BẠN ĐÃ BAO GIỜ Ở TRONG THỔ LẦU PHÚC KIẾN CHƯA?

Nơi giới thiệu những sự kiện, những hình ảnh, những cảm nhận... về các chuyến đi của các thành viên Trung tâm và/hoặc Khoa Văn hóa học đến các địa phương trong nước và quốc tế...

Trên đường điền dã 1: Về nơi địa đầu đất Âu Việt cổ

Gửi bàigửi bởi poettho » Chủ nhật 15/06/08 21:06

[center]VỀ NƠI ĐỊA ĐẦU ĐẤT ÂU VỆT CỔ[/center]

Trong lịch sử văn hóa Bách Việt cổ, vùng đất núi non phía tây nam dãy Ngũ Lĩnh là địa vực cư trú của chi tộc Âu Việt, liền kề với tộc Lạc Việt ở phía nam và Nam Việt ở phía đông. Giống như các chi tộc Bách Việt khác, dân Âu Việt cổ đã sáng tạo nên truyền thống văn hóa nông nghiệp vùng núi, có truyền thống tín ngưỡng vật linh, có lối sống hài hòa với tự nhiên, cùng góp vào đại gia đình Bách Việt những giá trị thiêng liêng nhất.
[center]Hình ảnh[/center]
Tạo hóa đã ban tặng cho người Âu Việt những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ. Bất kì ai đặt chân đến Quế Lâm – Li Giang – Dương Sóc đều thảng thốt rằng đây có phải chốn thần tiên. Núi non lô nhô ẩn hiện trong làn sương trắng chập chờn giữa thảm rừng trúc bạt ngàn, dưới chân uốn lượn dòng Li Giang trong vắt, thời gian như chưa bao giờ thoáng vụt đi qua. Non tiên ai khéo vẽ nên hình!
Những tưởng dãy Ngũ Lĩnh phía bắc sẽ là pháo đài kiên cố giúp dân Âu tránh xa những cuộc đao binh tàn khốc từ phương Bắc. Năm 214 trCN cánh quân Tần với hơn 10 vạn tên đã giày xéo mảnh đất này, chính thức khai thông con đường bộ để thành một trong số năm mũi tên đánh chiếm đất Lĩnh Nam.

Vó ngựa, cung tên, hỏa tiễn giày xéo non tiên. Dân Âu hiền hòa với bàn tay không đã phải chống đỡ sự tấn công như vũ bão của quân Tần. Và rồi kết cục cũng phải đến. Dân Âu vốn ít lại còn thêm nát. Quá nửa số dân tử thủ, số còn lại bị bắt lính. Non tiên Âu Việt mất. Quân Tần lập quận Quế Lâm, cho xây thành trì và đặt bộ máy cai trị. Từ đây, cánh quân chủ lực xuôi dòng Li Giang xuống Châu Giang để hội ngộ bốn cánh quân còn lại tại thành Phiên Ngung của con cháu Triệu Đà. Sau nhiều năm kháng chiến ròng rã, đất Lĩnh Nam mất. Thừa tướng Lữ Gia trào Nam Việt cùng đoàn người Nam Việt lưu vong vượt biển đi về phía tây, nghe nói lập nghiệp ở tận cao nguyên Vân Nam xa lắc.
[center]Hình ảnh[/center]
Thời bấy giờ, không có con đường thủy nào kết nối nam, bắc Ngũ Lĩnh. Lúc nam chinh, quân Tần đã phải vận chuyển quân lương bằng đường bộ từ đoạn sông Tương phía bắc vào đất Âu. Chiến thắng rồi, họ phải mưu tính lâu dài về sau. Đất Lĩnh Nam sản sinh nhiều sản vật quý giá, là những chiến lợi phẩm đặc biệt cho phương Bắc. Quân Tần đã nghiên cứu địa vực và quyết định đào kênh Linh Cù để khai thông đường thủy.

