NGOẠI CẢM Ở VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

NGOẠI CẢM Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 2 28/05/07 22:45

[center]ĐI TÌM LỜI GIẢI CỦA NHỮNG NHÀ NGOẠI CẢM VIỆT NAM [/center]

[right]Phạm Ngọc Dương, Báo Công an nhân dân, 11-3-2007[/right]

Hầu hết các nhà ngoại cảm ở nước ta có được khả năng kỳ lạ là do một biến cố trong đời. Ly kỳ nhất phải kể đến câu chuyện của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, cô đã có được khả năng phi thường sau một lần bị chó dại cắn suýt chết…

Theo ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng, ở Việt Nam hiện có gần 100 người có khả năng đặc biệt, trong đó chỉ có hơn chục người có khả năng tìm mộ thực sự xuất sắc. Còn con số lừa bịp để trục lợi, hoặc hoang tưởng mình có khả năng đặc biệt thì phải đến hàng ngàn.

Chính vì thế, ông cũng cảnh báo rằng, tất cả những người chưa được các nhà khoa học cũng như những cơ quan có chức năng thẩm định, đánh giá bằng các đề tài nghiên cứu cụ thể thì không thể tin tưởng được.

Qua các cuộc nghiên cứu, đánh giá, các nhà khoa học tổng kết được 4 con đường dẫn đến khả năng ngoại cảm: Thứ nhất là bẩm sinh, tức sinh ra đã có khả năng ngoại cảm. Thứ hai, sau những trận ốm thập tử nhất sinh bỗng phát hiện ra khả năng này. Thứ ba, các thiền sư tu hành lâu năm, đắc đạo. Thứ tư, do được đào tạo.

Theo ông Khanh, trường hợp trở thành nhà ngoại cảm do bẩm sinh là rất hiếm, do tu hành đắc đạo thì có nhiều, song đối với các nhà tu hành, ngồi một chỗ biết chuyện thiên hạ chỉ là một bậc nhỏ trên con đường đến cõi niết bàn.

Các thiền sư chuyên tâm tu hành, không màng đến thế sự, tiếng tăm, danh phận và rũ bỏ hết việc đời nên họ không bao giờ công bố khả năng của mình. Họ muốn giữ tâm tịnh để tiếp tục tu hành khổ hạnh, do vậy, người đời thường không biết được khả năng của họ.

Người tiêu biểu về khả năng tu hành rồi trở thành nhà ngoại cảm là anh Nguyễn Văn Nhã. Anh Nhã hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh. Anh thường ít khi tiếp xúc, gặp mặt người tìm mộ. Những ai muốn tìm được hài cốt người thân thường gọi điện hỏi anh, anh sẽ chỉ dẫn qua điện thoại.

Anh Nhã làm thế là vì không muốn mang tiếng kiếm tiền từ việc chỉ dẫn người đời đi tìm mộ. Chính vì thế, nhiều gia đình tìm thấy mộ thân nhân qua sự chỉ dẫn của anh, muốn tìm anh hậu tạ nhưng không biết anh ở đâu, hỏi địa chỉ thì anh không cho, thậm chí mang quà đến anh cũng không nhận.

Đã có cả ngàn người tìm được mộ nhờ sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã, song vẫn không biết mặt mũi nhà ngoại cảm này như thế nào. Việc có khả năng ngoại cảm do đào tạo bài bản chính là nét độc đáo ở Việt Nam mà các nhà khoa học đang chuyên tâm nghiên cứu, áp dụng.

Đã có một số người sẵn có khả năng đặc biệt, lại được các nhà khoa học rèn luyện nên trở thành nhà ngoại cảm có khả năng tìm mộ cũng như nhiều khả năng có ích khác, tuy nhiên, những người này còn đang trong giai đoạn nghiên cứu nên các nhà khoa học chưa cung cấp thông tin.

Hầu hết các nhà ngoại cảm ở nước ta có được khả năng kỳ lạ là do một biến cố trong đời. Có người bị điện cao thế giật (ông Nguyễn Văn Chiều), có người qua trận sốt hoặc trận ốm thập tử nhất sinh thì trở thành nhà ngoại cảm.

Trong số những người trải qua biến cố thành nhà ngoại cảm thì ly kỳ nhất phải kể đến Phan Thị Bích Hằng. Con đường trở thành nhà ngoại cảm của Bích Hằng vô cùng gian nan, kỳ lạ và nhiều nước mắt.

Phan Thị Bích Hằng sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nghèo thuộc xã Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Năm 1990, khi 17 tuổi, vừa thi đại học về, Hằng cùng một cô bạn gái đang đi trên đường bỗng có một con chó nhảy xổ ra cắn. Hằng bị cắn vào chân trái, cô bạn gái bị cắn vào tay trái.

Cũng như người dân ở các vùng nông thôn, Hằng và cô bạn cảm thấy chuyện bị chó cắn rất bình thường, rồi quên ngay sau đó. Vài ngày sau khi bị chó cắn, Hằng nhận được giấy báo đỗ đại học.

Khoảng một tháng sau, cô bạn đột nhiên không nói được nữa, hàm răng cứng lại. Nghĩ là bị đau răng, Hằng đưa cô bạn đi khám. Bác sĩ nha khoa kiểm tra và khẳng định không phải do đau răng. Hai người lại đèo nhau đến Bệnh viện Quân y 5 Ninh Bình.

Sau khi khám xét, bác sĩ bảo bạn gái của Hằng có triệu chứng của người bị bệnh dại. Tưởng như đất dưới chân sụt xuống, tử thần đã nắm tay mình dắt đi, Hằng nói như người mất hồn: “Đúng như vậy. Cháu và cô bạn đều bị một con chó cắn”. Sau hôm đó, Hằng cũng hôn mê bất tỉnh. Cô bạn thân thì đã qua đời.

Gia đình đưa cô đi chữa trị nhiều nơi, bằng cả Đông y lẫn Tây y, song các bác sĩ, thầy lang đều lắc đầu, bởi bệnh này từ xưa đến nay không ai chữa khỏi. Khi đến nhà một ông thầy lang theo Thiên Chúa giáo, ông xem xét kỹ biểu hiện cơ thể rồi nói một câu an ủi: “Chúa lòng lành sẽ che chở cho con”.

Sau đó, ông bảo người con trai ra nghĩa địa lấy một mảnh ván mà người ta vừa bốc lên hôm trước, rồi bào chế với vài vị thuốc. Để giành giật giữa sự sống và cái chết, gia đình Hằng liền cho cô uống ngay vị thuốc khủng khiếp này.

Sau khi uống thuốc, ông thầy lang bảo với bố mẹ Hằng: Sau 3 tiếng đồng hồ cháu sẽ cảm thấy nóng khắp người, lên cơn sốt mê man, nói sảng, thậm chí lên cơn điên cắn xé. Nếu 3 ngày sau cháu hết cơn thì cháu sống được còn nếu lên cơn trở lại thì cháu không sống được nữa. Tôi rất muốn cứu cháu nhưng khả năng của tôi chỉ có vậy.

Đúng như lời ông thầy lang nói, 9h tối Hằng lên cơn cắn xé điên cuồng, đến 11h đêm mới thiếp đi. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai không thấy triệu chứng gì. Ngày thứ ba, khi cùng người anh trai của cô bạn gái đã mất ra mộ thắp hương thì đột nhiên Hằng cảm thấy có một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng. Hằng liền nói: “Anh đưa nhanh em về, em sắp lên cơn điên rồi”. Từ đấy, Hằng không còn biết gì nữa.

Đến 1h sáng hôm sau, gia đình không còn hy vọng bởi Hằng đã hoàn toàn tắt thở. Bình thường, những người trẻ tuổi như Hằng ở quê được khâm liệm rất nhanh rồi đem chôn, không tổ chức lễ tang, kèn trống.

Thế nhưng, có một ông cụ dạy chữ nho ở làng rất giỏi tử vi vào nhà Hằng, sau một hồi tính toán, ông bảo: “Thứ nhất, chưa qua giờ Thìn không được khâm liệm cháu; thứ hai, cứ để nó nằm như thế, không được thắp hương”.

Lúc đó, một ông bác sĩ nói: “Tốt nhất đậy mặt cháu lại, để gia đình đi chuẩn bị cho cháu, tại sao cụ lại nói vậy”. Ông cụ đó nói tiếp: “Các anh thì có cả một nền y học hiện đại, còn tôi chỉ là tàn hương nước thánh, nhưng tôi khẳng định nó không chết”.

Nghe cụ già và bác sĩ tranh cãi, gia đình Hằng rất hoang mang, không biết xử trí thế nào. Thế nhưng, ai đi mua gỗ đóng quan tài cứ đi, ai ngồi chờ xem lời ông cụ linh ứng thế nào thì cứ chờ.

Hồi khắc khoải chờ chết, Hằng có hỏi bố (bố Hằng là quân nhân): “Vì sao những vị lãnh đạo khi chết người ta lại bắn 7 loạt đại bác”, bố Hằng trả lời: “Để linh hồn mau siêu thoát”. Nghe bố nói vậy, Hằng liền bảo: “Khi con mất bố bắn cho con bảy phát đạn để con mau siêu thoát trở về với gia đình mình”.

7h sáng hôm đó bố Hằng mới về đến nhà. Trông thấy đứa con gái tội nghiệp tắt thở nằm đó ông không kìm được nước mắt. Nhớ lời hứa với đứa con gái, ông lôi súng ngắn ra bắn. Tiếng súng nổ làm Hằng bật tỉnh dậy và phản xạ đầu tiên là lao ra phía tiếng súng gọi “Bố ơi!”.

Hằng đạp phải những chiếc vỏ đạn và ngã rất mạnh xuống sân. Mọi người liền khiêng cô vào trong nhà. Sau khoảng nửa tiếng, Hằng tỉnh lại hoàn toàn. Khi đó, một cảm giác rất kỳ lạ đến với cô. Thân thể dường như mất trọng lượng, như đang bay và nhìn mọi người như ở một thế giới khác.

Theo lời Hằng, trong thời gian 30 phút bất tỉnh do trượt ngã đập đầu xuống sân, cô thấy bà nội và bà ngoại (cả hai đều đã mất) gọi cô. Hằng thấy mình đang đi qua một cây cầu bắc qua con sông lớn với mây mờ sương khói bao phủ. Phía bên kia cầu, bà ngoại cùng rất nhiều người đứng vẫy tay, bà nội thì đứng bên bờ này kéo lại.

Cố vùng vẫy, Hằng tuột khỏi tay bà. Đúng lúc đó thì tiếng súng làm Hằng giật mình tỉnh dậy. Mọi người đều vui mừng khôn xiết, coi việc Hằng sống lại là chuyện thần kỳ.

Vài tháng sau, khi khỏe mạnh hẳn, Hằng thường đi lung tung, không có định hướng. Điều kỳ dị là nhìn mặt mọi người Hằng có thể biết được họ còn sống lâu hay sắp chết. Một số người đang khỏe mạnh song lại cứ như có ai đó nói với cô rằng họ sắp chết, thế là cô tìm họ nói cho họ biết rằng họ sắp chết.

Không ít lần cô bị ăn đòn vì... độc mồm, độc miệng. Ngày đó, trong làng có ông Vũ Văn Trác, 50 tuổi, rất khỏe mạnh và quý mến Hằng. Ngày Hằng còn bé, có cái bánh, cái kẹo ông đều dành cho.

