1.3 Các khái niệm.
1.4 Thực trạng người đồng tính hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu kết chương một.
Chương hai: Văn hóa nhận thức của người đồng tính2.1 Người đồng tính trong xã hội Việt Nam trước hội nhập
2.2 Người đồng tính trong xã hội Việt Nam sau hội nhập
Tiểu kết chương hai.
Chương ba: Văn hóa tổ chức của người đồng tính 3.1 Tổ chức đời sống tập thể
3.1.1 Các điểm hẹn của người đồng tính
3.1.2. Tổ chức các sự kiện đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người đồng tính.
3.1.3. Phương tiện truyền thông với người đồng tính.
3.2 Tổ chức đời sống cá nhân
3.2.1 Tình yêu và hôn nhân
3.2.2. Nhu cầu, xu hướng thẩm mỹ cá nhân.
3.2.3. Việc làm của người đồng tính.
Tiểu kết chương ba.
Chương bốn: Văn hóa ứng xử của người đồng tính4.1 Văn hóa ứng xử của người đồng tính với xã hội
4.1.1 Đồng tính lộ hay đồng tính kín.
4.1.2 Đối phó với pháp luật.
4.2 Văn hóa ứng xử của người đồng tính với gia đình.
4.2.1 Người đồng tính trong gia đình truyền thống
4.2.2 Người đồng tính trong gia đình hiện đại
4.3 Văn hóa ứng xử của những người đồng tính với nhau
4.3.1 Quan hệ tình bạn.
4.3.2 Quan hệ tình yêu.
4.3.3 Quan hệ hôn nhân.
Tiểu kết chương 4
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Bài tập 41.Sưu tầm tư liệu đa ngành, đa công cụ, đa ngôn ngữ, đa chủng loại, đa phương tiện một cách hệ thống phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học đã chọn.Tư liệu đa ngành: - Nghiên cứu về Nam giới có quan hệ tình dục nam giới ở Hà Nội năm 2005, nghiên cứu dưới góc độ “đặc điểm xã hội và vấn đề sức khỏe tình dục” – Khuất Thu Hồng , viên nghiên cứu phát triển xã hội Hà Nội.
- Chương trình thay đổi hành vi tình dục và giảm lây nhiễm HIV/STIs trong giới đồng tính tại Việt Nam, FHI– tổ chức sức khỏe gia đình thế giới.
- Nghiên cứu hành vi tình dục và giảm lây nhiễm HIV/STIs của nam đồng tính Việt Nam, Viện dịch tễ Trung ương năm 2004.
Tư liệu đa chủng loại: - Nguyễn Thơ Sinh, Lesbian và gay, NXB trẻ, 2007.
- Bùi Anh Tấn, Bướm đêm, NXB Thanh niên, 2007.
- Hoàng Nguyên, Đoan Trang, Bóng, NXB Văn học, 2012.
- Trần Bồng Sơn, Người đàn ông lấy vợ, NXB Trẻ, 2000.
- Trần Bồng Sơn, chuyện vợ chồng, NXB Trẻ, 2001.
Tư liệu đa phương tiện, đa công cụ:- Website thegioithu3.vn
- Website adamzone.vn
- Website Nam-man.vn
- Website 24h.com.vn
- Website saosongtu.org
- Website boyvn.com
- Website thanhnien.com.vn
- Website tuoitre.com.vn
- Website vnexpress.com
- Từ điển bách khoa thư Wikipedia