Chẳng bao lâu sau, kênh Linh Cù được hoàn thành. Toàn tuyến dài 34 km. Thuyền bè mang sản vật Lĩnh Nam ngược dòng Châu Giang lên Li Giang rồi theo kênh Linh Cù đổ vào sông Tương, men theo sông Tương nhập dòng Dương Tử, cuối cùng nối với kênh Đại Vận Hà để chở về phương Bắc.
[center]Hình ảnh[/center]
Tôi đến thăm kênh Linh Cù vào một ngày trời đổ mưa. Đứng giữa trung tâm thị trấn Hưng An là bức tượng đồng Tần Thủy Hoàng cao chót vót, tư thế sừng sững ngạo nghễ chỉ tay về phía nam. Sự sắp đặt ấy của người đời sau có mang những ý nghĩa lịch sử - chính trị của nó. Dòng xe cộ qua lại đông đúc. Du khách nườm nượp đổ về. Đa số họ nói tiếng Bắc Kinh. Ai cũng cố chen chân tìm kiếm một vị trí đẹp nhất để chụp lấy tư thế ngạo nghễ của vua Tần, và khi về, họ sẽ có nhiều điều để để kể về “sức mạnh” tổ tiên họ.

Cách bức tượng Tần quân chừng một dặm là con kêng Linh Cù vắt ngang thị trấn. Con kênh xưa có lẽ rộng hơn những gì tôi thấy hôm nay. Người ta đã cải tạo lại bờ kênh, gia cố rắn chắc và xây thêm hàng loạt công trình lên trên nó. Các công trình Tần Thành Môn, Nương Nương Các, Sở Việt lưu tấn v.v.. lần lượt mọc lên qua các thời đại về sau. Nhà cửa, phố sá cứ thế mà san sát nhau.
[center]Hình ảnh[/center]
Đoạn đầu của con kênh là ngã ba sông Tương. Tại đây, quân Tần đã cho xây một đập chắn để giữ nước lại phía thượng nguồn. Nước được dẫn vào kênh rồi đổ ra sông Li ở phía nam. Cứ như thế thuyền bè qua lại qua con kênh đào. Người ta lại đào thêm một con kênh nhỏ ở phía bắc sông Tương để thuyền đã qua kênh Linh Cù tiếp tục xuôi dòng Tương Giang về phía bắc. Rõ đây là một sự sắp đặt có tính toán hoàn hảo, ít nhất là tại thời điển hai ngàn hai trăm năm trước.
[center]Hình ảnh[/center]
Dòng Linh Cù vẫn lặng lẽ thực hiện sứ mệnh của nó suốt hơn mấy ngàn năm qua. Nó miệt mài dâng nước để thuyền bè qua lại mà không cần biết những người tạo ra nó với mục đích gì. Bao nhiêu binh biến đi qua, bao nhiêu lớp người đến sau thay thế lớp người vốn có, dòng kênh vô tình trở thành “chứng nhân” chung thủy nhất của thời gian. Từng tảng đá ven bờ nay kịp phủ lớp rêu xanh. Những chiếc cầu bắc qua kênh vô tri nay cũng khoác màu tuế nguyệt. Cơn mưa rào bất chợt đi qua, để lại sau lưng một màu xanh tinh tươm vắng lặng. Đám thông già vẫn vi vu đưa cơn gió về ru giấc ngủ ngàn năm cho bao lớp dân Âu.

Tạm biệt trấn Hưng An, tạm biệt dòng kênh lịch sử. Trong hành trang quay về, tôi mang theo cả thế đứng ngạo nghễ của vua Tần cùng tiếng ru hời của dòng nước Bắc đổ ngược về Nam.

