Bạn đang xem trang 2 / 3 trang

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 24/02/12 14:21
gửi bởi hoabanglang
Theo mình được biết thì Akido Nhật Bản có 2 trường phái: cổ điển và hiện đại. Nếu có thể bạn nên thêm phần phân loại 2 trường phái của võ Akido vào chương 1 để làm rõ hơn môn võ này

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 26/02/12 21:06
gửi bởi nhuan
Mình xin tiếp thu ý kiến của bạn hoabanglang, cám ơn bạn nhé.

Lại một câu hỏi thú vị của bạn nguyentrunghiep. Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, mình muốn tham khảo ý kiến của bạn về một số vấn đề sau đây:

1) Theo bạn, nếu như mình đổi tên đề tài của mình là: "Aikido Nhật Bản dưới góc nhìn văn hóa học" thì đề tài mình có "chất văn hóa" hơn chăng?

2) Bạn cho rằng đề tài của mình chưa thấy rõ "giá trị văn hóa" hay "chất văn hóa". Vậy tiêu chí để đánh giá một đối tượng có "giá trị văn hóa" hay "chất văn hóa" của bạn là gì?

3) Theo bạn, những vấn đề cực kỳ tầm thường như: tình dục, hay bài tiết thì có "giá trị văn hóa" không?

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 26/02/12 23:32
gửi bởi nguyentrunghiep
các câu hỏi của bạn nhằm phản biện lại câu hỏi của mình đúng không?
mình k có ý nói tên đề tài bạn k có chất văn hoá...
mình chỉ nói là nhìn vào đề cương, các đề mục của bạn mình có cảm giác bạn đi tìm hiểu thiên về "chất võ thuật" hơn...tức là mình cảm nhận thấy bạn đi tìm hiểu về các vấn đề như các thế võ...anyway, đó là cảm nhận sau khi xem tên các đề mục của bạn.

chào thân ái!

P/S: mình k chuyên về văn hoá học nên k biết được vấn đề tình dục hay bài tiết có giá tị văn hoá hay k...mình xin hỏi lại bạn là vấn đề "rải đinh" của đinh tặc là có giá trị văn hoá k?

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 28/02/12 22:04
gửi bởi nhuan
Bạn nguyentrunghiep thân mến!
Diễn đàn là nơi trao đổi và học tập mà, bạn có quan điểm của bạn thì mình cũng có lập trường của mình. Mình tôn trọng bạn nên mới hỏi rõ quan điểm của bạn thôi. Không thể đánh giá sự vật, hiện tượng mà chỉ dựa vào cảm nhận chủ quan được bạn à. Mình xin cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về văn hóa học, hy vọng cũng giúp ích cho việc học tập của bạn.

Không phải cứ gắn chữ "văn hóa" vào đề tài nào thì đó là đề tài văn hóa. Nếu như vậy thì đơn giản cho mình quá, chỉ cần làm bạn cho bạn cảm nhận nó là văn hóa thì đề tài của mình trở thành đề tài văn hóa sao? Bạn à, "cái mà ta nhìn chưa hẳn đã là cái mà ta thấy, cho nên văn hóa luôn kích thích con người tìm kiếm, khám phá. Và nhờ vậy mà cuộc sống con người trở nên phong phú và thi vị hơn".

Một nội dung nghiên cứu sẽ được xem là thuộc về văn hóa học nếu thỏa mãn 3 điều kiện:
- Đối tượng nghiên cứu phải thuộc về văn hóa.
- Phạm vi nghiên cứu không rơi vào các khoa học giáp ranh.
- Nội dung nghiên cứu không đi sâu vào khoa học chuyên ngành.

Định nghĩa Trần Ngọc Thêm 1991: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Tính giá trị
là đặc trưng quan trọng nhất giúp đi sâu vào bản chất của khái niệm văn hóa và cho phép phân biệt văn hóa với phi văn hóa.

