gửi bởi Hoàng Thị Vân Anh » Chủ nhật 13/10/19 0:30
BÀI TẬP THỰC HÀNH 2: LẬP ĐỀ CƯƠNG
------------------------------------------------
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
“Sự thần kỳ kinh tế” cùng với những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội của Nhật Bản hiện đại đã thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu chuyên sâu về đồng dao Nhật Bản. Vốn xuất thân là một sinh viên ngành tiếng Nhật nên em mong muốn áp dụng những kiến thức sẵn có cùng những tài liệu thu thập được để tìm tòi nghiên cứu về đồng dao Nhật Bản.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ những khảo cứu của mình, em hy vọng có thể giúp cho người đọc phần nào thấy được những nét đặc sắc về nội dung của đồng dao Nhật, qua đó hiểu thêm về giá trị, vai trò to lớn của thể loại này trong loại hình nghệ thuật dân gian nước nhà. Đồng thời đóng góp và thúc đẩy các nghiên cứu khác mở rộng và chuyên sâu hơn về Nhật Bản nói chung và đồng dao Nhật Bản nói riêng.
3. Lịch sử nghiên cứu
- Tài liệu Tiếng Nhật
- Tài liêu Tiếng Anh
- Tài liệu Tiếng Việt
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Đồng dao Nhật Bản
5.2 Phạm vi nghiên cứu
5.2.1 Phạm vi không gian: Nhật Bản
5.2.2 Phạm vi thời gian: Từ khi ra đời đến nay
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu để thấy được cái nhìn khái quát về đồng dao và những ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá tinh thần của người Nhật.
Phương pháp lịch sử để làm rõ quá hình hình thành, tồn tại và phát triển của đồng dao qua các thời kỳ.
Phương pháp so sánh để phát hiện điểm tương đồng và dị biệt giữa đồng dao với các thể loại liên quan như xướng ca, bài hát cho trẻ em,…
Nguồn tài liệu là những tài liệu giới thiệu tổng quát về đồng dao, tạp chí chuyên ngành về đồng dao, bài viết của các nhà nghiên cứu, Hiệp hội đồng dao Nhật Bản,…Điều tra thực tế bằng việc khảo sát thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu với đối tượng người Nhật.
7. Bố cục đề tài
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa nghệ thuật, nghệ thuật dân gian.
1.1.2. Khái niệm đồng dao.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Sơ lược về Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
1.2.2. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của đồng dao.
1.2.3. Quá trình ra đời và hoạt động của tạp chí con chim đỏ - “cha đẻ” của đồng dao.
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI ĐỒNG DAO NHẬT BẢN
2.1 Đặc điểm đồng dao
2.2 Phân loại đồng dao
2.3 Phân biệt đồng dao với xướng ca và bài hát cho trẻ em.
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: ĐỒNG DAO NHẬT BẢN VỀ LỄ HỘI
3.1 Giới thiệu về lễ hội Nhật Bản
3.2 Đặc điểm của đồng dao về lễ hội
3.3 Giá trị và chức năng của đồng dao về lễ hội
Tiểu kết chương 3
CHƯƠNG 4: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐỒNG DAO NÓI CHUNG VÀ ĐỒNG DAO VỀ LỄ HỘI NÓI RIÊNG HIỆN NAY
4.1 Bối cảnh hiện nay của đồng dao Nhật Bản
4.2 Liên hệ đồng dao Việt Nam
Tiểu kết chương 4
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
---------------------------------------------
Em rất mong nhận được sự góp ý từ Thầy, các Anh Chị và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Học viên: Hoàng Thị Vân Anh