[right]Quế Lâm ngày 25 tháng 5 năm 2008[/right]
[right]Th.S. Nguyễn Ngọc Thơ[/right]
[right]Học giả nghiên cứu Khoa Lịch sử, ĐH Sun Yat-sen, Trung Quốc[/right]
[right]NCS Văn hóa học K.1[/right]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Trên đường điền dã 2: Kỷ niệm chuyến "nhảy

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 3 17/06/08 16:15

[center]
KỶ NIỆM CHUYẾN “NHẢY TÀU ĐÊM”
[/center]

“Thức đêm mới biết đêm dài”, hẳn những ai đã từng vật vờ dưới màn đêm buốt giá ngoài trời mới thấu hiểu hết nỗi lòng người lưu lạc. Lắm lúc trong đời người ta phải làm kẻ lang thang bất đắc dĩ.

Đối với những người làm công tác điền dã khoa học như chúng tôi, việc tranh thủ thời gian “nhảy tàu đêm” (ngủ đêm trên xe lửa) là cần thiết và hết sức bình thường, song đôi khi cũng gặp phải những trục trặc do liệu tính chưa đến chốn. Phần vì tranh thủ thời gian, phần vì không muốn phải “nao lòng” khi cái hầu bao càng ngày càng xẹp, tôi cứ phải “nhảy tàu” trong những chuyến điền dã trên đất bạn Trung Hoa.

Đêm đầu hạ. Trời hanh nóng dù thỉnh thoảng mấy chặng mưa rào lất phất đi qua. Hành lý rủng rỉnh trên vai, tôi tậu ngay một chiếc vé xe lửa hạng ngồi cứng trực chỉ Mậu Danh, Điện Bạch (tây nam Quảng Đông) để khảo sát thực địa tín ngưỡng thờ Tiễn phu nhân vùng này. Theo dự tính, xe lửa sẽ đến Mậu Danh vào khoảng 3 giờ sáng, nghĩa là tôi có thể bắt xe tiếp đến Điện Bạch khi trời vừa hừng sáng. Đêm ấy ngoài trời có giông. Giấc ngủ chập chờn rồi cũng qua đi. Sờ soạng khắp người để kiểm tra tiền bạc, hành lý đêm qua thấy đầy đủ, tôi hí hửng vào ga. Những tưởng ở ga đến sẽ có chỗ ngả lưng chờ đến sáng, nào ngờ sân ga chỉ là một quảng trường trống hoác. Thất vọng, lang thang. Tôi chợt nhìn thấy cổng vào phòng chờ tàu mở trống, cứ thế lặng lẽ đi vào, mắt không quên nhìn ngang liếc dọc xem có ai nhìn mình hay không. May mắn đã mỉm cười. Song chỉ mươi phút sau đã có mấy anh cảnh vệ vào soát vé. Thế mới biết có nhiều người đồng cảnh ngộ như mình. Tôi lặng lẽ quay gót như hồi mới vào. Lại lang thang. À! Một ý nghĩ nảy ra trong đầu. Sao không tìm đường đến bến xe ngồi chờ nhỉ? Ở đấy chắc chắn có phòng chờ, chí ít cũng có đông người, chắc là an toàn hơn.