Nghịch lý: Cuộc sống là quá trình tìm kiếm các giá trị để thỏa mãn các nhu cầu. Do vậy, không có cái gì mà con người tạo ra lại không có giá trị và không thuộc về văn hóa. Nói cách khác, phi văn hóa thực chất là một loại văn hóa.

Muốn xác định được giá trị của một sự vật thì phải xem xét nó trong hệ tọa độ K-C-T cụ thể. Trong hệ tọa độ gốc của mình thì không có hiện tượng nào là phi văn hóa (hiện tượng “đinh tặc” theo như bạn hỏi thì nó vẫn có “tính giá trị” nếu nhìn từ chủ thể là những người rải đinh).
Phi văn hóa chỉ xảy ra khi một hiện tượng được đặt vào hệ tọa độ với ít nhất là một trong ba thông số đã thay đổi. (nếu chủ thể được nhìn từ góc độ người bị hại thì “đinh tặc” là hiện tượng phi văn hóa.)

Thêm một ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn: “Văn hóa đồi trụy” là một khái niệm phức do chứa đựng cả hai góc nhìn văn hóa, trong đó từ “văn hóa” thể hiện cái nhìn từ góc độ người sáng tạo ra hiện tượng đó, còn từ “đồi trụy” lại thể hiện cái nhìn từ góc độ người tiếp nhận hiện tượng đó.

Nó cho phép ta có được cái nhìn biện chứngkhách quan trong việc đánh giá sự vật / hiện tượng. Nhờ vậy mà tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.

Tránh được những cách hiểu quá hẹp, giới hạn văn hóa ở một số lĩnh vực, hiện tượng, hoặc những cách hiểu quá rộng, quy về văn hóa mọi hoạt động của con người.
[Lý luận văn hóa học, tập bài giảng, GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm]

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 29/02/12 0:24
gửi bởi nhuan

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 3 13/03/12 21:14
gửi bởi nhuan
Bài Tập 5
Lập bảng cho đề tài
Bảng so sánh các môn võ của Nhật
Hình ảnh

BÀI TẬP 6

1)Tìm tất cả các định nghĩa hiện có
vi.wikipedia: Kiếm hay gươm là một loại vũ khí lạnh cấu tạo từ một thanh kim loại dài được mài bén dùng để đâm, chém trong tác chiến. Dài hơn dao, hẹp, nhẹ và mỏng hơn đao, kiếm được sử dụng trong nhiều cuộc chiến trên khắp thế giới từ thời thượng cổ cho tới thế chiến II.
ja.wikipedia: 剣(つるぎ、けん)は、武器の一種で長い剣身を持つ手持ちの刃物。現代の長剣は儀礼用としてのみ使われる。両刃である点で刀と区別するが、文脈で刀を意味することもある。
zh.wikipedia: 劍是一种尖頂且雙面開鋒的刀,是種可以用来刺击和砍杀的武器。但歐洲用於受封儀式的慈悲劍或用於斬首的斬首劍則是無劍尖的劍。剑的长度差异很大,短剑长约40公分,用于近身搏斗;长剑则可以长达140公分,有些须要双手才能挥动順暢。世界上许多文明都早从青铜时代开始就使用剑这种武器了。

2) Phân tích từng định nghĩa
Hình ảnh

3) Phân loại các định nghĩa, xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu
- Cả 3 định nghĩa đều có một đặc trưng giống: là một loại vũ khí. Có thể tiếp thu được.
- Có 2 đặc trưng loài: có các tiêu chí như mục đích sử dụng, cấu tạo của kiếm và thời gian xuất hiện của kiếm, nhưng chúng không đồng nhất với nhau.
- Có thể tiếp thu đặc trưng giống “là một loại vũ khí”, và phạm trù của 3 đặc trưng loài.
- Cần phải khái quát hóa và chính xác hóa 3 đặc trưng loài.

4) Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm hiện hành, đối chiếu với kết quả (3) để điều chỉnh, bổ sung các đặc trưng cùng nội dung cụ thể của nó.

- Có nhiều loại kiếm, như kiếm 3 cạnh, liễu diệp kiếm (loại kiếm rất mỏng, nhẹ và dẻo dai, có thể cuốn tròn quanh người), kiếm lưỡi tròn, kiếm 2 lưỡi còn gọi là kiếm lá, kiếm 1 lưỡi (thường gọi là đao) v.v.
- Mỗi dân tộc lại có một hoặc vài kiểu kiếm khác nhau: kiếm Claymore của Scotland, kiếm Katana, Tachi của Nhật Bản v.v., theo đó cách sử dụng kiếm cũng khác nhau.
- Trung Quốc có một nền võ thuật lâu đời và vững mạnh, kiếm pháp cũng không nằm ngoài quy luật này. Kiếm Trung Quốc có từ thời cổ đại khi con người tìm ra đồng và sắt. Trải qua suốt 6000 năm lịch sử, kiếm Trung Quốc dần hoàn thiện và đa dạng hơn, đặc điểm chung là cấu tạo bởi một thanh kim loại (thường là thép) dài, sắc hai lưỡi, nhọn ở đầu. Thời Cổ Trung đại, Kiếm là loại vũ khí được trang bị khi chiến đấu và phòng thân. Qua mỗi thời kì, kiếm Trung Quốc có những nét đặc trưng riêng. Kiếm Trung Quốc là một vũ khí thanh mảnh, sử dụng một tay một kiếm (đơn kiếm), hai tay hai kiếm (song kiếm). Loại to, nặng nhưng gọi là trọng kiếm không sắc bằng kiếm thường, sát thương chủ yếu bằng sức nặng để cắt.
- Đặc trưng là Katana hay còn gọi là Kiếm Nhật, là vũ khí đặc trưng của người Nhật Bản. Kiếm Nhật là một loài trường kiếm, có lưỡi dài và cán dài, cán kiếm thường được cầm bằng hai tay khi chiến đấu. Kiếm chỉ có một lưỡi, sắc bén, có sức sát thương cao. Kiếm thường được đeo ở thắt lưng và mũi kiếm xoay lên trên.
- Thời cổ đại, lưỡi kiếm Việt Nam thẳng và rộng bản, có 2 cạnh sắc, dùng để chém lẫn đâm. Về hình dạng, kiếm Đông Sơn tương tự như kiếm tìm thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản. Thời Trung, Cận đại, người Việt sử dụng cả kiếm thẳng 2 cạnh sắc, chuôi cầm 1 tay như của Trung Quốc lẫn loại trường kiếm lưỡi cong, 1 cạnh sắc, chuôi dài và phải cầm cả 2 tay (vẫn thường được biết đến là đao), mang ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Khơ me, Chămpa.

5) Xác định đặc trưng giống (Khái niệm rộng hơn cùng loại)
Là một loại vũ khí.

6) Xác định các đặc trưng loài
(Khu biệt khái niệm được định nghĩa với những khái niệm khác cùng bậc)
- Dùng để chích, đâm, chém. (phân biệt với chặt, bằm, thái)
- Kiếm có mũi nhọn và 2 lưỡi (khác với đao có 1 lưỡi và không có mũi nhọn)

Sản phẩm sơ bộ: “Kiếm là một loại vũ khí có mũi nhọn và 2 lưỡi. Từ thời đại đồ đồng được sử dụng để đâm, chém trong tác chiến.”

7) Sơ đồ
Hình ảnh

Bài Tập 7:
So sánh kiếm và súng
Hình ảnh

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 14/03/12 19:05
gửi bởi nguyentrunghiep
Hi, mình xin cảm ơn bạn đã giải đáp về vấn đề đinh tặc
Xin cảm ơn bạn

Chào đoàn kết và quyết thắng!