Một hôm, gặp ông Trác đi làm đồng về, Hằng bảo: “Ông ơi, chắc là ông sắp mất rồi. Ông đừng đi làm nữa cho khổ!”. Nghe Hằng nói thế, ông Trác cầm cái roi trâu quát: “À, tưởng là con cô giáo mà tao không dám đánh à? Bố mày có là đại tá thì hôm nay tao cũng phải cho mày một trận”.

Khi ông Trác cầm roi trâu đuổi, Hằng còn vừa chạy vừa quay lại bảo: “Ông sẽ chết thật mà”. Ông Trác tức sôi máu đánh Hằng một trận, cô đau phát khóc, nhưng vừa khóc vừa khẳng định vài ngày nữa ông sẽ chết.

Hôm ấy những người chứng kiến được bữa cười ra nước mắt. Nhưng rồi, vài ngày sau loa truyền thanh xã thông báo ông Trác chết thật. Thông tin ấy làm cả làng sợ hãi.

Tiếp sau ông Trác là ông Bùi Văn Trai, Chủ nhiệm HTX thêu xuất khẩu xã Khánh Hòa. Ông Trai là bạn rất thân của mẹ Hằng. Hôm đó, giữa hội trường UBND xã, rất nhiều người chứng kiến, Hằng nói: “Đến tháng giêng là chú chết đấy, có bao nhiêu hợp đồng xuất khẩu chú bàn giao hết đi, nếu không đến lúc ấy lại không kịp”.

Ông Trai bực mình nói với bố mẹ Hằng rằng: “Anh chị phải về dạy bảo con, chứ cứ để nó huyên thuyên như thế là không được”. Không ngờ, đầu tháng giêng ông Trai chết thật. Sau chuyện đó cả làng bảo Hằng bị ma ám, nói ai chết là người ấy chết. Người ta cứ nhìn thấy Hằng là tránh xa.

Mọi người trong gia đình Hằng đều đau khổ. Mẹ Hằng là giáo viên dạy giỏi nhiều năm, các phụ huynh đều rất tin tưởng khi con cái họ học lớp bà chủ nhiệm, nhưng biết chuyện của Hằng thì đều xin cho con chuyển lớp.

Hằng ra sức thuyết phục mọi người rằng cô không bị thần kinh, những chuyện đó là do cô nhìn thấy, nhưng không ai tin. Cha mẹ Hằng đưa cô đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác khám thần kinh, rồi đưa đi gặp hết “cậu nọ, cô kia” cúng bái.

Mặc dù khi đó Hằng có khả năng phán đoán được tình trạng sức khỏe, thậm chí cả suy nghĩ của người khác, song Hằng đau khổ đến nỗi chỉ mong quên hết khả năng ấy đi.

Theo lời kể của Hằng, một ngày, trong cơn tuyệt vọng, Hằng ao ước được "nhìn thấy" bà nội và bà ngoại, những người cô rất yêu quý. Thế rồi, kỳ lạ thay, vào ngày giỗ bà nội, Hằng “nhìn thấy” bà nội (bà chết khi Hằng 10 tuổi) về, bế theo một đứa trẻ và dắt theo một đứa nữa.

Hằng nói chuyện với bà, rồi kể cho mọi người nghe. Ông nội nghe Hằng nói liền kể rằng đó là hai đứa con của ông đã mất lúc 8 tháng và 3 tuổi. Lúc này, mọi người mới kinh hoàng nhận ra rằng, Hằng có khả năng đặc biệt.

Ngôi làng Hằng đang sống có ngôi chùa Dầu rất cổ. Khi nhà Trần đánh tan Chiêm Thành, bà Huyền Trân Công Chúa không về Thăng Long mà vào tu ở ngôi chùa này. Sau này gia tộc họ Trần cũng về đây ở, rồi chết đi thì chôn luôn ở quanh chùa.

Một lần, Hằng vào nhà ông chú ruột chơi rồi bảo rằng, trong vườn nhà chú có bóng người. Nhà chú Hằng ai cũng mắc bệnh kỳ lạ, teo một bên chân, ngoẹo một bên đầu về bên phải, nên ông rất tin lời Hằng nói.

Thế là hai chú cháu đào bới thử mảnh vườn. Không ngờ thấy một lớp ngói đã mục, rồi đến một lớp đất đỏ. Gạt lớp đất đỏ ra thì thấy lớp quách bằng hợp chất gồm vỏ hến, vôi, mật. Phá lớp này ra thì thấy cỗ quan tài chạm trổ rất đẹp bằng gỗ ngọc am. Bật nắp quan tài thấy xác ướp người đàn ông. Sau này, các nhà sử học xác định ngôi mộ có tuổi 700 năm.

Chính gia đình Hằng cũng để thất lạc mộ cụ 4 đời. Nhiều lần, bố Hằng nhờ đồng đội về đào bới mà không thấy. Đúng ngày giỗ cụ, Hằng thử đi tìm. Không ngờ, Hằng “nhìn” thấy mộ cụ nằm trên đường đi. Hằng liền rủ mấy người anh ra đường đào.
Mấy anh bảo vệ xã nhìn thấy thì bảo: “Chết dở thật. Con ông bộ đội rỗi việc đi phá đường”. Hằng khẳng định dưới lòng đường có mộ thì mấy anh bảo vệ bảo: “Thế thì đem cuốc xẻng ra đào thử xem con dở hơi này nó nói có đúng không!”.
Khi đào sâu gần 2m thì xuất hiện một tấm gỗ có khảm chữ Hán. Hằng liền đem rửa mảnh gỗ đi rồi mang cho ông nội đã 80 tuổi đọc. Ông nội Hằng đọc thấy hai dòng chữ ở hai mặt tấm gỗ là “Âm thủy quy nguyên” và “Vinh quy bái tổ” thì lăn ra khóc. Bao nhiêu năm nay đã nhiều đêm ông không nhắm mắt được vì đã để thất lạc mộ tổ.

Lúc này, mọi người không còn nghi ngờ gì về khả năng đặc biệt của Hằng nữa. Nhưng bố Hằng, là một cán bộ được rèn luyện trong môi trường quân ngũ, tính tình cứng rắn, chỉ tin vào khoa học nên vẫn chưa tin vào khả năng của Hằng.
Ông bỏ cả việc cơ quan để ở nhà trông Hằng, đuổi hết những người tìm đến “cầu thánh, cầu thần”. Để chứng minh với bố rằng cô không bị thần kinh, không bị hoang tưởng di chứng chó dại cắn, cô xin bố cho đi thi đại học và hứa chắc chắn sẽ thi đỗ.

Để bố tâm phục khẩu phục, Hằng quay ngoắt sang ôn thi khối A, ĐH Kinh tế quốc dân, cho dù năm trước cô thi khối C. Chỉ có 15 ngày ôn thi, kể từ khi xin bố, vậy mà Hằng đã thi đỗ với số điểm khá cao, 24 điểm.

Khi đó, Hằng đã là cộng tác viên của Viện Khoa học thể dục - thể thao. Một số cán bộ có tâm huyết của Bộ VH-TT đã đi theo Hằng để nghiên cứu rất tỉ mỉ về khả năng tìm mộ. Hằng đã nhờ những vị cán bộ này cho người về giúp cô khảo sát lại di tích lịch sử chùa Dầu quê cô có từ đời nhà Trần.

Hằng về, “nói chuyện” với những người xây chùa, tất nhiên là đã chết cách đây 700 năm, trong đó có cả nhũ mẫu của Huyền Trân Công Chúa, là bà Phan Thị Vinh. Người xưa đã kể tỉ mỉ cho Hằng biết tòa sen như thế nào, bát hương ra sao, có bao nhiêu sắc phong từ các đời vua...

Những gì Hằng thu thập đều được các cơ quan quản lý văn hóa xác nhận đúng. Với những tài liệu, hiện vật thu thập được, Phòng văn hóa đã trình lên tỉnh, tỉnh trình lên bộ và sau đó chùa Dầu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Những gì Phan Thị Bích Hằng làm được cho đời thực sự trân trọng, không lý lẽ gì có thể bác bỏ. Đã có hàng ngàn gia đình tìm lại được người thân, đã có cả ngàn hài cốt liệt sĩ được trở về đất mẹ sau bao nhiêu năm nằm nơi rừng sâu núi thẳm, mà nhiều đồng đội, người thân đi tìm không thấy.

Thậm chí, qua Bích Hằng, lịch sử đã phải viết thêm những trang hào hùng về trận đánh khốc liệt ở cánh rừng K'Nác, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai. Nơi đây, dòng Đắk Lốp đã nhấn chìm 400 thi thể chiến sĩ và cả những chiến công của họ nếu không có nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vượt rừng, lội suối tìm hài cốt của họ để đồng đội đưa về nghĩa trang liệt sĩ, mang lại niềm an ủi cho các gia đình.
Tập tin đính kèm
Ngoaicam-BichHang.JPG
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và mẹ
Ngoaicam-BichHang.JPG (13.94 KiB) Đã xem 26112 lần
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGOẠI CẢM Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Thứ 3 29/05/07 9:09

Mọi người xem thêm ở địa chỉ http://www.uia.edu.vn/ds1.php?cat=10_6 này.
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Bí ẩn hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 3 29/05/07 21:06

[center]Bí ẩn hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm[/center]

[right]cand.com, 01/03/2007
Trong bài có sử dụng một số tư liệu của Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng và của gia đình GS Phương[/right]

Nhớ lại hành trình tìm hài cốt người em gái qua các nhà ngoại cảm, GS Trần Phương (tên thật là Vũ Văn Dung), nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, xúc động: “Hài cốt em tôi đã tìm thấy, nhưng những con đường dẫn đến kết quả ấy thì vẫn là bí ẩn”.

GS Trần Phương có cô em gái, sinh năm 1929, tên là Vũ Thị Kính. Trong kháng chiến chống Pháp, cô lấy bí danh là Trần Thị Khang. 16 tuổi, cô Khang đã tham gia cách mạng, làm giao liên rồi trở thành cán bộ phụ vận có uy tín. Năm 1950, cô là Huyện ủy viên Đảng bộ Phù Cừ, Bí thư Phụ nữ cứu quốc huyện, người tổ chức và chỉ huy Đội nữ du kích Hoàng Ngân nổi tiếng một thời.

Tháng 6/1950, trong trận càn quét, địch đã bắt được cô dưới hầm bí mật, đưa về bốt La Tiến, là một bốt khét tiếng tàn ác, án ngữ phía nam tỉnh Hưng Yên. Giặc Pháp đã dùng mọi thủ đoạn cực hình tra tấn hòng buộc cô khai báo, thế nhưng, cô không hé răng nửa lời. Biết không thể thu thập được thông tin gì từ cô, chúng đã giết cô rồi vứt xác xuống sông Luộc. Sau khi cô hy sinh, Đội nữ du kích Hoàng Ngân của huyện đã phát động tuần lễ giết giặc trả thù cho cô. Chính phủ đã truy tặng cô Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.

Huyện ủy và Đội nữ du kích Hoàng Ngân đã tổ chức đi tìm hài cốt cô Khang nhiều năm ròng nhưng không thấy. GS Phương kể: “Mẹ tôi hồi còn sống thỉnh thoảng lại hỏi: Có tìm thấy em không? Tôi đành tìm lời an ủi: "Bao giờ hết chiến tranh, con sẽ tổ chức việc tìm kiếm chắc được thôi mẹ ạ". Nói thế mà lòng tôi đau nhói vì biết mình bất lực trước nỗi đau của mẹ. Cả dòng sông Luộc mênh mông như thế, biết tìm ở đâu.