Ôm ý nghĩa “sáng suốt” ấy (chí ít là sáng nhất lúc bấy giờ), tôi cuốc bộ đến bến xe khách cách đó vài trăm thước. Trời! Cửa đóng, then cài, ánh đèn leo lét. Chỉ một toán cánh xe ôm đang í ới gọi khách. Đảo mắt nhìn quanh, hình như họ đang “bao vây” một ai đó thì phải! À, là một cô gái tóc vàng – Tây ba-lô. Giữa vòng vây của cánh xe ôm xông xáo, cô gái cứ như một chú thỏ tội nghiệp đang vùng vẫy tìm lối thoát. Thế là máu “ga-lăng” trong tôi nổi lên lúc nào không hay biết. Tôi lao vào đám đông để “giải cứu” cô gái mà không hề suy nghĩ liệu mình có thể trở thành một nạn nhân thứ hai. Cô cho tôi hay rằng cô đã bị gạt rất nhiều tiền cho cánh taxi để đi từ ga xe lửa đến đây với cự ly chưa đầy 200 mét! Cái khổ là tên lái táxi ấy lại “bán độ” tiếp cho cánh xe ôm này. Tôi ra sức giải thích cho họ, đồng thời dùng kế “hoãn binh” để kéo cô gái đi ra, bảo là cô gái muốn ăn uống chút gì trước rồi mới đi xe. Không ngờ mình thông minh thế (!?). Chúng tôi lân la đến một quán ăn sáng đèn với hy vọng tìm được một chỗ trú chân. Chết thật, cô gái lại kéo tôi ra vì cô ăn chay và không chịu được mùi thịt gà trong quán. Cạnh đó, mấy cô gái người địa phương hò hét í ới với chúng tôi, tôi nghĩ bụng chắc là các cô ấy chào hỏi gì đó với cô gái tóc vàng này.

Rồi chúng tôi quyết định ra vỉa hè ngồi chờ trời sáng. Cô gái tỉ tê tâm sự, cô vừa đi du lịch Hà Nội và Hạ Long đến đây. Cô mua vé đi Hải Nam, lẽ ra phải xuống tàu ở trạm trước đó, song do ngủ quên và do nhân viên phục vụ trên toa cũng “quên” nhắc nên cô đành lang thang ở Mậu Danh này. Chúng tôi miên man kể về đủ thứ trên đời, cố để kể mà không biết đối phương có lưu tâm đến hết lời kể hay không. Kể song lại phá lên cười. Chán kể rồi lại hát. Cô gái ôm đàn guitar, tiếng hát thánh thót vang xa trong đêm vắng:
“Đêm nay tôi lang thang trên phố Mậu Danh. Tôi không hiểu vì sao tôi lại ở đây. Vâng xin cảm ơn. Vì đã ở đây nên tôi gặp người bạn Việt Nam thân thiết này…”
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Cô gái gảy đàn trong đêm vắng[/center]
Nghe tiếng hát của cô gái, tôi vui đến cười không khép miệng. Song “tai nạn” vẫn chưa buông tha chúng tôi. Chính tiếng đàn đã “gọi” đám con gái ngồi ăn ở quán lúc nãy lũ lượt kéo đến. Họ vây quanh chúng tôi, à mà không, chính xác là vây quanh tôi, nói chuyện ồn ào (bằng tiếng Quảng Đông) làm tôi không hiểu gì cả. Tôi yêu cầu họ nói tiếng phổ thông, các cô gái chẳng chút ngượng ngùng “mời gọi” vào ngay khác sạn! À, thì ra đối tượng họ quan sát tự nãy giờ là mình chứ không phải cô gái. Lần này đến lượt tôi bị bao vây. Cô gái tóc vàng phải ra tay “cứu” tôi. Cô hò hét bằng tiếng Anh, một thứ ngôn ngữ chưa ba giờ có trong đầu các cô gái ăn sương phàm tục này. Thế giằng co bất phân thắng bại này diễn ra hồi lâu, một anh dân quân tự vệ chạy đến giải vây, bọn con gái mới buông tha cho chúng tôi. Lại phải kiểm tra hành lý xem thử có mất thứ gì hay không. Lạy trời, vẫn đủ cả. Anh dân quân kể cho chúng tôi nghe, bọn con gái đó là bè lũ trấn lột khách qua đường.

Mưa lại lất phất ngoài hàng hiên. Trời cũng vừa kịp sáng. Chúng tôi chụp vội mấy tấm hình kỷ niệm rồi thu dọn “chiến trường”. Tôi đưa cô gái đến tận bến xe, tìm mua vé cho cô để tránh bị lừa một lần nữa.

Cô gái vội vàng nhét vào tay tôi một chiếc ví vải cỏn con, cô bảo là tự tay làm lấy để tặng bạn bè thân thiết.

