ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ĐNA

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

Re: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ĐNA

Gửi bàigửi bởi luala » Thứ 2 12/03/12 16:33

Bài tập 6: Tìm định nghĩa cho khái niệm “Nghệ thuật”

1. Tìm tất cả các định nghĩa hiện có:

1.1 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87_thu%E1%BA%ADt)
 Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Theo ý nghĩa này thường là các loại hình nghệ thuật khác nhau.
 Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến. Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sĩ cụ thể nào đó.
 Được gọi là nghệ thuật là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt. Chẳng hạn nghệ thuật viết báo, nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật đắc nhân tâm... Theo nghĩa này thường là một tài khéo đặc biệt nào đó.
 "Nghệ thuật đấy là ngữ cảnh địa phương của cá nhân và cộng đồng". Đây là quan điểm đương đại về nghệ thuật và được đa số học giả chấp nhận.
1.2 Theo Từ điển tiếng Việt 2005 của Viện Ngôn ngữ Học Việt Nam
Định nghĩa từ điển
Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm.
Đó là cách định nghĩa của từ điển Việt Nam, nhưng thực tế cho thấy tại Việt Nam có nhiều hình thái ý thức được coi là nghệ thuật chỉ dưới con mắt của một số người, phần đông còn lại không hiểu ý nghĩa mà hình thái đó muốn truyền tải và cho rằng đó là vô nghĩa. Lý do ở đây là không phải nghệ thuật lúc nào cũng phải sinh động, cụ thể và gợi cảm, nói đúng hơn là không phải ai cũng nhìn hình thái đó một cách sinh động, cụ thể hay gợi cảm. Có một câu nói khá thú vị về nghệ thuật có thể bổ sung vào để giúp bạn hiểu rõ hơn: "Nghệ thuật không phải là sự thật khách quan, đó chỉ là những sự thật khác nhau qua những lăng kính khác nhau" hay một định nghĩa đã được nêu ở trên: "Nghệ thuật đấy là ngữ cảnh địa phương của cá nhân và cộng đồng".
Ở Việt Nam, nghệ thuật thường đi liền với văn học. Ta có thể bắt gặp các từ ngữ như văn nghệ, giới văn nghệ sĩ, văn học-nghệ thuật,... trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, văn học chỉ là một phạm trù của nghệ thuật. Có thể là vì văn học được coi là phạm trù nghệ thuật quan trọng nhất tại Việt Nam.
Định nghĩa mới
Nghệ thuật là sự liên kết (sự rung động) giữa người sáng tác (nghệ sỹ) và người thưởng thức, bằng các thủ pháp nghệ thuật thông qua tác phẩm tác động vào ý thức thẩm mỹ của họ, hướng con người tới giá trị thẩm mỹ cao hơn
1.3 Theo diễn đàn Nghệ thuật của Nguyễn Đình Đăng (http://www.talawas.org/) / (http://ribf.riken.go.jp/~dang/whoarewe/ ... atlagi.htm)

Thời Cổ đại, người ta chia nghệ thuật ra làm bảy loại hình nghệ thuật tự do (artes liberales) là: trivium (3 con đường) bao gồm: Văn phạm, Logic, Hùng biện; và quadrivium (4 con đường) bao gồm: Số học (lý thuyết về các con số), Hình học (các con số trong không gian), Âm nhạc (các con số trong thời gian), và Thiên văn học (các con số trong không gian và thời gian). Mẹ của cả 7 nghệ thuật đó là Triết học. Các nghệ thuật mang tính kỹ thuật như kiến trúc, nông nghiệp, hội họa, điêu khắc, và các nghề thủ công khác được xếp ở hàng thấp hơn.

Thời Trung cổ, nghệ thuật được coi là đứa con của tự nhiên. Dần dần nghệ thuật chỉ còn là những gì mà người xưa coi là nghề thủ công. Từ “nghệ thuật” đòi hỏi một cái gì đó được tạo nên một cách khéo léo bởi người nghệ sĩ. Có điều chính các nghệ sĩ đã phá bỏ các hạn chế do các định nghĩa loại đó tạo ra, thách thức các định kiến của chúng ta, và vượt xa các triết gia, các nhà tâm lý học và phê bình, chứ đừng nói chi đến đại chúng.

Ngày nay, thật khó định nghĩa được nghệ thuật. Đã qua rồi cái thời có thể chỉ ra được cái gì là nghệ thuật, cái gì không phải là nghệ thuật. Sau khi Marcel Duchamp triển lãm chậu đi tiểu vào năm 1917 tại New York, hay Andy Warhol bày ra các tranh in lưới hàng loạt các đồ hộp giống nhau như đúc vào những năm 1962 - 1964, thì bất cứ cái gì cũng có thể là nghệ thuật. Quan niệm này có vẻ phù hợp với nghệ thuật đương đại.

2. Phân tích từng định nghĩa:

Hình ảnh

3. Phân loại định nghĩa, xác định những nét chung có thể tiếp thu, những đặc trưng sai/ thiếu cần bổ sung, sửa chữa.
Theo đặc trưng giống: sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức (theo Wikipedia); hình thái ý thức xã hội đặc biệt ( Từ điển tiếng Việt 2005 của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam); bảy loại hình nghệ thuật tự do – đứa con của tự nhiên – bất cứ cái gì ( diễn đàn nghệ thuật của Nguyễn Đình Đăng)

Tuy mỗi định nghĩa sử dụng một số ngôn từ khác biệt nhau (những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mỹ; cái hay cái đẹp; hoàn hảo- điêu luyện; đặc biệt; khéo léo..), nhưng chung quy lại vẫn là thể hiện ý nghĩa sự đặc biệt, hoàn hảo của nghệ thuật, khác và trên mức thông thường so với những giá trị vật chất và tinh thần khác (phi nghệ thuật) trong cuộc sống.

4. Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của chúng:
Văn hóa và Văn hóa nghệ thuật

5. Xác định đặc trưng giống (khái niệm rộng hơn cùng loại):
Sự sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật thể hay phi vật thể

6. Xác định đặc trưng loài (khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm khác cùng bậc):
6.1 Đạt đến một độ hoàn hảo trên mức thông thường (phân biệt với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới chỉ đạt độ hoàn hảo ở mức thông thường)
6.2 Chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng- thẩm mỹ (phân biệt với những giá trị mang tính lịch sử, xã hội, ..)
6.3 Làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm của người thưởng thức (phân biệt với những giá trị mang không truyền tải cảm xúc đến cho người thưởng thức - vô cảm)

Sản phẩm sơ bộ: Nghệ thuật là những giá trị văn hóa vật chất hay tinh thần, đạt đến một độ hoàn hảo trên mức thông thường và chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm của người thưởng thức

7. Lập sơ đồ, kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức và nội dung:

Hình ảnh

Cảm xúc là khái niệm có thể bao trùm lên tư tưởng và tình cảm. Bỏ bớt thuật ngữ “tư tưởng, tình cảm” để tránh lủng củng.

Sản phẩm cuối cùng: Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật thể hay phi vật thể, đạt đến một độ hoàn hảo trên mức thông thường và chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, làm rung động cảm xúc của người thưởng thức.
RANDOM_AVATAR
luala
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 5 16/02/12 9:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ĐNA

Gửi bàigửi bởi luala » Thứ 4 14/03/12 8:32

Bài tập 7:

Lựa chọn 2 khái niệm (ngẫu nhiên) và tiến hành lập bảng so sánh


Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
luala
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 5 16/02/12 9:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ĐNA

Gửi bàigửi bởi luala » Thứ 4 18/04/12 12:39

Bài 8: Chọn nội dung thích hợp trong đề tài của mình sau đó vận dụng phương pháp loại hình nhằm phát hiện ra những tri thức mới:

* Lựa chọn hệ thống loại hình
Các loại hình nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Phật giáo ở ĐNA hiện nay vô cùng phong phú và đa dạng, Phong phú ở chỗ không chỉ dừng lại ở nghệ thuật tạo hình như những công trình kiến trúc chùa chiền hay tượng phật hoặc những bức phù điêu chạm khắc, mà còn phổ biến ở lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật ngôn từ. Trong đó, em xin chọn một phần là nghệ thuật kiến trúc để vận dụng phương pháp loại hình:
- Loại hình văn hóa nghệ thuật: những đường nét kiến trúc tỉ mỉ và sắc sảo được tạo nên từ những bàn tay và khối óc của người nghệ nhân, mang đến những công trình kiến trúc mang tầm vóc và truyền tải ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc.
- Loại hình văn hóa tôn giáo: trong từng đường nét kiến trúc hay trong các lĩnh vực biểu diễn và ngôn từ đã làm ánh lên nét văn hóa tôn giáo sáng ngời và truyền lưu đến các lớp đời về sau.

* Phân loại các phần tử của đối tượng thành các nhóm:
Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo gồm các nhóm phần tử sau:
- Chức năng: tổ chức nghi lễ, hình tượng thờ cúng
- Hình thức: công trình kiến trúc chùa chiền, tượng phật hoặc những bức phù điêu
- Đáp ứng nhu cầu: tâm linh, văn hóa nghệ thuật
- Đối tượng phục vụ: mọi người dân

* Vấn đề được rút ra sau khi áp dụng phương pháp loại hình:
- Từ xưa đến nay, kiến trúc Phật giáo là một hình thức nghệ thuật vô cùng được xem trọng vì mang ý nghĩa tôn giáo linh thiêng, được người dân tôn sùng và tín bái, tạo điều kiện cho hàng loạt kiến trúc Phật giáo ra đời và phát triển. Nhưng với xu hướng phát triển du lịch hiện nay ở các địa phương, đặc biệt là ở những nơi phát triển du lịch tâm linh, nơi có những chùa chiền, tượng Phật, phù điêu cổ linh thiêng thì việc bảo tồn và giữ gìn ý nghĩa sáng đẹp của các kiến trúc văn hóa Phật giáo này cũng đang dần bị mai một:
- Ta có thể rút ra được những mặt tích cực và hạn chế:
+ Mặt tích cực: Các loại hình nghệ thuật kiến trúc sau khi được đưa vào và phát triển bằng du lịch tâm linh thì được rất nhiều người biết đến và quan tâm, mang ý nghĩa và hình ảnh Phật giáo đi xa và rộng trong xã hội. Chính phủ các nước và các cấp chính quyền quan tâm tu sửa, tôn tạo, giữ gìn để có thể mở rộng và phát triển hơn nữa loại hình du lịch mang nhiều lợi ích này.
+ Mặt hạn chế: Do càng ngày ý thức về tôn giáo của người dân ngày càng một thay đổi, tâm thức sùng bái cũng đã chuyển mình thay đổi theo nền kinh tế thực dụng, do đó những ý nghĩa cao đẹp của tôn giáo cũng không còn được như trước. Đặc biệt khi mở rộng du lịch đồng nghĩa với việc mở rộng chủ thể từ những người theo đạo Phật chuyển ra thành toàn bộ người dân, khi chủ thể và không gian thay đổi sẽ kéo theo làm thay đổi hình thức và ý nghĩa linh thiêng của các hình thức kiến trúc Phật giáo.
RANDOM_AVATAR
luala
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 5 16/02/12 9:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến245 khách