P/S: trong bài tập so sánh Kiếm và Gươm, nếu như bạn so sánh thêm ở những tiêu chí nào khác để cho thấy "giá trị văn hoá" của chúng giống và khác nhau chỗ nào => như thế sẽ hấp dẫn hơn. Bởi vì mình cảm thấy chúng k đơn thuần là một loại vũ khí mà chúng đại diện cho các nền văn hoá khác nhau...

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 04/07/12 14:12
gửi bởi nhuan
Sau khi nhận được ý kiến góp ý của các bạn, mình xin sửa lại đề cương như sau:

Bài tập 3 và 4:

AIKIDO VÕ THUẬT NHẬT BẢN

PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản được biết đến như là một xứ sở nổi tiếng trong việc nâng các bộ môn nghệ thuật lên hàng “đạo” như là hoa đạo, trà đạo, kiếm đạo, cung đạo… Giống như thế, Aikido (hiệp khí đạo) cũng mang đầy đủ những đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa Nhật Bản. Ngày nay, môn võ Aikido đã lan rộng trên khắp thế giới, số người học Aikido không ngừng tăng lên, nhưng ngay cả những môn sinh này cũng chưa thấy hết được những giá trị văn hóa ẩn chứa bên trong môn võ mà họ đang học.
Aikido là môn võ hiện đại được sáng tạo dựa trên các môn võ cổ truyền của Nhật, là một môn võ để rèn luyện thể chất, cũng như tinh thần nên có thể xếp nó vào tiểu thành tố “văn hóa thể chất” [Trần Ngọc Thêm: 2007: 70] của con người. Vì đây là phạm trù ít chất văn hóa nhất cho nên cũng ít ai thấy được giá trị văn hóa còn tiềm ẩn của Aikido. Với lý do đó, người viết chọn nghiên cứu Aikido dưới góc nhìn văn hóa học để giới thiệu đến mọi người những giá trị văn hóa của Aikido nói riêng và văn hóa thể chất nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm tìm hiểu những đặc điểm khái quát trong môn võ Aikido của Nhật Bản. Đồng thời, với hướng tiếp cận văn hóa thể chất từ cấu trúc văn hóa ba thành phần: Chủ thể – thời gian – không gian, người viết cũng muốn giới thiệu đến những người quan tâm một hướng tiếp cận mới, linh hoạt có thể ứng dụng hiệu quả để nghiên cứu các đề tài về văn hóa học.
3. Lịch sử vấn đề
Có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Aikido nhưng chủ yếu là về mặt võ thuật, cụ thể là: Giáo trình Aikido: văn hóa - võ thuật của Mantovani, Lý thuyết và đòn thế của võ sư Koichi Tohei, Aikido: chương trình từ đai trắng đến đai đen của Christian Tissier, Tự luyện Aikido: 1200 động tác dẫn giải bằng hình vẽ: Phương pháp tự học của O. Ratti. Nội dung của các công trình này chủ yếu là về phương pháp, cách rèn luyện Aikido. Chưa có công trình nào tổng quát các giá trị văn hóa trong Aikido. Trong số các công trình kể trên chỉ có cuốn Giáo trình Aikido: văn hóa - võ thuật của Mantovani là có đề cập đến yếu tố văn hóa nhưng chỉ là sơ lược chưa chuyên sâu. Ngoài ra, có một công trình của võ sư Koichi Tohei là Hiệp khí đạo, chủ yếu nhấn mạnh vấn đề “khí” trong Aikido.
Mặc dù chưa đề cập một cách cụ thể tới yếu tố văn hóa trong Aikido, nhưng những tài liệu trên có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp tài liệu tham khảo để người viết thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là môn võ Aikido của Nhật Bản. Trong khuôn khổ một bài tiểu luận, bài viết chỉ khái quát Aikido từ góc nhìn văn hóa học nhằm làm nổi rõ giá trị của văn hóa thể chất.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về ý nghĩa khoa học, trước hết, đề tài góp thêm tư liệu nghiên cứu cho môn Aikido nói riêng và rộng hơn nữa là về văn hóa Nhật Bản nói chung. Ngoài ra, cách tiếp cận vấn đề theo cấu trúc văn hóa ba thành phần chắn chắn sẽ góp phần định hướng cho những người muốn nghiên cứu về văn hóa trong tương lai sau này.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài cung cấp một số thông tin quan trọng về môn võ Aikido. Nhờ đó, những người quan tâm có thể hiểu biết thêm để có thể lựa chọn cho mình một hoạt động thể dục phù hợp với sở thích và điều kiện của bản thân.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài là bao gồm:
+ Phương pháp hệ thống: được sử dụng nhằm định vị đối tượng Aikido, sưu tầm tư liệu và thiết lập đề cương nghiên cứu theo cấu trúc Chủ thể - không gian – thời gian, lập bảng trong đề tài và định nghĩa các khái niệm.
+ Phương pháp Dịch lý: được sử dụng trong khảo sát và lý giải vấn đề: Aikido vốn là môn võ tự vệ thiên về “nhu”, nhưng trong đó vẫn có yếu tố “cương”.
+ Phương pháp loại hình: được sử dụng để so sánh Aikido với các môn võ khác.
+ Phương pháp quan sát tham dự và điều tra thực địa: người viết đến các đạo đường Aikido để tham vấn các võ sư về vấn đề võ thuật cũng như các đặc trưng văn hóa Nhật Bản trong Aikido.
Tư liệu tham khảo của đề tài bao gồm các công trình nghiên cứu, chuyên khảo, và các bài viết về lịch sử, văn hóa Nhật Bản và Aikido và một số bài viết liên quan đăng tải trên mạng internet… Cuối cùng và quan trọng nhất là tập bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học của thầy Trần Ngọc Thêm.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, đề tài chia thành ba chương.
Chương 1: Những vấn đề chung. Phần này, ngoài việc giải thích một số khái niệm liên quan tới đề tài, người viết còn khái quát các hệ phái của Aikido nhằm tạo tiền đề cho việc tiếp cận vấn đề ở chương kế tiếp.
Chương 2: Aikido nhìn từ thời gian và không gian văn hóa. Do nội dung hai phần này không nhiều nên người viết nhập thành một chương để tạo sự cân đối cho bố cục của đề tài. Trong phần nhìn từ thời gian văn hóa, người viết sẽ đi vào tìm hiểu về tiến trình hình thành và phát triển của Aikido. Trong phần nhìn từ không gian văn hóa người viết sẽ trình bày về đạo trường, võ phục và vũ khí trong Aikido.
Chương 3: Aikido nhìn từ chủ thể văn hóa. Ở chương này người viết đi vào tìm hiểu các hoạt động của chủ thể trong Aikido bao gồm: các kỹ thuật và phương pháp rèn luyện, những nghi thức và nguyên tắc trong đạo trường, và cuối cùng là lợi ích của việc luyện tập Aikido.

Nội Dung
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Định nghĩa võ thuật
1.2. Khái quát về Aikido
1.2.1. Định nghĩa Aikido
1.2.2. Các hệ phái của Aikido
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 2: AIKIDO NHÌN TRONG THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA
2.1. Aikido nhìn trong thời gian văn hóa
2.1.1. Tiến trình hình thành nên Aikido
2.1.2. Giai đoạn phát triển của Aikido
2.2. Aikido nhìn trong không gian văn hóa
2.2.1. Đạo trường
2.2.2. Võ phục
2.2.3. Vũ khí
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 3: AIKIDO NHÌN TỪ CHỦ THỂ VĂN HÓA

3.1. Các kỹ thuật và phương pháp rèn luyện
3.1.1. Luyện tập thể chất
3.1.2. Luyện tập tinh thần
3.1.3. Kỹ thuật chiến đấu
3.2. Những nghi thức trong Đạo trường
3.3. Những nguyên tắc trong Đạo trường
3.4. Lợi ích của việc luyện tập Aikido
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (bài tập 4)
1) Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo 2000: Từ điển thể thao. – Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin.
2) Hồ Tường 2010: Tìm hiểu về võ thuật Việt Nam. – Tp. HCM: NXB Trẻ, 256tr.
3) Hoàng Phê (cb) 1994: Từ điển tiếng Việt. – Hà Nội: NXB Giáo dục.
4) Mai Ngọc Chừ 2009: Văn hóa ngôn ngữ phương Đông. – Tp. HCM: NXB Phương Đông, 545tr.
5) Mai Văn Muôn (cb) 2008: Bước đầu tìm hiểu võ học Việt Nam. – HN: NXB TDTT, 279tr.
6) Mantovani 1995: Giáo trình Aikido: văn hóa – võ thuật. – Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng, 142tr.
7) Nguyễn Lân 2000: Từ điển từ và ngữ Việt Nam. – Tp. HCM: NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.
8) Nguyễn Như Ý (cb) 1999: Đại từ điển tiếng Việt. – Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin.
9) Nguyễn Như Ý (cb) 2006: Từ điển tiếng Việt căn bản. – Hà Nội: NXB. Thanh niên, 879tr.
10) Nguyễn Trường Tân 2011: Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản. – Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin, 395tr.
11) Trần Ngọc Thêm 2003: Ba vật đế biểu và thành tố văn hoá lục địa trong giai đoạn hình thành bản sắc văn hóa Nhật Bản. – Trong sách: Nhật Bản trong thế giới Đông Á và Đông Nam Á, NXB Tp. HCM, 2003, tr. 158-174.
12) Trần Ngọc Thêm 2006: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. – Tp. HCM: NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 690tr.
13) Trần Ngọc Thêm 2007: Lý luận văn hóa học. – Tp. HCM: tập bài giảng, khoa Văn hóa học trường Đại học KHXV & NV TP.HCM, 105tr.
14) Trần Ngọc Thêm 2012: Phương pháp nghiên cứu văn hóa học. – Tp. HCM: tập bài giảng, khoa Văn hóa học trường Đại học KHXV & NV TP.HCM.
15) Trịnh Cần – Điền Vân Thanh 1996: Võ thuật thần kỳ. – Hà Nội: NXB Hà Nội.
16) Viện ngôn ngữ học 2002: Từ điển tiếng Việt. – Tp. HCM: NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
17) http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B5_thu%E1%BA%ADt
18) http://vi.wikipedia.org/wiki/Aikido#V.C ... 0_.C4.90ai
19) http://vi.wikipedia.org/wiki/Aikido#V.C ... 0_.C4.90ai
20) http://vi.wiktionary.org/wiki/nguy%C3%AAn_t%E1%BA%AFc
21) http://thvl.vn/?p=15302
22) http://vi.wikipedia.org/wiki/Hakama
23) http://vothuat.co/vo-thuat-va-cac-nganh ... han-2.html
24) http://www.phanblogs.info/2012/03/kiem-nhat-katana.html
25) https://sites.google.com/site/mikthang/ ... p-khi-dhao
26) http://aikidothuduc.blogtiengviet.net/?cat=460291
27) http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx ... m3237nvnmn
28) http://vothuat.co/vo-thuat-va-cac-nganh ... han-2.html
29) http://aikido-yamaguchi.jimdo.com/
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 07/07/12 22:53
gửi bởi nhuan
Bài 8: Chọn nội dung thích hợp trong đề tài của mình để vận dụng phương pháp loại hình nhằm phát hiện ra những tri thức mới

1. Lựa chọn hệ thống loại hình

Võ thuật Nhật Bản có thể chia làm 2 nhánh chính:
- Võ cổ truyền: là các môn võ có lịch sử tồn tại rất lâu đời như là: Jittejutsu, Kusarigamajutsu (Xích liềm thuật), Jujutsu (Nhu thuật), Bojutsu (Thuật dùng gậy), Sojutsu (Thuật dùng giáo), Kenjutsu (Kiếm thuật), Jojutsu (Thuật Dùng Gậy), Battojutsu (Bạt Đao Thuật).
- Võ hiện đại: là các môn võ mới được sáng lập gần đây như là: Kyudo (Cung đạo), Nippon Kempo (Quyền cước Nhật Bản), Naginata (Múa kích), Karate (Không Thủ Đạo), Aikido (Hiệp khí đạo), Shorinji Kempo (Thiếu lâm Nhật Bản), Judo (Nhu đạo), Kendo (Kiếm đạo).
2. Phân loại các phần tử của đối tượng thành các nhóm
- Nhóm võ có mặc trang phục truyền thống của võ sĩ đạo là Hakama. Nhóm còn lại chỉ mặc đồ võ bình thường.
- Nhóm võ có sử dụng vũ khí và nhóm võ chỉ dùng tay không.
- Nhóm võ có thi đấu thể thao và nhóm còn lại chỉ biểu diễn đơn thuần.
3. Lập bảng so sánh

Hình ảnh
4. Rút ra tri thức mới
Từ bảng trên có thể thấy rằng tất cả các môn võ cổ truyền Nhật Bản do có lịch sử tồn tại lâu đời nên vẫn giữ được truyền thống khi luyện tập mặc Hakama tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo. Các môn võ hiện đại thì có vài môn vì mục đích giữ gìn truyền thống cũng bắt buộc mặc Hakama khi luyện tập, những môn còn lại do không phù hợp với đặc trưng luyện tập của môn võ nên không mặc nữa.
Đa phần các môn võ của Nhật đều sử dụng vũ khí, chỉ có những môn thiên về quyền cước hoặc mang tính tự vệ thì không sử dụng vũ khí.
Các môn võ cổ truyền ra đời trong thời chiến nhằm mục đích chiến đấu trong xã hội xưa, chỉ còn vài môn còn tồn tại đến ngày nay, do tính chất nguy hiểm nên không tổ chức thi đấu thể thao. Trong các môn võ hiện đại đều có thi đấu thể thao ngoại trừ hai môn mang tính tự vệ là Aikido (Hiệp khí đạo), Shorinji Kempo (Thiếu lâm Nhật Bản), không muốn làm tổn thương đối phương nên chỉ có biểu diễn đơn thuần.

Re: AIKIDO NHẬT BẢN - MÔN VÕ TÌNH THƯƠNG

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 03/08/12 11:53
gửi bởi truong han chu
Sau khi đọc Truong Han Chu thấy bài này có vấn đề.
Thứ nhất: tên đề tài nghe không khoa học, có vẻ giống tựa đề 1 bài báo, THC nghĩ bạn có thể đặt tên đề tài là "Văn hóa võ thuật Nhật qua môn võ Aikido". Tất nhiên bạn có thể đặt tên khác.
Thứ hai: Mình cảm thấy sơ đồ kết thúc ở cấp 2 có cái gì đó chưa tận, bạn kết thúc ở không gian, vậy thời gian đâu?
Thứ 3: Bạn đang nói đến Aikido NB, vậy mục 1.3 bạn nên đưa vào tiểu kết với tên gọi "Sự du nhập Aikido vào Việt Nam" như 1 mục rất nhỏ.
Thứ 4: Trong không gian thi đấu của Aikido, bạn có thể thêm vào mục 3.4 "Ý nghĩa văn hóa hay yếu tố tâm linh ảnh hưởng đến đến đạo trường, võ phục và võ khí", mình thấy bạn chỉ nêu chung chung bề nổi mà ko có phân tích.
Thứ 5: Nên có sự đối chiếu môn võ Aikido với 1 môn võ khác thay vì đối chiếu Aikido NB với Aikido VN.