Chia tay cô gái, chia tay màn đêm, tôi lại lên đường điền dã. Vậy là hành trang trên vai tôi có thêm một kỷ niệm, vui buồn lẫn lộn.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Trước cổng Tiễn Thái miếu ở Cao Châu - Mậu Danh - Quảng Đông[/center]
[right]Mậu Danh (Quảng Đông) 11/5/2008

Th.S. Nguyễn Ngọc Thơ
Học giả ĐH Sun Yat-sen
NCS Văn hóa học K.1
[/right]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Trên đường điền dã 2: Kỷ niệm chuyến "nhảy tàu đêm"

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 3 17/06/08 23:27

Poettho ơi, đọc bài của bạn viết mà thấy khâm phục những người làm khoa học chân chính như bạn. Hành trình quả thật khá vất vả nhưng bên cạnh đó cũng gặt hái được rất nhiều điều bổ ích... Mình cứ suy nghĩ miên man...bạn là nam giới thì đi điền dã kiểu đó được, còn nếu là nữ giới thì sẽ ra sao nếu cũng "nhảy tàu đêm" nhỉ?
Mình và một số bạn trong lớp cũng đang dự tính đi xuống miền Tây Nam Bộ điền dã một chuyến...nhưng cũng thấy lo lo thế nào ấy... Cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều :D
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Trên đường điền dã 2: Kỷ niệm chuyến "nhảy tàu đêm"

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 5 19/06/08 21:52

Chào chi phanthikimanh,

Cám ơn chị đã chia sẻ. Đúng là đi điền dã rất vất vả, nhất là những chuyến đi đầu. Có đủ thứ cái để lo, chẳng hạn sẽ ngủ ở đâu, ăn gì, gặp ai để tìm đầu mối... song có lẽ lo nhất là sự an toàn của bản thân. Nhiều đêm đã thuê được phòng trọ, cửa phòng có khoá hẳn hoi nhưng cứ phải một mắt ngủ, còn một mắt để canh cửa! Có hôm mang theo chiếc ly thuỷ tinh, kê bàn sát cánh cửa rồi đặt ly thuỷ tinh sát góc ngoài mặt bàn, chỉ cần cánh cửa di động nhẹ là lập tức chiếc ly sẽ rơi xuống đất, đánh thức mình. Ấy vậy mà có đến 3 chiếc điện thoại di động, 1 cái ví tiền, 1 cái USB đã "chào từ biệt, không hẹn ngày trở lại" chỉ trong vòng 4 tháng. Cái lo thứ hai là đói bụng, vì không phải nơi nào cũng có bán món ăn, nhất là các thị trấn nhỏ, làng mạc nông thôn. Chị biết rồi đấy, những nơi này ai về nhà nấy ăn uống nên không có hàng quán. Do vậy, trong hành trang điền dã không thể không có mì gói.

Chỉ vất vả vài lần đầu thôi, lâu dần sẽ quen ấy mà. Chị nói đúng, tuy vất vả nhưng những điều thú vị phía trước luôn mời gọi bước chân ta.

Lớp chị sắp đi miền Tây Nam Bộ - quê hương của poettho đó. Dân miền Tây thật thà, chất phác, nhiệt tình và dễ thương lắm. Cứ đi và cảm nhận nhé. Hơn nữa, miền Tây hiện không có tàu hoả nên không cần "nhảy tàu đêm". Cứ đường đường đi vào ban ngày để bà con miền Tây mình còn được chiêm ngưỡng nét đẹp của nam thanh nữ tú cao học Văn hoá học nhà ta nữa chứ! Hoặc ít nhất bà con thấy phấn chấn về nhà bảo con cháu gắng học hành thành tài, poettho sẽ cảm kích lắm!

Chúc chuyến đi thật đầy ý nghĩa!
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Trên đường điền dã 2: Kỷ niệm chuyến "nhảy tàu đêm"

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 5 19/06/08 22:46

poettho đã viết:Lớp chị sắp đi miền Tây Nam Bộ - quê hương của poettho đó. Dân miền Tây thật thà, chất phác, nhiệt tình và dễ thương lắm. Cứ đi và cảm nhận nhé.

Ôi, xem bạn poettho nhà mình PR kìa! Dưng cơ mà quả đúng là như thế. Mình cũng quê ở Cần Thơ ...mình rất tâm đắc điều bạn nói ở trên đó! :lol:
Chúc bạn hoàn thành xuất sắc chuyến công tác của mình, gặt hái được thêm nhiều điều thú vị!
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Trên đường điền dã 2: Kỷ niệm chuyến "nhảy tàu đêm"

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Chủ nhật 22/06/08 16:25

chi Kim Anh ơi.
Đi đi, chị tổ chức đi xuống miền Tây đi. Đi nước ngoài thì còn lo chứ ở nước mình thì có gì mà sợ. Bất quá lại có thêm những cảm giác hồi hộp mà ở nhà mình không có....
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Trên đường điền dã 2: Kỷ niệm chuyến "nhảy tàu đêm"

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 3 24/06/08 9:23

Ms haiphuong69 ơi, đi công tác ở Mỹ chắc chắn có nhiều kỷ niệm lắm, hãy post lên chia sẻ với mọi người đi. Coi như là quà từ Mỹ vậy. Không post mai mốt gặp lại, poettho đòi quà Mỹ đấy nhé! Thấy khủng bố chưa?
Ms phanthikimanh à, chính xác là lớp sẽ tổ chức đi vào lúc nào vậy? Nếu lúc ấy poettho có ở VN, poettho có tham gia được không?
[right]poettho[/right]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Trên đường điền dã 2: Kỷ niệm chuyến "nhảy tàu đêm"

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 3 08/07/08 11:21

úi chao,
nghe anh Thơ nói mà sợ quá. Vội vàng post vài tấm hình chụp trong bảo tàng sáp nổi tiếng của New York tặng mọi người nè.

Hình ảnh

Hình ảnh

Đạt Lai Lạt Ma có khuôn mặt thật phúc hậu

Hình ảnh

Mahatma Gandhi


Hình ảnh
Người sáp không đẹp bằng người thiệt


Hình ảnh
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Trên đường điền dã 2: Kỷ niệm chuyến "nhảy tàu đêm"

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 4 09/07/08 9:24

Poettho và Haiphuong 69 ơi !
Mình dự định là cuối tháng 8 (khoảng từ 25/8 trở đi) nếu ai đi được khoảng thời gian đó thì báo cho mình để mình tính ngày giờ cụ thể nhé !
Đặc biệt là nếu có các anh chị NCS đi cùng thì hay quá , đàn em sẽ có cơ hội được học hỏi nhiều nhiều...Hoặc giả các anh chị có kết hợp "khao" cái vụ thi đậu (Haiphuong 69 nhắn lại dùm nha ) thì bọn mình cũng không từ chối đâu ! hehehe ! :lol:

@ Haiphuong 69 : Đúng là người sáp không đẹp bằng người thiệt !
Mình đi bảo tàng Sáp ở Singapore thấy họ làm không tinh xảo từng đường nét như của Mỹ rồi !
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Trên đường điền dã 2: Kỷ niệm chuyến "nhảy tàu đêm"

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Thứ 6 11/07/08 10:37

Ui, xin đừng đi thời gian đó.
Theo kế hoạch thì 25 là khai mạc liên hoan Tuồng toàn quốc tại Bình Định. Phượng và Lại Thủy dự định là sẽ ra xem và nhân tiện lấy ít tư liệu luôn. Sau ngày 3-8 tụi mình mới rảnh được.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Nhật ký các chuyến đi

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron