Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Học viên: Hoàng Thị Vân Anh
MSHV: 18831060109
Lớp: CAH Khoá 18 đợt 2
ĐT: 0982.869.975
Email: akivananh@gmail.com
------------------------------------------------------------------------------------------
CHỈNH SỬA CÁC BÀI TẬP TỪ BÀI 1 ĐẾN BÀI 5 (TIẾP THEO)
Bài tập thực hành 3: SƯU TẦM TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ THỰC HÀNH DOCUMENT MAP
Tên đề tài: NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄ HỘI
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Trúc Chi. (2000). Thơ và tuổi thơ. Hà Nội: Thanh niên.
2. Trần Gia Linh (tuyển chọn và giới thiệu). (2007). Kho tàng đồng dao Việt Nam. Hà Nội: Giáo dục.
3. Nhiều tác giả. (1983). Bàn về văn học thiếu nhi. Hà Nội: Kim Đồng.
4. Bùi Công Hùng. (2000). Quá trình sáng tạo thơ ca. Hà Nội: Văn hóa Thông tin.
5. Vĩnh Sính. (2016). Việt Nam và Nhật bản giao lưu văn hóa. Hà Nội: Khoa học Xã hội.
B. Tiếng Anh
6. Hiroyuki Ozawa. (1999). John Bester (Translated). The great festival of Japan- Spectacle and spirit. Kodansha International Ltd.,. Kodansha American, Inc.
7. H. Paul Varley. (1987). Japanese Culture. Charlese Tuttle Company.
8. Yoichi Sugiwa & John K. Gillespie. (1993). Traditional Japanese Culture and Modern Japan. Natsume Tokyo.
9. E.O.Reichauer. (1992). Japan - The story of a Nation. Charlese Tuttle Company.
10. Suwa Haruo (1991). Nihon no Matsuri to genjitsu. Yoshikawa Hiroshi.
C. Tiếng Nhật
11. Shuto Yoshiki. (2015). Đồng dao cận đại- văn hóa trẻ em và những biến đổi về phương tiện truyền thông. Nhật Bản: Iwanami (周東美材. (2015). 童謡の近代―メディアの変容と子ども文化. 岩波書店)
12. Arai Tsuneyasui. (1990). Nghệ thuật và lễ hội Nhật Bản. Nhật Bản: Gyosei (新井恒易. (1990). 日本の祭りと芸能. ぎょうせい株式会社)
13. Kamisho Ichiro. (2005). Từ điển Đồng dao Nhật Bản. Nhật Bản: Tokyotou (上笙一郎. (2005). 日本童謡事典. 東京党出版)
14. Inoue Eiji Inoue Eiji. (2018). Lịch sử 100 năm đồng dao- thời kỳ có mặt các ca sĩ hát đồng dao. Nhật Bản: Ronsatsusha (井上英二. (2018). 童謡百年史 -童謡歌手がいた時代. 論刷社)
15. Saijou Yaso. Nói chuyện về đồng dao hiện đại. Nhật Bản: Shinchosha (西条八十. (2014). 現代童謡講話. 新潮社)
II. THỰC HÀNH DOCUMENT MAP
------------------------------------------------------------------------------------------
Bài tập thực hành 4: XÂY DỰNG ĐỊNH NGHĨA
Tên đề tài: NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄ HỘI
I. Các định nghĩa
Bước 1: Tìm các định nghĩa
a, Wikipedia:
“Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em.”
b, Tài liệu tiếng Việt:
- Nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh (1997): “Đồng dao là những bài hát truyền miệng trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên.”
- Tác giả Hoàng Tiến Tựu ( Văn học dân gian Việt Nam, 2001): “Đồng dao là hình thức thơ ca truyền thống của trẻ em trong nhân dân thuộc các lứa tuổi khác nhau.”
- Các nhà nghiên cứu khác:
+ “Đồng dao là những tác phẩm văn học dân gian, không thuộc một thể loại cụ thể nào, được trẻ em truyền miệng.”
+ “Đồng dao là những lời hát dân gian thuộc một thể loại văn học dân gian nhất định và trẻ em nhất thiết phải là chủ thể chủ yếu của sự sáng tạo và diễn xướng.”
c, Tài liệu tiếng Nhật:
“Đồng dao là những bài hát dành cho trẻ em, liên quan đến hoạt động của trẻ em, được chính trẻ em sáng tạo ra và được kế thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác.”
Bước 2: Phân tích định nghĩa
Các định nghĩa trên đều thể hiện rõ góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu cụ thể ở đây là tiếp cân dưới góc độ văn học dân gian. Tuy cách diễn đạt và câu chữ có khác nhau nhưng đều có nhận thức khá thống nhất về khái niệm “đồng dao”
Bước 3: Xác định những nét nghĩa chung có thể tiếp thu, những thiếu sót cần bổ sung
Có thể thấy rõ đồng dao là thể loại mang tính dân gian gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, gắn bó với sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội qua nhiều năm lịch sử. Vì vậy, đồng dao cũng cần được coi là một loại hình nghệ thuật dân gian để bổ sung và hiểu rõ hơn về thể loại này.
Bước 4: Xác định đặc trưng giống để quy khái niệm được định nghĩa vào
Đặc trưng giống : loại hình có tính dân gian
Bước 5: Tìm tất cả các cách sử dụng khái niệm lưu hành, xác định ngoại diên của khái niệm
Ngoại diên của khái niệm: giá trị văn hóa con người sáng tạo ra có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, suy nghĩ, niềm tin, tình cảm của con người như xướng ca, warabeuta (bài hát trẻ em)
Bước 6: Xác định các tiêu chí cho phép khu biệt khái niệm được định nghĩa với các khái niệm liên quan
- Hình thức thơ ca truyền thống;
- Dành cho trẻ em (sáng tác, thể hiện);
- Liên quan đến các hoạt động của trẻ em.
Bước 7: Tổng hợp kết quả bước 4 và 6 thành một định nghĩa
Đồng dao là những sáng tác dân gian dành cho trẻ em, được các em diễn xướng và lưu truyền, được sáng tác dành cho trẻ em, phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, ca hát của trẻ.
II. Sơ đồ định nghĩa
------------------------------------------------------------------------------------------
Bài tập thực hành 5: LẬP BẢNG SO SÁNH
Tên đề tài: NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO NHẬT BẢN THÔNG QUA MỘT SỐ LỄ HỘI
------------------------------------------------------------------------------------------
Em luôn mong nhận được sự góp ý từ Thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Học viên: Hoàng Thị Vân Anh