GS Phương cho biết, ông là người được đào tạo theo tinh thần khoa học thực nghiệm nên cái gì chứng minh được mới tin là có, cái gì chưa chứng minh được thì dứt khoát không tin. Chính vì không tin chuyện thần thánh, ma quỷ nên những ngày giỗ bố mẹ, em gái, tổ tiên ông không làm cơm cúng, không thắp hương mà chỉ cắm vài bông hoa tươi để tưởng nhớ.

Những năm gần đây, khi nghe tin nhiều người tìm được hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm, nhưng GS Phương cũng không tin là chuyện có thật, ông cho rằng đó là trò lừa bịp. Tuy nhiên, được sự hướng dẫn của nhiều người, ông cũng muốn tò mò thử xem sao.

Để giúp GS Phương, nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã đã bay từ TP HCM ra Hà Nội. Anh Nhã kể với GS Phương rằng, anh từng là một kỹ sư hóa, đảng viên, nhiều năm công tác ở Đoàn Thanh niên TP HCM.

Anh Nhã có khả năng ngoại cảm do học thiền. Anh đã vẽ sơ đồ cả ngàn ngôi mộ và các nhà khoa học thống kê thấy chính xác 60%. Bản thân anh cũng không hiểu vì sao anh có khả năng đó, chỉ biết rằng thông tin đến với anh thế nào thì anh vẽ ra vậy, còn thông tin đúng hay sai, đối với anh cũng vẫn là điều bí ẩn.

“Trận đồ bát quái” của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã
Trong căn phòng làm việc của GS Phương, anh Nhã hỏi vài thông tin về cô Khang, rồi anh lấy một tờ giấy to và mấy cây bút màu ra vẽ bản đồ. Anh Nhã vẽ một cách thư thả, lưu loát, không có vết gạch xóa nào. Trên bản đồ thể hiện con sông uốn lượn, đường to đường nhỏ giao nhau và ghi rõ: Từ bến đò La Tiến đi về hướng đông nam thấy một trường học, đi chừng 1,6km thì đến ngã tư, phía trái ngã tư thấy quán tạp hóa có cửa màu xanh dương, lúc đó rẽ tay phải thấy cái đình.

Đi chừng 1km thì rẽ trái vào con đường nhỏ. Đi tiếp 60m rồi rẽ phải, đi khoảng 45m nữa thì đến mộ. Mộ nằm trên đất nhà cô Nhường, 47 tuổi. Đối diện với mộ là quán ông An, 56 tuổi. Mộ chôn đầu về hướng tây, cách gốc cây đa 4m, trên mộ có một khúc cây dài 4 tấc, một cục gạch vỡ màu nâu đỏ và 5 cây cỏ dại có hoa màu tím nhạt.

Đọc lời miêu tả trên bản đồ thấy hoa cả mắt, nhiều đường loằng ngoằng như vậy thì sẽ rất khó chính xác. Thấy GS Phương có vẻ suy nghĩ, anh Nhã liền bảo: “Tôi sẽ cho GS một tín hiệu để tìm nhé”. Nói rồi anh Nhã ghi vào bản đồ: 13h30 ngày thứ tư 28/7 sẽ có một bé gái chừng 11 tuổi, mặc áo hoa xanh đến gần mộ. Anh Nhã còn dặn tiếp: “Nếu GS đến sớm thì 5 cây cỏ dại có 10 bông hoa tím, nếu đến muộn thì chỉ còn 5 bông”.

GS Phương ngạc nhiên quá liền hỏi: “Anh không biết gì về vùng đất đó, vậy dựa vào cái gì mà anh vẽ tấm bản đồ chi tiết đến vậy?”. Anh Nhã nói: “Tôi thấy trong đầu hiện ra như thế nào thì tôi vẽ như thế, tôi cũng không hiểu”. GS Phương hỏi tiếp: “Còn tên những người như cô Nhường, ông An, sao anh biết?”. Anh Nhã giải thích: “Tôi thấy trong tai có những âm thanh ấy. Có thể là Nhương, Nhường hoặc Nhượng. Cũng có thể là 47 hoặc 87 tuổi. Còn An thì cũng có thể là Am...”.

Trao đổi xong, anh Nhã liền chia tay GS Phương, vào TP HCM để tiếp tục công việc của lãnh đạo một doanh nghiệp. Tin thì ít, ngờ vực thì nhiều, song GS Phương vẫn thử làm theo lời chỉ dẫn của anh Nhã.

Theo chỉ dẫn, gia đình GS Phương vượt 100km từ Hà Nội về bến đò La Tiến. Tuy nhiên, tìm suốt cả buổi mà không thấy dấu hiệu khớp với bản đồ anh Nhã vẽ. Tình cờ lúc đó có một cụ già tên Yên ở làng đi qua, xem bản đồ rồi bảo: Bản đồ này vẽ theo đường ngày xưa, những con đường hầu như đã được nắn lại. Các địa điểm trên bản đồ và thực tế cũng không chính xác về cự ly. GS Phương liền gọi điện cho anh Nhã và anh bảo, miễn là tìm thấy các dấu hiệu như đã tả sẽ thấy phần mộ, còn cự ly thì có thể do anh ước lượng không chính xác.

Tham khảo những người già trong làng về thực địa xưa kia của ngôi làng, cùng với những chỉ dẫn trên bản đồ, GS Phương cũng xác định được các dấu vết như trường học, đình, quán tạp hóa, những con đường, ngõ ngách... Thông tin đã dẫn đến nhà ông Điển, một nông dân trong làng. Ông Điển khẳng định đất trong đê không thể có hài cốt. Ông Điển chỉ cho GS Phương dải đất bãi ngoài đê, cạnh vụng Quạ.

Người dân ở đây gọi là vụng Quạ bởi nơi đây ngày xưa có nhiều quạ bay đến ăn xác chết bị cuốn vào đây. Cạnh vụng Quạ có 3 ngôi mộ vô thừa nhận. Tuy nhiên, không thấy có dấu hiệu nào quanh 3 ngôi mộ như anh Nhã nói nên mọi người lại vào làng.

Trong làng, giữa một mảnh đất khá rộng, có một ngôi nhà quay về hướng nam, có sân gạch, tường hoa, mảnh vườn có những vạt dây lang và cái ao nhỏ. Cạnh đó có con đường làng, đầm sen rộng mênh mông. Phía bên kia đầm sen là đê sông Luộc. Sau ngôi nhà là một vườn chuối. Mảnh vườn phía tây ngôi nhà trồng mít um tùm, dưới đất đầy cỏ dại, toàn một loại hoa bằng hạt thóc màu tím nhạt. Anh Nhã bảo chỗ ngôi mộ có 5 cây hoa màu tím, nhưng trong mảnh vườn này đếm đến cả vạn cây. Đâu đâu cũng thấy gạch vỡ bừa bãi, cành cây mục, như đánh đố những người tìm kiếm.

Ngay chân đê sông Luộc là nhà anh An, 45 tuổi. Nhà xây bằng gạch để ở chứ không bày biện bán hàng như anh Nhã nói. Tuy nhiên, chị vợ anh An cho biết, nhà có một quán hàng ở chợ, song nếu người quanh xóm mua hàng thì vợ chồng anh cũng có để bán. Còn đất bà Nhường? Cả làng không có ai tên Nhường hay Nhượng mà chỉ có bà Nhương, 70 tuổi.

Qua những dấu hiệu trên, có thể kết luận rằng những thông tin dẫn dắt việc tìm đến ngôi mộ đã có đủ, nhưng những dấu hiệu của ngôi mộ thì lại không thấy. Mọi người đành nghỉ ngơi để chờ đến 13h30, xem có cháu bé dẫn đường như anh Nhã miêu tả hay không.

Lúc đó là trưa hè oi ả. GS Phương chợt nghĩ, ở cái làng hẻo lánh giáp đê này thì kiếm đâu ra một bé gái mặc áo hoa xanh? Mặc dù vậy, GS vẫn phân công mọi người đón các ngả đường dẫn đến nhà ông Điển. Cả giờ đồng hồ đường xá vắng tanh. Quá 15 phút mà vẫn không thấy bóng người. Bỗng một tốp thanh niên cười nói đạp xe từ cuối làng qua. Nhưng tất cả là con trai.

Mấy phút sau thì có một tốp con gái cũng từ cuối làng đi tới. Tuy nhiên, một cháu dường như không muốn đi nữa mà đứng lại. Cháu bé mặc áo màu xanh lá cây, có hai bông hoa in to trước ngực. Cô bé bảo mình đã 15 tuổi, nhưng trông vóc người nhỏ hơn so với bạn bè cùng tuổi.
GS Phương hỏi về những ngôi mộ vô thừa nhận, cháu gái này chỉ mấy ngôi mộ ở vườn chùa ngay cạnh đó. Tuy nhiên, đây là những ngôi mộ của những người chết đói năm 1945. Cô bé lại chỉ 3 ngôi mộ phía ngoài đê, cạnh vụng Quạ. Khi ra chỗ vụng Quạ, cô bé đứng chừng nửa tiếng bên bờ ao trước nhà ông Điển mà không có mục đích gì cả. GS Phương thầm nghĩ: “Phải chăng đó là tín hiệu anh Nhã “điều” cho mình?”. Nhưng rồi cuối cùng không khai thác được gì từ cô bé cả.

Đến chiều, gần như mất hết phương hướng, GS Phương lại gọi điện cho anh Nhã. Anh Nhã bảo GS Phương đi tìm ngôi nhà mà 4 mặt đều sơn màu trắng lốp, trước nhà đầy hoa đỏ.

Mọi người tìm khắp làng chỉ thấy những ngôi nhà màu vàng hoặc xám. Cuối cùng mọi người mới chợt nhận ra cái quán nước bên đường bé tí tẹo, thấp lè tè, đủ kê chiếc giường, bày bán vài thứ hàng lặt vặt được quét vôi 4 mặt trắng xóa. Mọi người tạm cho đó là ngôi nhà. Còn hoa đỏ chính là cái đầm sen trước mặt với một biển hoa đỏ. Khi đó trời đã nhá nhem tối, mọi người phải rút về.

Qua điện thoại anh Nhã dặn GS Phương: “Tìm được quán trắng làm mốc là tốt rồi. Ngày mai sẽ tìm tiếp. Tìm mộ là một quá trình vất vả, không phải một lần là thấy ngay được”.

Sau đó anh chỉ dẫn cho công việc ngày mai: 8h sáng có mặt ở quán sơn màu trắng. Khi đó sẽ có một con chó vàng nâu đến cách đó chừng 10m, nó nhìn xem mình có đi theo nó không, rồi quay đi. Hãy đi theo nó. Nó sẽ đi hơn 100m rồi dừng lại ngửi và bới.

Cần quan sát khu vực đó để tìm những dấu hiệu phần mộ như đã ghi trên bản đồ. Nếu tín hiệu trên không xuất hiện thì hãy tìm một con chó vàng nằm ốm một chỗ rồi đánh dấu chỗ đó mà đào.

Hôm sau, mọi người chờ mãi không thấy con chó nào xuất hiện liền chia nhau vào trong làng tìm. Trong làng nhà nào cũng thấy nuôi chó vàng và hễ thấy ai vào là chúng lao ra sủa ầm ĩ. Tìm kiếm mãi rồi cũng thấy một con chó vàng nằm ệp trong nhà cụ Nhờ. Nhưng con chó không phải ốm mà nó chửa, rồi không ăn cơm, cứ nằm im một chỗ.

Mọi người đổ ra khắp ngả tìm kiếm quanh vòng tròn bán kính 10m, lấy tâm điểm là nơi con chó nằm. Thế rồi mọi người phát hiện ra một gốc cây đổ bằng bắp chân, bị vạt rau lang vùi lấp. Cách gốc cây chừng 2m có mấy viên gạch vỡ màu nâu đỏ. Cách mấy viên gạch vỡ đó chừng 3m về hướng đông thì có cây cam cạnh bức tường. Có 5 gốc cây dây leo mọc bên cây cam và bám vào tường. Mọi người đếm kỹ thì thấy mỗi cây có 2 bông hoa tím nhạt, to bằng ngón tay.

Qua điện thoại, anh Nhã hướng dẫn: Từ gốc cây đổ đến dây hoa tím vẽ thành một hình tam giác rồi đứng vào giữa, đánh dấu lại. Lấy một chiếc đũa cắm vào, rồi tự tay GS đặt một quả trứng lên đỉnh chiếc đũa. Nếu quả trứng nằm im thì đào chỗ đó, còn trứng rớt xuống thì cắm lùi ra nửa mét.

Tuy nhiên, GS Phương hết đặt đứng lại đặt nằm, quả trứng vẫn lăn bịch xuống đất. GS Phương bực mình nghĩ: Chỉ tại cái đũa chết tiệt. Đầu đũa tiết diện nhỏ quá mà lại không phẳng thì làm sao mà đặt cho cân được. Ông liền lùi lại nửa mét, cắm chiếc đũa và đặt quả trứng. Kỳ lạ quá, quả trứng nằm im trên đầu đũa.

GS Phương khá ngạc nhiên nhưng ông không tin có sự can thiệp của linh hồn người chết, bởi theo ông trên đời làm gì có linh hồn, mà nếu có linh hồn thì nó cũng đâu phải là một lực tác động vật chất?

Trước khi tiến hành đào bới, mọi người tạm nghỉ, ra bến đò La Tiến ăn cơm. Trời đang nắng gắt bỗng giông gió nổi lên, mây đen ùn ùn kéo đến rồi mưa tầm tã suốt một giờ đồng hồ. Tạnh mưa, mọi người quay về thì sửng sốt khi thấy quả trứng vẫn yên vị trên đầu đũa. Chẳng lẽ khi mưa, bao giờ cũng có hai giọt nước rơi cân bằng xuống hai đầu quả trứng? Chẳng nhẽ gió to như vậy mà không có tác động gì? Theo lời GS Phương, khi ông gỡ quả trứng ra khỏi chiếc đũa, hai tay ông cảm giác như có lực hút nhẹ. Ông nghĩ: Phải chăng nước mưa đã làm giãn nở quả trứng và chiếc đũa tre khiến cho quả trứng gắn chặt vào đầu đũa?

Hai tốp thợ thay nhau đào sâu, rộng như lời anh Nhã nói. Rồi đào thêm về hướng nam vài mét. Tuy nhiên, đào đến tối mịt, hố sâu đến gần 3m mà vẫn chỉ thấy đất và cát. Mọi người đều tỏ ra chán nản và cảm thấy “thầy” Nhã đã hết “phép”. Mặc dù vậy, GS Phương vẫn quyết định phải tiếp tục tìm kiếm, hy vọng tìm được hài cốt em gái.

Ngày thứ ba, rồi ngày thứ tư, gia đình GS Phương tiếp tục tìm kiếm, thậm chí vượt cả sang bên kia sông, thuộc đất Thái Bình để đi tìm những địa danh giống như trên bản đồ “thầy” Nhã vẽ, kết cục là sự chán nản, mất hết niềm tin. GS Phương cũng như những người con, anh em, đều là những nhà khoa học, vốn đã không tin những chuyện tâm linh, nay trực tiếp đi tìm mộ không thành thì lại càng mất niềm tin vào các nhà ngoại cảm. Tất cả các hướng tìm kiếm như trên bản đồ và sự chỉ dẫn của anh Nhã coi như tắc tị.

GS Phương chợt nghĩ: “Ông Nhã này đánh đố mình. Ông ấy bày ra cả một “trận đồ bát quái” rồi bảo mình đi tìm cho đủ. Lục tìm cả đất nước này chưa chắc đã có nơi nào khớp với cái “trận đồ bát quái” của ông”. Nhưng GS Phương lại nhớ đến lời của anh Nhã rằng khả năng tìm mộ của anh chỉ trúng 60%, vậy thì chẳng có lý gì để thắc mắc khi trường hợp của mình rơi vào 40% kia?

(Còn nữa)

Phạm Ngọc Dương
Tập tin đính kèm
Ngoaicam-BichHang 2.JPG
Giáo sư Trần Phương và Phan Thị Bích Hằng
Ngoaicam-BichHang 2.JPG (9.22 KiB) Đã xem 26083 lần
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Bí ẩn tìm mộ bằng ngoại cảm (2): Tìm được hài cốt nhờ gọi h

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 4 30/05/07 14:54

[center]Bí ẩn hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm (2): Tìm được hài cốt nhờ "gọi hồn"[/center]

[right]cand.com, 04/03/2007[/right]

Cuộc tìm mộ bằng sự hướng dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã coi như thất bại. Mặc dù thất vọng lắm, song GS Trần Phương vẫn thử lần cuối với nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất, mà nhiều người ở Hà Nội biết đến, đó là Phan Thị Bích Hằng.
Mọi người đồn đại rằng, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có khả năng “gọi hồn”, song GS Phương vẫn không tin trên đời lại có linh hồn. Việc gặp chị Hằng ngoài tìm kiếm thông tin về ngôi mộ cũng là kiểm nghiệm xem có linh hồn thật hay không. Buổi tiếp xúc với nhà ngoại cảm hôm đó chỉ có GS và hai chị em gái của ông. GS dặn trước hai người không được nói gì kẻo để lộ thông tin cho “thầy bói nói dựa”.

Khác với anh Nhã, chị Hằng yêu cầu GS đặt lên bàn một chiếc cốc, một vốc gạo để cắm hương, một ngọn nến và một bức ảnh của cô Khang. Khi đó chị Hằng nói rằng: “Bác không thờ trong căn phòng này bao giờ nên có thể cô Khang khó về”. Nghe chị Hằng nói vậy, GS Phương giật mình. Chẳng những ông không thờ bao giờ mà từ 10 năm nay ông không ở ngôi nhà này, mà giao cho con ở.

Sau đó, theo lời kể của GS Phương, “linh hồn” cô Khang đã về theo tiếng gọi của chị Hằng. Chuyện này được ông chép lại rất tỉ mỉ:

Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình cô Khang, chị Hằng bỗng hớn hở: “Cháu chào cô ạ. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi hài cốt của cô hiện nay ở đâu?”. Rồi chị Hằng quay sang phía GS Phương hạ giọng: “Có một người đàn ông về đây cùng với cô Khang. Chú ấy nói tên là Sơn”. GS Phương rùng mình xúc động. Người tên Sơn chính là người anh, người đồng chí, người bạn thân thiết nhất của ông đã hy sinh.

Qua “phiên dịch” của chị Hằng, “linh hồn” cô Khang nói: “Anh không có duyên rồi. Anh đi tìm em, đối mặt với em rồi mà không đến được với em. Từ hôm anh đến, mấy chị em trong Đội Hoàng Ngân của em cứ bảo sao lâu không thấy anh Phương trở lại. Chỗ em nằm chỉ cách chỗ anh đào ba bước chân về phía bờ ao”.

GS Phương hỏi: “Vậy em nằm trên vườn hay dưới ao?”. “Đến bờ ao cũng còn 3 bước chân nữa. Phía trên em chừng 2m là chị Nguyễn Thị Bê, đội viên Đội Nữ du kích Hoàng Ngân, quê ở ngay làng La Tiến. Cách chỗ em nằm cũng chừng 2m về phía đông là một người đàn ông bị bắt từ Hải Dương về, em không biết tên, ba cái mộ dường như nằm trên một đường thẳng. Hai người kia bị giết cùng một ngày với em.

Chúng cột tay ba người lại với nhau rồi vứt xuống sông lúc nửa đêm. Dân phòng ta có đi tìm nhưng không thấy. Mãi mấy ngày sau xác mới nổi lên. Dân vớt được mới đem về đây chôn. Xa hơn còn 7 người nữa cơ. Mấy người nổi lên trước thì dân còn cho được manh chiếu, còn nổi lên sau thì đến manh chiếu cũng không có nói gì đến quan tài”.

Sau đó, “cô Khang” còn chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm, với các đặc điểm về cây cỏ xung quanh mà GS Phương nhận ra ngay. GS Phương hỏi tiếp: “Em có biết chỗ em nằm thuộc đất của ai không?”. “Cô Khang” bảo không biết đang nằm trên đất của ai.
Chị Hằng nhìn vào khoảng không hỏi: “Hài cốt của cô còn nguyên vẹn không?”, thì “cô Khang” nói với GS Phương: “Chúng đánh em gãy xương sườn, gãy xương cánh tay và xương đòn tay bên phải, gãy hai chiếc răng hàm trên bên phải, dập gò má bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn, vì chôn có quan tài đâu”.

GS Phương hỏi với ý tứ điều tra: “Răng em màu gì?”. “Bây giờ màu đen”. Ông vội cãi: “Nhưng trước đây răng em trắng cơ mà?”. “Cô Khang” nói tiếp: “Em chưa nói hết. Răng em đen xỉn do bùn đất ngâm vào chứ không phải đen hạt na. Ngày xưa, các anh ấy hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, tươi tắn nhất đội du kích. Nếu anh có đào nhầm sang mộ khác thì anh vẫn có thể nhận ra ngay, vì hàm răng của em không thể lẫn được.

Cả khuôn mặt em cũng vậy. Tuy gò má bên trái có bị dập, nhưng cả khuôn mặt thì vẫn còn. Anh có thể dễ dàng nhận ra em. Nhưng khi đào anh phải cẩn thận, vì chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay”.

Nghe “cô Khang” nói vậy, GS Phương xúc động trào dâng. Mặc dù chỉ được nhắc đến một cách kín đáo, nhưng ông nhận ra ngay những đặc điểm của người em gái. Người con gái đã lìa đời 50 năm mà vẫn không quên niềm tự hào về nhan sắc của mình, được các chàng trai ngưỡng mộ. Nghĩ vậy, lòng ông chợt xót xa.

“Cô Khang” còn dặn tiếp: “Khi đào, anh chú ý cổ tay em vẫn còn cái vòng bằng sắt. Thực ra đó là cái còng sắt chúng xích tay em vào tay người đàn ông bị bắt ở Hải Dương”. GS Phương hỏi: “Nếu tìm được hài cốt của em thì đưa em về quê mình, cạnh mộ bố mẹ hay là đưa em về nghĩa trang liệt sĩ của huyện, nơi anh Sơn đang nằm?”.

“Cô Khang” nói: “Mẹ bảo em rằng: Con là phận gái thì về với bố mẹ để sau này cháu chắt còn viếng thăm, hương khói cho con. Nhưng anh Sơn thì bảo: Em đã đi theo Đội du kích Hoàng Ngân em cứ về nghĩa trang liệt sĩ. Tổ quốc ghi công mình đời đời người ta thắp hương cho mình chứ đâu chỉ có con cháu trong gia đình”.

Sau một hồi GS Phương trò chuyện cùng em gái, thì “anh Sơn” lên tiếng “trò chuyện” với ông. GS Phương xúc động quá, không kìm được lòng, thốt lên như muốn khóc: “Trời ơi, anh Sơn!”.

Người tên Sơn hơn GS Phương 4 tuổi, từng là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Sơn Tây, Hà Đông, được điều vào bộ đội khi thành lập Đại đoàn 320 làm Trưởng ban Tuyên giáo của Đại đoàn. Anh hy sinh trong chiến dịch Hà Nam Ninh, vào tháng 6/1951.

Để kiểm nghiệm tiếp tính xác thực của “linh hồn”, GS Phương đưa cho chị Hằng bức ảnh đã thủ sẵn trong túi định bụng sẽ hỏi “linh hồn” về người này, nếu “linh hồn” không nhận ra thì hẳn là chuyện tào lao, những câu giao tiếp như với "linh hồn" chỉ là do Hằng bịa ra cho sinh động.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng xem ảnh và bảo đúng là bác Sơn, nhưng trông già hơn trong ảnh. Thực tế, bức ảnh chụp năm 1948 trong tư thế rất bảnh trai, khi GS Phương đang công tác ở Sơn Tây.

“Anh Sơn” nói: “Chú tìm em Khang mà không nói với anh một câu. Lần sau báo trước cho anh, anh sẽ dẫn đường chú đến tận nơi. Ai khoanh cho chú chỗ ấy là họ hiểu biết đấy. Cũng may là khúc sông ấy hơi cong lại, xác em mình dạt vào, nếu không đã trôi tuột đi rồi”. GS Phương hỏi: “Anh bảo sẽ dẫn đường cho em, nhưng làm cách nào em nhận ra được?”.

“Anh Sơn” nói tiếp: “Anh không thể nắm tay chú nhưng anh sẽ tìm một con vật nào đấy, con ong, con bướm chẳng hạn, rồi sai khiến nó để nó dẫn đường cho chú. Chú cứ đi theo nó đến chỗ nó đậu”.

GS Phương còn hỏi ngày giỗ cô Khang là ngày nào thì “cô Khang” trả lời: “Đối với anh Phương thì ngày nào mà giỗ chả được. Em bị chúng nó bắt có được bóc lịch đâu mà biết ngày. Chỉ nhớ một hôm vào khoảng 18 hay 19 gì đó thằng quan tư bảo: “Bọn mày cứng đầu đến ngày 24 mà không khai thì bắn bỏ”. Anh cứ lấy ngày ấy là được, còn ngày âm lịch thì em không biết là ngày nào”. Sau này so ra thì mới biết ngày 24/5/1950 là ngày 10/5 âm lịch.

Sau khi trao đổi vài thông tin quanh chuyện tìm mộ thì “linh hồn” cô Khang và anh Sơn biến mất. Khi đó, cuộn băng ghi âm 90 phút cũng vừa hết. GS Phương đã nghe đi nghe lại cả trăm lần cuốn băng này và ông không thể nào bác bỏ những sự thật hiển nhiên của cái gì đó gọi là “linh hồn”. Vậy nên, ông tiếp tục tiến hành cuộc tìm mộ người em gái lần thứ hai.
GS Phương cùng anh em trong nhà tiếp tục xuống địa điểm đào bới lần trước. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cùng đi để chỉ địa điểm cho chính xác. Chị Hằng đến gần gốc nhãn, ngắm nghía một lát rồi cắm hương xuống đất. Lấy bó hương làm tâm, chị vạch một ô hình chữ nhật để đào.

Nhìn bó hương của chị Hằng, GS Phương thấy nó cách chỗ đặt quả trứng lần trước 2m ra phía bờ ao, nhưng lại lui về hướng đông 1m. So với điểm con bướm đậu và cây que thì cũng xê dịch chừng 1m về hướng đông.

Trong khi thợ đào đất chuẩn bị làm việc, nhà ngoại cảm Bích Hằng đặt ảnh cô Khang dưới gốc cây vải phía cuối cái hố rồi nói: “Thưa cô, chỗ cô nằm thì cháu đã vạch theo tọa độ cô chỉ dẫn rồi, cô xem đã thật chính xác chưa để chỉ bảo cho cháu. Còn hài cốt thì như hiện trạng cháu nhìn thấy còn rất ít, khi bốc lên có thể mủn ra. Vậy xin cô cho phép bốc lẫn cả đất mang về. Nếu không được đầy đủ thì cô cũng thông cảm cho...”.

“Anh Sơn” nói chen vào qua sự “phiên dịch” của Bích Hằng: “Cứ bốc cho bằng hết, dù ít dù nhiều thì cũng là máu thịt của em mình. Không bỏ vừa trong tiểu thì đắp lên mộ cho em”.

“Cô Khang” lại nói tiếp: “Nếu có cách gì làm cho cụ Đặng Đình Giám sống lại thì gia đình mình khỏi mất công đi tìm kiếm. Rất tiếc là đã gặp cụ ở âm phủ mất rồi. Em bị chúng nó ném xuống sông, khi xác nổi lên gặp lúc triều cường, dạt vào một khúc quanh nên được cụ Giám vớt lên kéo qua một cái rãnh nước. Cụ bảo: Mấy vị chết ở đây, nếu đói khát, khi nào ông An lên hương thì vào mà xin lộc”.

Sau một hồi trò chuyện trên trời, dưới bể liên quan đến những hài cốt ở quanh khu vườn, chị Hằng “xin phép cô Khang” cho bắt đầu đào mộ.

Đào hết lớp đất “vượt thổ” thì chị Hằng ra lệnh cho thợ ngừng đào. Chị nhảy xuống hố lấy dầm gạt nhẹ từng lớp cát đen. Chưa đến một gang tay thì vướng ngay vào thanh củi mục. Nạy lên, ngâm vào nước thì nhận ra đó là một khúc tre già, ruột tre đã phân hủy hết, nhưng đốt và cật tre thì vẫn còn nguyên. Mọi người đều kinh ngạc khi biết thông tin về cái cán thuổng đã được báo trước.

Riêng GS Phương thì mừng khôn xiết vì đây là dấu hiệu đáng tin cậy nhất để nhận biết nấm mộ này đích thực là mộ em gái ông. Cái cán thuổng (nhà ngoại cảm nói trước đó rằng, khi người chôn xác đào đất bị gãy thuổng đã chôn luôn cán làm dấu) đã bị vùi dưới đất cách đây 50 năm, người đời không ai tạo ra nó và cũng không thể nhìn thấy nó được. Sự chính xác đã đạt đến mức chi tiết.

Sau khi tìm thấy cán thuổng, chỉ gạt vài lớp cát mỏng là phần cốt cô Khang hiện ra. Khi chôn, người ta đã đặt cô nằm nghiêng, người hơi cong, mặt nhìn về hướng nam, đầu về hướng đông, chân về hướng đông nam, trùm lên sọ là một mảng tóc đen, rồi đến đốt xương cổ nhìn rất rõ. Nhưng khi bốc lên thì tóc vụn ra như tro, những đốt xương nguyên vẹn mủn ra như những chiếc bánh quy thấm nước.

Mọi người cũng tìm được 5 chiếc răng. Xem xét kỹ thì đúng là răng trắng (chứ không phải nhuộm đen như phụ nữ thời đó), nhưng do ngâm lâu trong bùn nên ngả sang màu đen xỉn. Còn chiếc còng sắt thì tìm mãi không thấy. GS Phương nhận định, có thể qua nhiều năm trong bùn đất nó đã han gỉ rồi tan vào đất mất rồi.

Sau khi tìm mộ, nhà ngoại cảm Bích Hằng nói với GS Phương: “Lần này đi tìm mộ cô Khang, cháu thương cô quá. Cháu hỏi cô rằng cô chỉ cho cháu móng tay cô ở đâu để cháu tìm thì cô giơ hai bàn tay lên trước mặt cháu, nói: Chúng nó rút hết móng tay của cô rồi còn đâu mà tìm”. GS Phương bàng hoàng kinh ngạc vì điều này chỉ có mình ông biết.

Sau khi cô Khang bị giặc sát hại, Huyện ủy Phù Cừ gửi riêng cho ông một bản báo cáo kể rõ cô Khang bị bắt, bị tra tấn, bị giết hại như thế nào. Trong những cực hình mà địch sử dụng có việc dùng kìm rút hết móng tay, rồi cắm kim vào đó. Chúng còn gí điện, xiên gậy vào người rồi treo lên cành cây mà đấm đá đến chết.

Khi nhận được bản báo cáo đó, ông Phương đã khóc rất nhiều, tuy nhiên, ông giữ kín điều này, không cho ai biết để rồi phải đau lòng. Khi được chị Hằng kể lại điều đó, ông có một niềm tin chắc chắn người nằm dưới mộ đích thực là em gái của ông, không ai khác được.

Công việc thu vét hài cốt xong xuôi thì nắng chiều đã tắt. Mọi người vây quanh gốc cây vải, nơi đặt bàn thờ tạm. Đến nhá nhem tối, gia đình GS Trần Phương mới đưa hài cốt của cô Khang về nhà. Hai ngày sau, lễ truy điệu nữ du kích anh hùng Trần Thị Khang (tên thật là Vũ Thị Kính) đã diễn ra trang trọng tại nghĩa trang liệt sĩ của huyện với sự có mặt của hàng ngàn người.

Khuôn mặt của GS Phương đầy vẻ xúc động và mãn nguyện. Nỗi day dứt sau nửa thế kỷ của ông là lời hứa với mẹ sẽ tìm hài cốt em gái về giờ mới thực hiện được. Tuy nhiên, những bí ẩn của thế giới tâm linh huyễn hoặc sẽ vẫn còn ám ảnh ông mãi mãi, bởi ông là một nhà khoa học, không tìm ra được lời giải cho những hiện tượng kỳ bí này, lòng ông khó có thể nguôi ngoai...

(Trong phần này chúng tôi có sử dụng một số tư liệu của Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng và của gia đình GS Phương)

Phạm Ngọc Dương
Tập tin đính kèm
Ngoaicam-emgaiSGPhuong.JPG
Cô Khang (em gái GS. Trần Phương) thời trẻ
Ngoaicam-emgaiSGPhuong.JPG (11.13 KiB) Đã xem 26069 lần
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Các lí do nghi ngờ ngoại cảm

Gửi bàigửi bởi HienDam » Thứ 4 30/05/07 15:04

Các lí do nghi ngờ ngoại cảm

Nhà nghiên cứu, đại tá Đỗ Kiên Cường, phân viện phó Phân viện Vật lý y sinh học, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng):

1. Sự tiến bộ không ngừng là tiêu chí của một khoa học tốt, nhưng môn ngoại tâm lý thì không đạt được một tiến bộ đáng kể nào sau cả trăm năm.

2. Ngoại cảm được định nghĩa một cách khác thường, không phải theo nghĩa nó là cái gì mà theo nghĩa nó không là cái gì!

3. Các tuyên bố về chứng cứ khoa học của ngoại cảm thường bị cách ly khỏi quan điểm thông thường của môn thống kê học.

4. Các nghiên cứu ngoại cảm thường mắc lỗi giản lược trong phương pháp luận.

5. Ngoại cảm không liên quan với bất cứ một lý thuyết khoa học đã được xác lập nào.

6. Tính lặp lại là điều cốt tử của các khoa học thực nghiệm. Ngoại cảm không thỏa mãn tiêu chí này.

7. Ngụy tạo, lừa gạt là bạn đồng hành với ngoại cảm trong suốt tiến trình lịch sử.

(Ý kiến này được đăng kèm trong bài "Bí ẩn hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm" của Phạm Ngọc Dương).
RANDOM_AVATAR
HienDam
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 23/05/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

NHỮNG NGƯỜI LÀM "KHOA HỌC KỲ LẠ"

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 6 01/06/07 9:10

[center]NHỮNG NGƯỜI LÀM "KHOA HỌC KỲ LẠ"[/center]

Nguồn: tuoitre.com.vn, Thứ Bảy, 08/01/2005

“Ngày xưa Galillée đã “điên” khi nói Trái đất tròn, nhưng bây giờ Trái đất tròn thật. Nếu nghiên cứu khoa học mà chỉ bảo thủ tin vào những gì đang có, đang giải thích rõ ràng được thì có lẽ 100 năm, thậm chí 1.000 năm sau, khoa học vẫn chỉ giậm chân tại chỗ”.

GS-TS Đào Vọng Đức - nguyên viện trưởng Viện Vật lý Hà Nội, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người - đã nói như thế về công việc của mình và đồng nghiệp. Phóng sự này phản ánh thực tế nỗ lực của họ, còn kết quả như thế nào thì như lời của chính họ đã nói: “Cứ dấn thân vào đi, rồi sự thật sẽ sáng tỏ”.

Căn phòng 107 nhỏ bé lọt thỏm trong khu nhà đồ sộ của Viện Vật lý ở số 10 Đào Tấn, Đống Đa, Hà Nội. Vật dụng đơn sơ với vài chiếc tủ hồ sơ, máy vi tính, bàn ghế cũ kỹ. Không gian quạnh quẽ, mốc thếch mùi thời gian, ít ai tin nổi đó lại là trụ sở của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Một cơ quan thuộc Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật VN bao gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học và những người có khả năng khác thường chuyên đi tìm câu trả lời cho những việc mà... hiện nay chưa trả lời được.

Trồng lúa bằng...nhân điện

Trong hàng loạt đề tài “kỳ lạ” trung tâm này nghiên cứu, gần đây có một đề tài “Nghiên cứu tác động nông nghiệp đối với cây” mà nói rõ hơn là “trồng lúa bằng nhân điện” đã và đang được rất nhiều người chú ý. Chúng tôi tìm gặp GS-TSKH Lê Xuân Tú, trưởng bộ môn năng lượng sinh học của trung tâm, kiêm chủ nhiệm đề tài này, không khó. Hình như ông cũng muốn công việc “kỳ lạ” của mình và cộng sự được rõ ràng hơn trước lắm ý kiến khen, chê ngược xuôi.

“Đó là phương pháp trồng lúa mà chỉ bón phân, chăm sóc bằng ánh mắt”. GS-TSKH Tú ngồi đối diện chúng tôi với đôi mắt nhìn thẳng nghiêm túc sau tròng kính cận. Ông kể chương trình nghiên cứu này đã được thực hiện hơn hai năm tại các cánh đồng ở Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Khởi đầu phương pháp này cũng không hề khác truyền thống với giống má, thửa ruộng, đất đai, nước...

Điểm khác biệt chỉ là cách trồng lúa truyền thống phải bón phân, phun thuốc trừ sâu, còn lúa trồng bằng năng lượng sinh học (nhân điện) thì hoàn toàn không cần trợ lực bởi các “ngoại vật” này. Hằng tuần, những người thực hiện (người có khả năng truyền năng lượng sinh học) sẽ đến nhìn lúa trên thửa ruộng đó khoảng 1-2 phút. “Tất cả chỉ có thế thôi, chẳng bí thuật, bí quyết gì cả. Nhưng không phải ai cũng làm được”. Ông Tú nhấn mạnh và cho biết đó là những người phải qua tập luyện đạt đến mức độ thu nhận, phát truyền được năng lượng sinh học của vũ trụ.

Theo ông, nhận thức cũng như thực hành về năng lượng sinh học ở VN còn ít nhiều tranh luận, nhưng trên thế giới nó đã tồn tại từ lâu. Đây là nguyên khí của vũ trụ có nhiều ảnh hưởng về sinh học lên sinh vật. Ở Ấn Độ, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc... đều có các trung tâm nghiên cứu, thực hành và bộ môn giảng dạy hẳn hoi. Nếu con người không có những dạng năng lượng sinh học khác nhau làm sao người ta đo được điện não đồ, tâm đồ...

Trở lại ứng dụng trong nông nghiệp, ông Tú cho biết cụ thể các ruộng lúa “bón bằng mắt” đã được thử nghiệm ở các địa phương Đan Thầm, Mỹ Hưng, Duyên Thái, Song Phượng, tỉnh Hà Tây; Châu Phong, Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc... Song song với các thửa ruộng trồng lúa bằng nhân điện, nhóm nghiên cứu cũng thuê luôn đất ruộng ở sát bên và trồng theo phương pháp truyền thống để so sánh. Kết quả là lúa “bón bằng mắt” vẫn lên xanh tốt như lúa trồng bón phân, xịt thuốc, năng suất đạt 5-6 tấn/ha. Nhưng cái hơn rõ ràng là lúa “năng lượng sinh học” cho ra thóc sạch, gạo sạch, lâu thiu, còn độ thơm dẻo thì như bình thường.

Trong quá trình trồng, người tò mò, chờ đợi kết quả nhiều, người phản bác cũng không ít. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn kiên trì công việc “lạ đời” của mình. Ngay từ đầu, họ đã mời các nhà khoa học nông nghiệp đến tham quan, kiểm tra tại ruộng. Sau thu hoạch, hạt gạo cũng được gửi đến Viện Công nghệ sau thu hoạch, Viện Cơ điện để phân tích cho kết quả tốt. Đặc biệt, Viện Thổ nhưỡng tham gia nghiên cứu cũng cho thấy đất trồng lúa “năng lượng sinh học” vẫn đảm bảo độ phì nhiêu như đất trồng lúa thường sau hai vụ “trồng chay” và thu hoạch.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi là đến nay có thể khẳng định kết quả đề tài như thế nào, GS-TSKH Tú cho biết một hội đồng khoa học sẽ nghiệm thu trong tháng 1-2005. Riêng ông khẳng định đã đi đúng đường và gặt hái kết quả tốt. “Đó là tiền túi, công sức của cả một tập thể. Ban đầu chỉ thử nghiệm trên 2m2, sau đó tăng 200m2, 900m2, rồi lên đến 20.000m2 sau bốn vụ...”.

Tâm sự với chúng tôi, ông Tú rất hi vọng vào kết quả cuối cùng được thừa nhận, khi ấy sẽ góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp quốc gia. “Phương pháp đơn giản. Vấn đề lớn nhất là con người thực hiện, và chúng tôi đang đào tạo những con người này. Nếu thành công, chắc chắn chúng tôi không chỉ áp dụng trên cây lúa”.


Tìm hài cốt liệt sĩ từ xa

Chuyện những người có khả năng ngoại cảm tìm kiếm, xác minh hài cốt thật sự đã rộ lên suốt hai thập niên qua ở VN với nhiều tên tuổi khắp Bắc - Trung - Nam. Kéo theo đó là hàng loạt người tin, hàng loạt cuộc tìm kiếm có kết quả cũng như... hàng loạt ý kiến phản bác. Ngay từ khi ra đời năm 1996, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người đã xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm mà họ phải lý giải trên cơ sở khoa học và các chứng minh thực nghiệm.

Nó thuộc bộ môn nghiên cứu cận tâm lý do tiến sĩ - thiếu tướng Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm. Năm nay đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn cùng các cộng sự Dương Mạnh Hùng, Phan Thị Bích Hằng, Lê Khắc Bảy, Thẩm Thúy Hoàn... lặn lội khắp đất nước để thực nghiệm và tìm hiểu sự thật trong một loạt đề tài TK05, TK06, TK07...

Trong nhóm họ, Dương Mạnh Hùng là lương y ở Hà Nội. Năm 20 tuổi, anh chết sau một trận sốt cao và đã được tẩm liệm (gia đình anh còn lưu giữ các bức ảnh này). Ông bác ở quê ra trễ nên lật tờ giấy bản trên mặt cháu để được nhìn lần cuối cùng. Bỗng thấy tờ giấy lay động, ông gọi người nhà nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Việt - Đức cấp cứu.

Sau lần thoát chết ấy, anh Hùng tiếp tục học nghề thuốc và đi chữa bệnh. Một lần, trong lúc bắt mạch người bệnh, trong đầu anh tự nhiên như hiện lên cả một đoạn phim về gia đình bệnh nhân cả người còn sống lẫn người đã mất. Trong đầu thấy gì, miệng anh cứ thốt lên như thế, người bệnh ngạc nhiên đến hốt hoảng, còn anh cũng thấy sợ chính mình. Sau đó anh liên tục phát xuất khả năng này mỗi khi bắt mạch thái tố cho bệnh nhân... Riêng Thẩm Thúy Hoàn mới sinh năm 1977 nhưng cũng có khả năng nhìn thấy những điều người khác không thể thấy được như anh Hùng ngay từ năm cô mới... 11 tuổi.

Trong quá trình đi tìm kiếm hài cốt, họ thường phối hợp với nhau, thậm chí mời thêm cả các cộng tác viên như nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Nhã cùng tham gia từ xa để kiểm chứng mức độ chính xác. Đây cũng là điểm khác biệt với những người đi tìm hài cốt riêng lẻ để có thể đối chiếu, so sánh, tổng kết các kết quả khoa học. Có đề tài họ đi tìm người đã mất theo nguyện vọng của người còn sống. Nhưng có đề tài họ “thấy và nghe được” người chết vô danh để tìm kiếm thân nhân còn sống.

Ở nghĩa trang Mường Thanh, nhóm nghiên cứu (gồm tướng Nguyễn Chu Phác, Hàn Thụy Vũ, nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Khắc Bảy) sau khi đọc điếu văn và làm lễ tạ ơn các liệt sĩ, đã chia thành hai tốp xuống các ngôi mộ vô danh. Ở một ngôi mộ, anh Hùng bỗng “thấy và nghe” một người nói: “Tôi là liệt sĩ La Đình Hưởng, quê ở Bắc Cạn, năm 1952 hi sinh ở đường 6, trận Pheo, Hòa Bình. Tôi có bạn thân tên Nguyễn Nguyên Huân, học viên khóa 4, Trường lục quân Trần Quốc Tuấn, hiện vẫn còn sống ở số nhà 66 Triệu Việt Vương...”.

Sau đó, anh Hùng về Hà Nội xác minh và gặp đúng ông Huân xác nhận có bạn là liệt sĩ La Đình Hưởng. Ngoài ra, anh Hùng còn “thấy và nghe” được một liệt sĩ khác tự xưng tên là Trần Văn Chính, nhắn lời hỏi thăm đồng đội Trần Thọ Vệ hiện còn sống ở thôn Phú Điền, xã Phú Hộ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Sau này khi nghe anh Hùng chuyển lời hỏi thăm, ông Vệ đã khóc và cho biết liệt sĩ Chính cùng quê với ông. Cả hai là dân công hỏa tuyến...

Trao đổi với chúng tôi, GS-TS Đào Vọng Đức cho biết các nhà ngoại cảm thành viên hoặc cộng tác viên của trung tâm có nhiều đặc điểm khác nhau. Người thì “thấy” khi bắt mạch cho người bệnh. Người thì “thấy” khi đến tận nơi, thậm chí nhiều người còn “thấy” ở cách xa khi có người nhà thật tâm nhờ tìm kiếm. Khả năng này lúc mạnh, lúc yếu, thậm chí có lúc “mất sóng” hoàn toàn, nhưng mỗi người trong họ đều đã tìm kiếm thành công ít nhất hàng trăm trường hợp. Trong đó có nhiều liệt sĩ vô danh tập trung ở các nghĩa trang liệt sĩ lớn như Mai Dịch, Đông Kim Ngưu (Hà Nội), Kim Tân (Thanh Hóa), Phú Long (Ninh Bình)...

Tuy nhiên, những trường hợp được đưa vào đề tài nghiên cứu đều phải qua kiểm chứng, xác minh, phản biện rất kỹ, bởi nội dung chính của đề tài là “nghiên cứu độ tin cậy về khả năng tìm mộ của các nhà ngoại cảm”. Ngoài việc đã tìm kiếm được hơn 1.000 hài cốt liệt sĩ và nhân dân, các nhà ngoại cảm của trung tâm còn tham gia giúp đỡ tìm kiếm những người mất tích, chữa cai nghiện ma túy...


Vĩ Thanh

“Bởi chúng tôi đang cố gắng lý giải những vấn đề mà khoa học hiện nay chưa có khả năng trả lời cụ thể, nên ai muốn nói đúng cũng được, nói sai cũng được. Nhưng đến giờ chúng tôi có thể khẳng định là hoàn toàn thanh thản với những gì mình đã làm...”.

GS-TS Đức nhẹ nhàng tâm sự với chúng tôi và cho biết nguyên tắc hàng đầu của trung tâm là phi lợi nhuận không ai có lương từ đây. Ông không khẳng định tất cả những gì mình và đồng nghiệp làm là đúng hoặc tương lai sẽ hoàn toàn đúng, “nhưng những nhà khoa học chúng tôi cảm thấy sẽ có lỗi với thế hệ sau nếu không làm...”.

Qua phóng sự này, chúng tôi chỉ muốn kể về những con người đang “đốt đuốc lao vào đêm tối”. Họ có thể tìm được con đường đi tới ánh sáng hay họ có thể vấp ngã, nhưng ít ra họ đã dám dũng cảm đốt đuốc để dấn bước...

QUỐC VIỆT - ĐỨC BÌNH
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Về Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người

Gửi bàigửi bởi binhan » Chủ nhật 03/06/07 6:30

[center]TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG CON NGƯỜI [/center]

Được thành lập theo giấy phép số 572 ngày 9-3-1996 của Bộ Khoa học - công nghệ & môi trường, do GS.VS. Đào Vọng Đức (nguyên viện trưởng Viện vật lý) làm giám đốc.

Các bộ môn nghiên cứu chính của trung tâm gồm:

1- Bộ môn Cận tâm lý do tiến sĩ - thiếu tướng Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm;

2- Bộ môn Năng lượng sinh học do GS.TSKH. Lê Xuân Tú làm chủ nhiệm;

3- Bộ môn Dự báo và thông tin tư liệu do nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải làm chủ nhiệm;

4- Bộ môn Cảm xạ học do lương y Nguyễn Hồng Quang làm chủ nhiệm.
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGOẠI CẢM Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi HienDam » Chủ nhật 03/06/07 6:33

[center]Lúa “nhân điện”[/center]

Người lao động, 26/11/2004

Chúng tôi (Tòa soạn Báo NLĐ) muốn nêu vấn đề lúa “nhân điện” như là một vấn đề của khoa học, để rộng đường dư luận. Đây cũng là vấn đề thuộc về tiềm năng có thể còn chưa khám phá được của chính con người.

Đó là phương pháp trồng lúa hoàn toàn không dùng phân bón, thuốc trừ sâu, chỉ “bón” bằng nhân điện từ những người có khả năng truyền nhân điện. Chuyện có thật hay là chuyện của những người mê nhân điện?

Thực ra, thông tin về cách trồng lúa bằng phương pháp truyền nhân điện đã râm ran từ lâu. Nhưng khi nghe có gạo “nhân điện” thương phẩm, chúng tôi mới có dịp tìm hiểu việc trồng trọt có vẻ lạ lùng này.

Một công trình khoa học nghiêm túc

- Trước khi đến tận nơi trồng lúa “nhân điện”, chúng tôi tìm gặp GS-TSKH Lê Xuân Tú, Chủ nhiệm bộ môn năng lượng sinh học thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (NCTNCN) để tìm hiểu sự thật về thông tin này.

Theo ông Tú, trồng lúa bằng phương pháp truyền nhân điện là chuyện có thật hoàn toàn. Và đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, đang tiến hành ở giai đoạn cuối. Ông Tú cho biết, từ năm 1998, ông Phạm Xuân Toán - một nông dân ở xã Diên Thái (Thường Tín, Hà Tây), trong một lần theo học lớp nhân điện ở Bangkok (Thái Lan) đã đem một số thóc được sản xuất bằng cách truyền nhân điện từ Thái Lan về trồng thử. Sau đó, cũng trong một chuyến đi Thái Lan, bà Ninh Huyền Trâm (Công ty Giám định Hàng hóa xuất khẩu - Chi nhánh Hà Nội) - cũng là hội viên một CLB nhân điện, đem 3 kg lúa “nhân điện” về VN. Với lúa “nhân điện” giống này, bà Trâm cùng với PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm (nguyên cán bộ ĐH Nông nghiệp 1), TS Đỗ Việt Anh (Trung tâm Nghiên cứu Cây đặc sản - Viện Cây lương thực thực phẩm) phối hợp trồng thử nghiệm trên diện tích 2 m2 ở Phú Đô, Hà Nội. Kết quả trồng rất khả quan. Nhận thấy những thử nghiệm ban đầu có kết quả tốt, Trung tâm NCTNCN (thuộc Liên hiệp Các Hội khoa học - kỹ thuật VN) phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp VN, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tiến hành triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu tác động sinh học đối với cây lúa”, giao cho GS-TSKH Lê Xuân Tú và PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm đồng làm chủ nhiệm đề tài. Nhóm nghiên cứu đã chọn một diện tích trồng lúa ở thôn Đan Thầm (Mỹ Hưng, Thanh Oai - Hà Tây) để trồng thử nghiệm. Lần trồng thử nghiệm này cũng thành công tốt đẹp. Từ 2 m2 ban đầu, theo ông Tú, qua 4 vụ trồng thử nghiệm, đến nay trên cả nước đã có 4 ha lúa sản xuất bằng phương pháp truyền nhân điện, ở các địa phương sau: Quế Võ (Bắc Ninh), Thanh Oai (Đan Phương, Thường Tín - Hà Tây), Tân Yên (Bắc Giang), Minh Hồng (Việt Trì - Phú Thọ), Châu Thành (Trà Vinh), Châu Phú (An Giang). Trong đó có 22.500 m2 do Trung tâm NCTNCN thực hiện, diện tích còn lại là do nông dân tự làm lấy.

Trồng lúa “nhân điện” bằng cách nào?

- Quy trình trồng lúa bình thường là gieo cấy, chăm bón bằng các loại phân, thuốc trừ sâu. Còn trồng lúa “nhân điện” hoàn toàn không dùng phân bón và thuốc trừ sâu. Quy trình trồng lúa “nhân điện” được nhóm thực hiện như sau: Từ sau được gieo cấy, mỗi tuần vài ba lần, nhóm thành viên tham gia nghiên cứu đề tài và cộng tác viên trong CLB nhân điện - những người có năng lực nhân điện - đến tận ruộng thử nghiệm, mỗi người đứng một góc ruộng, có khi lội xuống ruộng để truyền nhân điện cho cây lúa. Tuyệt đối không dùng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Điều lạ lùng là cây lúa “nhân điện” vẫn phát triển tốt tươi, năng suất đạt 212 kg/sào Bắc Bộ (360 m2) và rất ổn định qua các mùa - gần tương đương với năng suất lúa sản xuất theo cách thông thường. Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Tú, cán bộ Phòng Nghiên cứu lúa thuộc Trung tâm Nghiên cứu cây đặc sản, khi lúa “nhân điện” mới gieo cấy, có phát triển chậm hơn lúa thường nhưng sau đó xanh tốt dần, cây khỏe và ít bệnh. Còn theo TS Đinh Luyện, Trưởng bộ môn công nghệ vi sinh Viện Di truyền nông nghiệp, thì qua kết quả đánh giá, khả năng sinh trưởng của lúa “nhân điện”, đặc tính sinh học và di truyền không có dấu hiệu khác lạ so với lúa thường.

Để đánh giá chất lượng gạo “nhân điện” sản xuất được, nhóm nghiên cứu đã gửi mẫu gạo đến Trung tâm Kiểm tra và Tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản (Viện Cơ điện), Viện Nông hóa thổ nhưỡng, để phân tích. Kết quả cho thấy, hàm lượng amylose trong gạo “nhân điện” thấp hơn so với lúa bình thường (11% - 12%) nên cơm dẻo thơm và rất ngon, trong khi hàm lượng protein (chỉ tiêu đánh giá giá trị dinh dưỡng) tương đương với gạo thường. Một số chỉ tiêu đánh giá khác cũng đáng được lưu ý như cơm nấu từ gạo “nhân điện” để lâu thiu, chuột rất ít khi cắn phá lúa “nhân điện”. Đặc biệt khi nhặt 1.000 hạt lúa “nhân điện” ra cân thử, so với 1.000 hạt lúa thường, thì hạt lúa “nhân điện” nặng hơn. Do vậy khi xay xát, tỉ lệ thu hồi gạo ở lúa “nhân điện” cao hơn lúa thường: 100 kg lúa thu trên 70 kg gạo (lúa thường chỉ đạt 65 kg).

Dưa chuột “nhân điện” và còn nữa...

- Theo GS-TSKH Lê Xuân Tú, việc trồng lúa “nhân điện” qua 4 mùa như vậy là đã thành công; nhóm của ông cũng đã tiến hành sản xuất thành công dưa chuột “nhân điện”, sắp tới sẽ trồng thử với các nhóm rau khác để tạo ra rau sạch hoàn toàn.

Đề cập đến năng lượng nhân điện, GS-TSKH Lê Xuân Tú giải thích: Cơ thể con người có 7 luân xa (cửa mở ra thế giới bên ngoài), nếu luyện tập được đạt đến trình độ “vô giác”, các cửa luân xa này sẽ mở ra, thu được năng lượng nhân điện từ vũ trụ. Ông Tú lý giải rằng mọi hoạt động của sự sống trên trái đất đều cần năng lượng và cây trồng cũng vậy. Cách truyền nhân điện đến cây trồng là từ đôi mắt và bàn tay. Để có năng lực nhân điện, con người ai cũng có thể tập luyện được (nếu tập đúng cách), tuy nhiên mức độ năng lượng tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có người mạnh, có người yếu. Ông Tú còn cho rằng việc trồng trọt bằng nhân điện chỉ là một trong nhiều lợi ích của bộ môn năng lượng sinh học.

Gạo sạch tuyệt đối

- Ngày 23-11, chúng tôi đến tận nơi mà nhóm nghiên cứu trên trồng lúa “nhân điện”, ở thôn Đan Thầm. Bà Nguyễn Thị Minh - một trong 24 người tham gia sản xuất lúa “nhân điện” - mời chúng tôi ăn cơm “nhân điện”. Bà Minh khẳng định rằng gạo “nhân điện” rất thơm, dẻo và ngon. Chúng tôi ăn cơm “nhân điện” với cả sự thận trọng và cuối cùng phải buột miệng khen: “Ngon tuyệt”!

Tiếp xúc với ông Phạm Minh Chính, trưởng thôn Đan Thầm, ông cho biết: Nhóm nghiên cứu trên thuê của thôn ông 1,8 mẫu đất ruộng để trồng “lúa chay” (cách gọi lúa “nhân điện” của nông dân ở đây) và hợp đồng với 24 hộ nông dân để cấy hái, chăm sóc (chủ yếu là nhổ cỏ), tuyệt đối không dùng phân hóa học cũng như thuốc trừ sâu. Cũng theo ông Chính, lúc đầu nông dân ở thôn ông không tin chuyện “bón phân”... bằng mắt của mấy ông GS-TS từ Hà Nội đến và “truyền” cho cây lúa. Họ nghĩ rằng mấy ông trí thức này chán phố thị về nông thôn... ngắm ruộng đồng cho vui. Vậy mà, thật bất ngờ lúa “nhân điện” cứ xanh tốt, cho năng suất khá cao! “Nếu có kết quả tốt như vậy, sao không mở rộng diện tích lúa “nhân điện” - chúng tôi hỏi. Ông Chính cho biết, Trung tâm NCTNCN cũng muốn như vậy, nhưng tìm người có năng lực nhân điện không dễ. Lúc đầu, Trung tâm NCTNCN cử người có nhân điện xuống “bón” phân cho ruộng, sau đó giao hẳn cho ông Trịnh Minh Tiến - một người có năng lượng nhân điện ở thôn Đan Thầm, đảm trách.

Chúng tôi được biết, nhóm tham gia đề tài đã thành lập Tổ hợp khoa học sản xuất dịch vụ gạo năng lượng Đan Thầm để tiêu thụ sản phẩm gạo “sạch”. Vào ngày 19-12 tới đây, sản phẩm gạo Bắc thơm, gạo lức Đan Thầm được sản xuất theo phương thức truyền nhân điện sẽ tham gia Hội chợ Triển lãm An toàn lương thực thực phẩm VN 2004 tại Hà Nội. Sau đó, gạo “sạch” Đan Thầm sẽ được bán rộng rãi tại 27 Hàng Vôi, Hà Nội. Theo nhà cung cấp, dự kiến giá bán từ 7.000 đồng - 8.000 đồng/kg.

Như vậy có thể nói gì về lúa “nhân điện”? Theo chúng tôi, đây là một đề tài nghiên cứu khoa học, đang được tiến hành có kết quả ban đầu. GS-TSKH Lê Xuân Tú cũng cho biết, đề tài này sẽ được đánh giá nghiệm thu vào cuối tháng 12 tới. Vậy vấn đề nên để khoa học đánh giá. Một góc cạnh khác, cũng cần lưu ý, cho đến nay khoa học chưa đánh giá hết tiềm năng của chính con người. Cho nên những điều lạ lùng có thể xảy ra với con người cũng bình thường và cần được nghiên cứu nghiêm túc.

GS-TS - viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu: Chúng ta vẫn phải thừa nhận những vấn đề như kiểu lúa “nhân điện”

Theo ông Hiệu, hiện khoa học cơ bản vẫn chưa chứng minh được các hiện tượng về nhân điện, khí công, ngoại cảm... Ở Trung Quốc, những khả năng này rất mạnh và có nhiều kỳ tích. Có nhiều việc người có khả năng này làm được mà “người ngoại đạo” rất khó tin, nhưng kết quả của họ thì rõ rệt.

Để giải thích rõ ràng về lúa “nhân điện” trên cơ sở khoa học thì hiện tại chúng ta chưa làm được. Cần phải có thời gian để các nhà khoa học am tường lĩnh vực này nghiên cứu thêm.

Thế Dũng
Tập tin đính kèm
LeXuanTu.JPG
GS.TSKH. Lê Xuân Tú với những bao lúa trồng bằng nhân điện
LeXuanTu.JPG (6.26 KiB) Đã xem 26040 lần
RANDOM_AVATAR
HienDam
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 23/05/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: NGOẠI CẢM Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Chủ nhật 03/06/07 6:46

[center]LÚA "NHÂN ĐIỆN" [/center]
Thứ hai - 16.5.2005

Đó là "công nghệ" của các nhà khoa học thuộc doanh nghiệp khoa học sản xuất dịch vụ Đức Tiến, được chào bán tại Chợ Công nghệ và Thiết bị Bắc Trung Bộ - Nghệ An 2005 (Techmart Nghe An 2005) diễn ra từ ngày 13-15/5/2005 tại thành phố Vinh, Nghệ An.

GS-TSKH Lê Xuân Tú - Chủ nhiệm đề tài cho biết, lúa "nhân điện" hoàn toàn như những giống lúa thông thường, không phải là một giống lúa đặc biệt như người ta nghĩ. Đến khi cấy lúa, nhân điện mới được truyền vào. Hai đến ba lần trong tuần, một cán bộ có năng lực truyền nhân điện được cử đến dùng mắt "quét" khắp cả ruộng lúa trong vòng 30 giây đến một phút rưỡi.

Theo GS Tú, vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm cho con người vô cùng quan trọng, là vấn đề bức xúc hiện nay. Với phương pháp "nhân điện" này, không những tiết kiệm cho bà con khoảng 100 nghìn đồng/một sào ruộng (không phải mua phân bón, thuốc trừ sâu) mà còn đảm bảo lương thực "sạch", an toàn cho người sử dụng. Dẫu đề tài "Lúa nhân điện" đã được nghiệm thu, đánh giá nhưng GS Tú cho biết, ông cùng đồng nghiệp vẫn tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa.

Phương pháp "nhân điện" cũng được áp dụng ở 10 địa phương trên cả nước tại các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, An Giang, Trà Vinh, Hậu Giang.

Bác Trịnh Minh Tuyến (xã Đan Thẩm, huyện Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Tây) cho biết, làm đến vụ thứ ba bác mới có cơ hội tiếp xúc với PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm (người từng đoạt giải Kovaleskaia năm 1994 về thú y-phối và là đồng chủ nhiệm đề tài này). Là một người nông dân, bác thấy mô hình hay, có lợi ích cho bà con nông dân nên học tập và sản phẩm của bác đã minh chứng điều này.

Bác Tuyến cũng tự hào mình từng là Chủ tịch xã Đan Thẩm, Phó Công an huyện Thanh Oai, từng đi B, thiếu tá cục C2, 45 tuổi Đảng và đã được gặp Bác Hồ ba lần v.v...

Theo bác Tuyến, từng làm kinh tế ở cục cảnh sát giao thông đường sắt nên bác cũng am hiểu về chất lượng cuộc sống. Ở tuổi 67, với bác, khen hay chê không quan trọng. Nhưng là một người dân, bác muốn đóng góp một chút công sức cho bà con. Bác luôn đứng vững và vận dụng theo bốn quan điểm: lịch sử, phát triển, quần chúng và khoa học.
Nghiên cứu phương pháp "nhân điện" từ năm 1997 nhưng đến năm 2001, bác Tuyến mới có thể "truyền" được vào cây lúa. Cũng có thể nói đây là phương pháp duy tâm, nhưng tương đối khó. "Nếu không có niềm tin, thì không thể nào làm được", bác Tuyến khẳng định.

"Chúng ta sùng khoa học hiện đại, nhưng đỉnh cao của khoa học là con người phát minh ra. Mình phải làm, ứng dụng và phát hiện ra những tiềm ẩn của con người".

Gia đình bác đã chuyển lên Hà Nội, nhưng hai năm nay bác vẫn về quê, để có thể "lăn lộn" cùng cây lúa. Bác cũng có lời mời, nếu có ai ghé thăm xã Đan Thẩm, huyện Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Tây, hãy đến thăm ruộng lúa nhà bác.

Phát biểu tại diễn đàn giao lưu "Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội Bắc Trung bộ" diễn ra vào chiều ngày 13/5/2005 tổ chức tại khách sạn Phương Đông (thành phố Vinh, Nghệ An), bác Tuyến mạnh dạn: "Nếu có tiền nhận đầu tư, bác xin thuê hết ruộng cả làng, làm thua xin đền bù". Tại diễn đàn, PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm cũng tỏ ý mong muốn cách làm này sẽ còn nhân rộng, phổ biến đến bà con nông dân khắp mọi nơi. "Doanh nghiệp Đức Tiến sẽ tiến lên vì lòng nhân đức, phục vụ nhân dân", bà khẳng định.

Hội đồng đánh giá chất lượng của Trung tâm Kiểm tra & Tiêu chuẩn hoá chất lượng nông sản thực phẩm (thuộc Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch đánh giá và cho xếp loại A, với nhận xét: "Đây là loại gạo cho cơm nấu thơm ngon, chất lượng cao. Cơm có độ trắng cao, độ bóng tương đối tốt, độ dính vừa phải". Và sản phẩm vinh dự đoạt giải thưởng Huy chương vàng và giấy chứng nhận sản phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng do Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế cấp tại Hội chợ "Sản phẩm công nghệ chất lượng hợp chuẩn" tổ chức tại Giảng Võ - Hà Nội diễn ra từ ngày 19-24/12/2004.

Ngày 8/1/2005, Hội đồng Khoa học cấp cơ sở đã nghiệm thu đề tài "Lúa nhân điện" của GS-TSKH Lê Xuân Tú tại Trung tâm nghiên cứu tiềm năng của con người (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam), và đã được Hội đồng nhất trí đánh giá Xuất sắc.
Hội đồng khoa học gồm năm thành viên: Chủ tịch Hội đồng: GS-Viện sĩ Đào Vọng Đức-Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng của con người. Phản biện 1: GS-TSKH Lê Doãn Diên-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Công nghệ & Lương thực Thực phẩm Việt Nam. Phản biện 2: TSKH Đinh Luyện-Viện Di truyền Nông nghiệp. Uỷ viên Hội đồng: GS Trần Văn Hà. Uỷ viên thư ký: TS Lê Xuân Cuộc-Viện cây Lương thực Thực phẩm.

NetNam - Hồng Thái
Nguồn: http://www.telin.com.vn
Tập tin đính kèm
LuaNhanDien.JPG
TS Lê Xuân Cuộc, Trung tâm nghiên cứu cây đặc sản (Bộ NN & PTNT) kiểm tra thành công của giống lúa Bắc thơm được nhóm nghiên cứu trồng (6-2004). Nguồn: Tuổi trẻ chủ nhật, 08/01/2005
LuaNhanDien.JPG (9.16 KiB) Đã xem 26034 lần
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron