TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp học tập và nghiên cứu văn hoá học...

TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Gửi bàigửi bởi nxquynh » Thứ 6 14/02/14 23:38

Môn học : Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên : GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM
Học viên : NGUYỄN XUÂN QUỲNH
Lớp : CAH2012

TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT


Việt Nam, một quốc gia thuộc nền văn hoá nông nghiệp lúa nước. Tại đây có thể nói là có đầy đủ những đặc điểm chủ yếu của văn hoá truyền thống phương Đông mà theo GS. TS. Mai Ngọc Chừ gồm có:
1.Tính chất nông nghiệp – nông thôn.
2.Tính chất “chủ toàn” và tổng hợp.
3.Tính cộng đồng và cách ứng xử tình cảm mềm dẻo.
4.Tính chất hoà đồng thuận tự nhiên.
5.Tính chất trọng tĩnh, hướng nội và khép kín.
Từ đó có thể thấy tính cộng đồng là một trong những biểu hiện đặc trưng của văn hoá truyền thống phương Đông, trong đó có cả Việt Nam.

Tính cộng đồng xét trong phạm vi làng (đơn vị tổ chức xã hội truyền thống), theo GS. TSKH Trần Ngọc Thêm thì “là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng đến những người khác – nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại”. Đây là tính chất do loại hình văn hoá gốc nông nghiệp chi phối. Với đặc trưng văn hoá nông nghiệp thì con người phương Đông, cụ thể là Việt Nam phải đoàn kết, cùng nhau sản xuất, chống chọi với thiên tai, dịch bệnh… trải qua thời gian thì chính môi trường lao động, sản xuất tập thể đã hình thành nên tính cộng đồng của con người Việt Nam. Đặc điểm của tính cộng đồng là mỗi cá nhân đều sẵn sàng hi sinh lợi ích của riêng bản thân vì cộng đồng, tập thể, xã hội.

Còn trong bài viết “Vài ý kiến về tính cộng đồng của người Việt dưới góc nhìn văn hoá”, tác giả Hữu Ngọc có nêu ý kiến của GS Trần Văn Giàu cho rằng khái niệm “tính cộng đồng theo nghĩa rộng thông thường tiếng Việt đó là ý thức và tình cảm gắn bó người tộc Việt với nhau (tức là tính cộng đồng dân tộc Việt), là hệ thống tư tưởng yêu nước”. Còn “theo nghĩa hẹp của bộ môn Nhân học văn hóa, tính cộng đồng chỉ sự gắn bó với từng nhóm trong cộng đồng dân tộc lớn… gần như tính tập thể”.

Ở đây cần phân biệt hai khái niệm “tính cộng đồng” và “văn hoá cộng đồng”, nếu “tính cộng đồng” được hiểu theo như những nội dung trình bày ở trên thì “văn hoá cộng đồng” có thể hiểu đơn giản là hình thức tồn tại, là biểu hiện của ý thức cộng đồng, và được dùng để phân biệt giữa cộng đồng này và cộng đồng khác.
Hình đại diện của thành viên
nxquynh
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 13/02/14 23:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT

Gửi bàigửi bởi nxquynh » Chủ nhật 16/02/14 14:25

1. Chọn đề tài (phạm vi): TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT

2. Xác định các cặp phạm trù đối lập:
- Cộng đồng >< với cá nhân
- Nguyên nhân của tính cộng đồng >< mục đích của tính cộng đồng
- Mục đích duy trì tính cộng đồng >< cách thức thể hiện tính cộng đồng

3. Nghiên cứu từng cặp đối lập (kiểm tra tính tương hiện, tương hoá, hướng hoà):
3.1. Tương hiện:
- Trong cộng đồng có cá nhân
+ Từng cá nhân riêng lẻ cùng tập hợp lại chính là cơ sở cho việc hình thành nên tập thể, cộng đồng;
+ Khi lần đầu tiếp xúc với một người thuộc một tập thể, cộng đồng khác, ta thường có xu hướng dựa vào những kiến thức chung về cả cộng đồng ấy mà có cách ứng xử với người ấy;
+ Khi nhiều cá nhân cùng tập hợp lại để giải quyết vấn đề (chẳng hạn như cùng tham gia sản xuất, chống thiên tai dịch bệnh...) thì kết quả, lợi ích đạt được của cộng đồng cũng chính là lợi ích của từng cá nhân
- Trong cá nhân có cộng đồng
+ Cá nhân sống trong cộng đồng qua thời gian sẽ mang những đặc trưng, văn hoá, ý thức chung của cộng đồng;
+ Khi có tiếp xúc về văn hoá giữa hai cộng đồng khác nhau, thông qua những ứng xử của cá nhân sẽ là cơ sở cho việc đánh giá, nhận xét chung về cộng đồng của cá nhân ấy từ phía cộng đồng khác;
+ Suy cho cùng thì các cá nhân tập hợp lại với nhau tạo thành cộng đồng khi lợi ích của cá nhân không thể đảm bảo đạt được bằng khả năng riêng lẻ của từng người.

3.2. Tương hoá:
- Tính cộng đồng phát triển cao độ sẽ dẫn đến việc xem trọng cá nhân (tính cộng đồng hình thành từ nguyên nhân để giải quyết những vấn đề không thể giải quyết được bằng sức cá nhân, chẳng hạn như thiên tai dịch bệnh nói chung, đó cũng là vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng trong những trường hợp nếu đặt lợi ích chung quá lớn mà dẫn đến bỏ qua, thủ tiêu lợi ích chính đáng của cá nhân thì đến lượt mình cá nhân có thể sẽ không thuận theo những việc phục vụ cho lợi ích cộng đồng nữa)
- Tính cá nhân phát triển cao sẽ tạo nên tính cộng đồng (trong những trường hợp cá nhân bị thủ tiêu lợi ích như trên đã đề cập sẽ có xu hướng tập hợp những cá nhân cùng hoàn cảnh tạo thành một tập thể lớn hơn, tạo nên tiếng nói, sức mạnh để đòi quyền được giải quyết vấn đề lợi ích hợp lý của bản thân, đồng thời cũng là lợi ích chung của nhóm mới được hình thành)

3.3. Hướng hoà:
- Nguyên nhân của tính cộng đồng là để giải quyết những vấn đề mà không thể giải quyết được bằng sức của từng cá nhân riêng lẻ (thiên tai, dịch bệnh…)
- Mục đích cá nhân trong việc thực hiện tính cộng đồng là để đạt được điều mình muốn (nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, thoát khỏi thiên tai, dịch bệnh…) mà phải tạm thời gạt bỏ lợi ích nhỏ lẻ của cá nhân để kết hợp với nhau đạt được lợi ích chung của cộng đồng, khi lợi ích chung của cộng đồng có được cũng là giải quyết được lợi đích của cá nhân mình.

4. Sử dụng phương pháp Dịch lý để phân tích đề tài:
- Từ khoá: Đề tài “Tính cộng đồng của người Việt” có 2 từ khoá là “tính cộng đồng” và “người Việt”
- Cấu trúc ngữ pháp: Tính cộng đồng (DTTT) của người Việt (Định tố)
- Cấu trúc đề tài: [Định vị đối tượng nghiên cứu] + nhìn nhận vấn đề dưới góc độ văn hoá học
- Cấu trúc cấp hệ:
Tập tin đính kèm
Hình 4.1.png
Hình 4.1.png (16.47 KiB) Đã xem 23880 lần
Hình đại diện của thành viên
nxquynh
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 13/02/14 23:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Phương pháp học tập và nghiên cứu VHH

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách

cron