VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ 2011

Nơi giới thiệu những sự kiện, những hình ảnh, những cảm nhận... về các chuyến đi của các thành viên Trung tâm và/hoặc Khoa Văn hóa học đến các địa phương trong nước và quốc tế...

VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ 2011

Gửi bàigửi bởi poettho » Chủ nhật 12/06/11 21:10

[center]VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ[/center]

Ngày 3 tháng 6 năm 2011…

Vừa đáp máy bay xuống sân bay Phố Đông Thượng Hải, tôi đã cố giương mắt tìm kiếm tấm bảng tên mình mà một ai đó đang cầm. Tìm mãi, tìm mãi chẳng thấy đâu cả. Chẳng lẽ họ quên đón mình nhỉ? Từ Thượng Hải về Gia Hưng ít nhất cũng 150 km, mình đi làm sao đây? Thôi kệ, có thể họ đến trễ, thế nào họ cũng đến ấy mà!
15 phút, rồi 30 phút trôi qua. Chờ và chờ. Trời ạ, hóa ra họ cũng đang trương bảng tìm kiếm mình từ lâu, có điều họ không viết tên mình mà lại ghi chung chung “đón khách của UBND tp. Gia Hưng”. Thảo nào…
Đang bâng khuâng sung sướng vì không phải tự mình tìm cách tự đi nữa thì một chiếc xe cảnh sát đỗ xịch trước mặt. Chuyện gì nữa đây? Xe cảnh sát ấy, sợ quá!
Nhưng không, họ dùng xe cảnh sát đến đón mình! Không thể tin vào mắt mình.
Xe chạy bon bon trên đường cao tốc Thượng Hải-Hàng Châu, mà ở khu vực Dương Tử này có đến hàng tá đường cao tốc như thế. Rồi con sông Hoàng Phố hiện ra, một chiếc cầu đồ sộ bắc qua sông, ở đầu kia của con sông này là một “bến Thượng Hải” sớm đi vào âm nhạc và nổi tiếng khắp thế giới.
Dọc đường đi, tôi trố mắt nhìn, ruộng đồng, vườn cây xen kẽ với các cụm dân cư sầm uất, nhà nào nhà nấy đều 2-3 tầng chứ không ít. Tôi lấy làm lạ hỏi anh nhân viên lái xe, anh này bảo “nông thôn đấy!”. Trời, nông thôn mà giàu có, sầm uất thế này thì sung sướng quá! Người Gia Hưng chỉ làm một vụ lúa, một vụ màu, thời gian còn lại thì làm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Khắp đồng bằng Dương Tử đều có khu công nghiệp. Con sông Dương Tử quá khoan dung, phù sa bồi đắp mỗi ngày một ít đã làm nên sự thịnh vượng ấy của miền Dương Tử.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Gia Hưng nằm giữa Thượng Hải và Hàng Châu[/center]Gia Hưng là một vùng của tỉnh Chiết Giang, có thủ phủ là thành phố Gia Hưng, bên dưới còn có các thành phố cấp huyện như Bình Hồ, Đồng Hương, Hải Ninh, Hải Diêm, Gia Thiện, hai quận Tú Châu và Nam Hồ. Toàn vùng có diện tích gần 4.000 km2, tức gấp rưỡi thành phố Hồ Chí Minh, dân số 3,5 triệu người. Riêng thủ phủ Gia Hưng có khoảng 500.000 dân.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Gia Hưng - Giang Nam cổ trấn[/center]Chúng tôi vào ở khách sạn Dương Quang ngay tại trung tâm Gia Hưng, lưng tựa vào dòng Đại Vận Hà lịch sử…
Theo dấu chân Việt cổ…
Khoảng 7000 năm trước, tiền dân người Bách Việt đã có mặt ở Gia Hưng, họ là cư dân Mã Gia Bang, hậu duệ của cư dân Hà Mẫu Độ từ phía nam vịnh Hàng Châu phát triển lên. Sau Mã Gia Bang là văn hóa Lương Chử và văn hóa Tung Trạch phát triển trên nền tảng Mã Gia Bang. Nơi đây từng xuất hiện nhà nước cổ Phòng phong (3000-35000 năm trước), trước khi bước vào thời kì Ngô-Việt giao tranh.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Di vật văn hóa Mã Gia Bang[/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Di vật văn hóa Lương Chử và Tung Trạch[/center]
Gia Hưng từ trong lịch sử bước ra như một vùng chinh chiến biên thùy thời Ngô-Việt. Vùng đất Thái Hồ phía bắc Gia Hưng là đất Ngô, vùng vịnh Hàng Châu phía nam Gia Hưng là đất Việt. Gia Hưng vốn có tên là đất Hòa, nơi từng diễn ra trận đánh ác liệt giữa quân Ngô và quân Việt vào năm 496 trCN. Vùng đất đất, nước giao hòa này đã không biết bao nhiêu lầu binh biến, máu chảy đầu rơi, do không may nằm giữa hai thế lực “hùng bá tứ phương”.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Trận Túy Lý năm 496 trCN[/center]
Con sông chảy ngang qua thành phố cắt ngang với con kênh đào Đại Vận Hà (thời Tùy) trứ danh tạo nên một chiếc hồ tự nhiên (Nam Hồ) tuyệt đẹp, là trái tim của thành phố. Tương truyền, đoàn thuyền của Việt Vương Câu Tiễn đã đưa hai người đẹp Tây Thi và Trịnh Đán đi ngang qua đây trước khi vào cung Oán Nga trên đất Ngô. Ngoại vi thành phố Gia Hưng có một chiếc cầu lịch sử có khắc tên “Lưỡng Quốc kiều”. Nàng Tây Thi đã từng nhỏ lệ khi ngoái đầu nhìn lại cố quốc trước khi thả mình theo dòng định mệnh.
Năm 496 trCN, Việt diệt Ngô sau kỳ án 10 năm nằm gai nếm mật của Câu Tiễn. Ngô Phù sai ban cho trung thần Ngũ Tử Tư một thanh gươm tự sát, ngay bên bờ Nam Hồ. Quân Vu Việt tràn vào Ngô thành, cắt đầu Ngũ Tử Tư treo ở cửa nam Ngô Thành, vứt thi thể xuống sông. Nước Ngô mất. Nhà nước Ngô Việt (ghép tên Ngô và Việt) thống nhất toàn vùng Thái Hồ - vịnh Hàng Châu ngày càng lớn mạnh, uy danh dần dà lan rộng đến tận hồ Phiên Dương trên đất Giang Tây, vô tình đã biến Ngô Việt thành cái gai không thể chấp nhận của nước Sở vùng Động Đình. Sở Việt giao tranh, vùng đất Gia Hưng một lần nữa chứng kiến trận thủy chiến kinh hoàng trước khi Sở diệt Việt (xem Việt Tuyệt Thư – Viên Khang). Thời gian dần trôi qua, năm 221 trCN, vùng Gia Hưng trở thành một bộ phận của Tần, rồi Tây Hán, Đông Hán… Người Hán vào ở lẫn với người Ngô Việt. Dưới chính sách Hán hóa mạnh mẽ thời Hán, cư dân Ngô Việt dần dà bị đồng hóa, phương ngữ Ngô của tiếng Hán miền Dương Tử hình thành trên cơ sở kết hợp giọng nói Ngô Việt + Hán. Đến thời Tam quốc, quá trình ấy cơ bản hòa thành khi binh đoàn Đông Ngô lần lượt tiêu diệt những nhóm cư dân Việt cuối cùng lui về ở ẩn trên những vùng núi cao rừng thẳm (dân Sơn Việt).
Thái Tử con trai Tôn Ngô tên Hòa 和, theo luật Đông Ngô phủ Gia Hòa 嘉禾đổi tên thành phủ Gia Hưng 嘉兴 do đồng âm Hòa.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Tôn Quyền thăm vùng đất Gia Hòa[/center]
Thời Tùy, con kênh đào Đại Vận Hà hình thành, phủ Gia Hưng trở thành một trong những thị trấn điển hình của miền Giang Nam, nơi các hoàng đế Trung Hoa các triều đại về sau không ngừng ghé qua vi hành.
Cuối thời thịnh Đường, vùng đất này trỗi dậy và hình thành một quốc gia dù không đượng nhà Đường công nhận: Ngô Việt quốc với 5 đời vua, kinh đô đóng ở vùng Thái Hồ. So song với Ngô Việt quốc là nước Mân Việt vùng Phúc Kiến. Về sau, cả hai đều bị Tống triều chinh phục.
Sau thời Tống, vùng đất hạ lưu Dương Tử trở thành một bộ phận quan trọng của Trung Quốc khi các thành Lâm An (Hàng Châu), Tô Châu, Gia Hưng, Thiệu Hưng.. trở thành các thành phố chủ lực về kinh tế.
Đến nay, Gia Hưng cơ bản trở thành một vùng công nghiệp điển hình của miền đồng bằng Dương Tử…
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Đoạn Đại Vận Hà chảy qua Gia Hưng[/center]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ 2011

Gửi bàigửi bởi poettho » Chủ nhật 12/06/11 21:18

[left]Tết Đoan ngọ miền Dương Tử[/left]19h00 ngày 3 tháng 6 năm 2011..
Tiểu Thẩm và Tiểu Hà là hai nhân viên ngành tuyên truyền và văn hóa tại Gia Hưng đã chờ tôi ở lobby. Chúng tôi lên xe thẳng tiến đến Quảng trường số 1, nơi có đặt sân khấu chính (sân khấu nổi trên mặt Nam Hồ) cho Lễ khai mạc Festival tết Đoan ngọ Gia Hưng 2011. Buổi lễ được đài truyền hình quốc gia CCTV và UBND Gia Hưng tổ chức, có tổ trực truyền hình trực tiếp nên được sắp xếp rất công phu.
Hình ảnh

Sân khấu chính

Các vũ khúc, ca khúc dân gian đậm đặc chất Giang Nam lần lượt được trình diễn trong niềm hân hoan của người xem. Đẹp quá!
Hình ảnh Hình ảnh

Lung linh Giang Nam

Tết Đoan ngọ, còn gọi là tết Đoan dương, tết Trừ tà… xuất hiện ít nhất từ thời Ngô Việt. Dân gian vùng Gia Hưng đón tết Đoan ngọ rất lớn, chỉ sau tết Xuân. Đặc sản nổi tiếng nhất của vùng này là bánh tông tử (bánh ú) gói bằng bột nếp có nhân thịt hay nhân đậu xanh (khá giống bánh chưng ở Việt Nam nhưng được gói kiểu bánh ú). Nhà nhà đều treo bó ngãi cứu và chương phổ có gắn ít tỏi trước cửa nhà để xua tan cái nóng, xua tan “tà ma”, bảo vệ sức khỏe. Năm nào người Gia Hưng cũng tổ chức hội thuyền rồng, hát Côn Khúc và tế Ngũ Tử Tư.
Hình ảnh

Treo ngãi cứu và chương phổ ngày Đoan ngọ

Ngày 4 tháng 6 năm 2011, trời đổ mưa. Mây u ám, từ đó cho đến hết ngày 7 tháng 6 năm 2011 tôi không nhìn thấy mặt trời ở Gia Hưng. Tết Đoan ngọ Gia Hưng diễn ra trong không khí se lạnh, nhất là vào ban đêm (24 độ C)!
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ 2011

Gửi bàigửi bởi poettho » Chủ nhật 12/06/11 21:26

[center]Hội thảo quốc tế Phong tục tết Đoan ngọ 2011[/center]
Song song với lễ hội dân gian, Hội Dân tục học Trung Quốc (Folklore) tổ chức hội thảo học thuật quốc tế nghiên cứu, thảo luận phong tục tết Đoan ngọ toàn vùng Á Đông. Đó cũng là lý do tôi đến Gia Hưng. Hội thảo năm nay là lần 3, nhưng là lần đầu tiên có đại diện Việt Nam tham dự. Hội thảo chào đón 6 đại diện nước ngoài (Nhật Bản 2 đại diện, Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia, Hoa Kỳ mỗi nước 1 đại diện) và gần 100 đại biểu toàn Trung Quốc. Giáo sư hướng dẫn người Đài Loan của tôi đã giới thiệu tôi đến với hội thảo này.
[center]Hình ảnh[/center]
Sau phiên khai mạc với hai báo cáo chính là các tham luận của các đại biểu quốc tế. Tôi ở lượt thứ 3 sau hai tác giả người Nhật, tham luận có tựa đề Phong tục tết Đoan ngọ ở Việt Nam được hội thảo quan tâm. Trên thực tế, người Trung Quốc nói riêng, người Đông Bắc Á rất ít hiểu biết nói chung, thường rất ít hiểu biết về văn hóa Việt Nam, khi viết sách thường quy chụp là “chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc nên phong tục giống nhau”. Nhưng khi được chúng tôi trình bày về các tục đi sêu, tục thăm viếng thầy cô giáo thời niên thiếu, tục tắm sông của người Việt Nam thì cả hội trường ngỡ ngàng. Hóa ra, phong tục tết Đoan ngọ Việt Nam mang đậm giá trị giáo dục đạo đức xã hội hơn phong tục nhiều địa phương ở Trung Quốc, ít nhất là vùng Gia Hưng này.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
Sau các tham luận quốc tế là các tham luận của Hội Dân tục học. Dù đã tổ chức đến lần thứ ba, song người Trung Quốc vẫn loay hoay với câu hỏi làm thế nào để UNESCO công nhận phong tục tết Đoan Ngọ Trung Quốc là di sản văn hóa phi vật thể như đã từng công nhận ở Hàn Quốc năm 2005. Một học giả đến từ Đại học Bắc Kinh quả quyết “tết Đoan ngọ là phong tục tết dân gian cả vùng văn hóa Á Đông sáng tạo ra, không một quốc gia nào, tổ chức nào có thể độc chiếm được nó, dù là Hàn Quốc hay Trung Quốc!”. Thiết nghĩ, một khi một hay hai quốc gia nào đó tự giành quyền sở hữu cho một phong tục chung nào đó, thì có khi trong tương lai UNESCO sẽ tiếp nhận nhiều hồ sơ “không mời mà đến” khác nữa!
Hội thảo kéo dài 2 ngày (5 và 6 tháng 6 năm 2011), trong đó trọn buổi sáng ngày 6 tháng 6 năm 2011, toàn đoàn tham gia Lễ tế Ngũ Tử Tư ngay trên bờ Nam Hồ.
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ 2011

Gửi bàigửi bởi poettho » Chủ nhật 12/06/11 21:41

[center]Lễ tế Ngũ Tử Tư..[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Miếu Ngũ Tử Tư[/center]
Trời vẫn mưa ngâu, tuy không nặng hạt nhưng có thể làm ướt bất kì ai chỉ trong vòng 3 phút. Mỗi người được phát một cây dù đi mưa, toàn đoàn vào khu đền thờ Ngũ Tử Tư trên một quả đồi thoai thoải. Chỉ có đoàn chúng tôi và khách quý của UBND Gia Hưng mới được vào đền.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Tượng Ngũ Tử Tư[/center]
Giữa chính điện là tượng đồng Ngũ Tử Tư với nét mặt cương nghị dũng mãnh của một vị trung thần. Dân vùng Gia Hưng tôn Ngũ Tử Tư làm thủy thần trong coi lượng nước, nhiều vùng lập miếu thờ. Tết Đoan ngọ vùng này vì thế lấy Ngũ Tử Tư làm nhân vật tượng trưng so vối vùng Hồ Nam có Khuất Nguyên, vùng Hàng Châu có Tào Nga, vùng Quảng Tây có Trần Lâm… Buổi lễ bắt đầu lúc 9h30 nên chúng tôi có thừa thơi gian du ngoạn. Trong đền có một đoàn khách gia tộc họ Ngũ, tự cho là hậu duệ Ngũ Tử Tư hiện đang lập nghiệp vùng Thuận Đức Quảng Đông được ưu tiên vào dự lễ đã làm không khí náo nhiệt hẳn lên. Chúng tôi vòng ra phía sau chính điện để leo lên tháp. Tháp cao gần 30 mét với 7 tầng, bốn góc đều có lính canh đứng gác (hành lễ).
[center]Hình ảnh\[/center]
[center]Lễ tế Ngũ Tử Tư[/center]
Đồng hồ chỉ 9h30, buổi lễ tiến hành…
Ngưởi chủ lễ mặc áo choàng dài màu xanh, tiến hành nghi lễ bằng phương ngữ Ngô Việt. Bên tai tôi một ai đó than: Chẳng hiểu gì cả. Một người khác trả lời: Phải rồi! Ngũ Tử Tư người nước Sở nhưng vào nước Ngô lập nghiệp, nói tiếng Ngô Việt ông ấy mới hiểu chứ!
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Lễ vật cúng tế[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình linh vật li vẫn - một trong 9 con của rồng được trang trí trên nóc đền miếu, có gắn thanh gươm trấn rồng[/center]
Vật tế lễ là 3 thứ: 1 chiếc đầu trâu, 1 chiếc đầu lợn và 1 chiếc đầu dê. Ngay sau khi chủ lế thắp hương tế lễ, pháo lễ được bắn lên bầu trời. Khoảng 5 phút sau, bỗng dưng mưa to lên hẳn. Ai đó lại nói vọng: Vì ta vừa tế nên thần Ngũ Tử Tư ban mưa to để vạn vật phồn sinh đấy!
Màn tế lễ tiếp tục với một điệu múa duyệt binh của các chàng trai Gia Hưng trong trang phục được cho là của nam giới thời Ngô Việt. Từng đoàn người tiến đến lễ đài dâng hương. Tôi cũng dâng hương…
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ 2011

Gửi bàigửi bởi poettho » Chủ nhật 12/06/11 21:47

Giang Nam cổ trấn..
Ngày 7 tháng 6 cả đoàn đi tham quan một thị trấn Giang Nam. Có hai tuyến lựa chọn: Ô Trấn hoặc Tây Đường.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Ô Trấn[/center]
Tôi đã sớm dò hỏi nên được biết Tây Đường đã sớm kinh doanh hóa nên ít giữ được nét cổ xưa, vì thế tôi đã chọn Ô Trấn. Một vài năm trước tôi từng xem một bộ phim Đài Loan có lấy bối cảnh Ô Trấn nên cái tên ấy rất hấp dẫn đối với tôi. Ô Trấn nằm cách thủ phủ Gia Hưng khoảng 20 phú đi xe, nằm trên một nhánh sông nối vào Thái Hồ giữa hai vùng Gia Hưng và Hồ Châu. Thị trấn này có lịch sử ít nhất là 1300 năm, tức vào khoảng thời Đường. Ô Trấn lấy tên từ họ một vị tướng nhà Đường (họ Ô, người Mông Cổ), dâng lệnh vua tiến xuống Giang Nam dẹp loạn nông dân. Không ngờ khi đi ngang qua địa điểm nay là Ô Trấn thì bị phục kích, giết chết. Triều đình cho lập đồn trú binh tại đó để dẹp loạn, lâu dần phố sá san sát, Ô Trấn hình thành.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
Ô Trấn trải dài theo dòng sông nhỏ, đầu phía tây thuộc Hồ Châu đầu kia thuộc Gia Hưng. Chính quyền khai thác một phần cổ trấn để phục vụ du khách.
Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu một cây cột tre dựng trên một chiếc cối đá, trên đó vào ngày lễ cho một con khỉ đói leo lên, họ dùng một sợi dây thừng có treo lủng lẳng mấy thứ đồ ăn xanh xanh đỏ đỏ, khiến con khỉ cứ trèo lên trèo xuống liên tục để kiếm ăn. Họ giải thích rằng đây là một cổ tục trong vùng thể hiện ước vọng phồn sinh. Tôi vò đầu bức tóc suy nghĩ mãi, con khỉ cứ trèo lên trèo xuống như thế, đến khi mỏi mệt mới được ăn thì phồn sinh cái nỗi gì? Trong khi đó, tôi nhìn xuống chiếc cối tròn và thân cột tre, bất chợt hỏi hướng dẫn viên ấy có phải biểu tượng sinh thực khí nữ và nam hay không? Cô này tròn xoe đôi mắt, miệng “hả” một tiếng lớn. Một số đại biểu xung quanh nghe thấy lạ, bèn hỏi tôi thế nào. Tôi cắt nghĩa phong tục thể hiện khát vọng phồn sinh của người Việt Nam và giải thích rằng nếu trong trường hợp con khỉ - cây tre – cối đá ấy thì chỉ có cối đá và cây tre mới thể hiện ý nghĩa phồn sinh, còn con khỉ chẳng qua để thu hút sự chú ý mà thôi. Nhiều người ồ lên một tiếng.
[center]Hình ảnh[/center]
Chúng tôi vào tham quan bảo tàng những chiếc giường cổ mang phong cách Giang Nam, một xưởng dệt truyền thống và xưởng rượu Tam Bạch nổi tiếng của Ô Trấn. Nếm thử rượu ngay tại xưởng thì ngon tuyệt, song lát sau đi ngang cửa hàng, tôi định bụng mua 1 chai thì một cô ở UBND Gia Hưng bảo “lẽ ra anh nên mua tại xưởng, ra ngoài này là rượu giả đó!”. Hết hồn!
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Thăm xưởng rượu và xưởng dệt[/center]
Rời Ô Trấn, chúng tôi quay về Gia Hương, trực chỉ làng cổ Nguyệt Hà ngay bên dòng Đại Vận Hà. Nhà cửa, phố sá san sát nhau, buôn bán nhộn nhịp cứ như một thành phố thời Đường – Tống vậy. Đây đó một góc phố tôi đã không ít lần nhìn thấy trên phim ảnh. Tiểu Lý – cán bộ phòng Văn hóa, bảo rằng Nguyệt Hà rất được các nhà làm phim cổ trang quan tâm bởi lẽ tính thực và tính sống động của nó.
[center]Hình ảnh[/center]
Ở Nguyệt Hà có bảo tàng bánh ú, có cả hình cảnh những chiếc bánh ít Việt Nam mà họ cho là giống bánh ú ngày Đoan ngọ của họ!?!
Mùi đậu phụ thối (món ăn tôi rất thích) bay thoang thoảng, tôi cứ muốn thẳng tiến đánh hai chén nhưng đi cùng mấy cô gái làm văn xã Gia Hưng thì không làm sao ăn được. Thôi, nhịn miệng về Quảng Châu rồi hãy ăn vậy!
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Rối bóng vùng Hải Ninh - Gia Hưng[/center]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ 2011

Gửi bàigửi bởi truclinh » Thứ 2 27/06/11 10:37

thầy ơi, nhìn hình ảnh và lời giới thiệu của thầy em muốn đi Trung Quốc quá đi. Em phải xúc tiến việc học tiếng Hoa của mình mới đựơc. ^^ Hy vọng sau này em sẽ kiếm được học bổng qua bến đó tham quan và nghiên cứu.
Hình đại diện của thành viên
truclinh
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 14/03/08 16:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ 2011

Gửi bàigửi bởi Nguyen Hien » Chủ nhật 02/10/11 13:16

Thật là hay quá, thú vị, và đầy thông tin:)
Chúc Thầy tiếp tục có những chuyến đi mới!
RANDOM_AVATAR
Nguyen Hien
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 6 16/09/11 6:12
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VỀ MIỀN DƯƠNG TỬ 2011

Gửi bàigửi bởi lexuanhau » Thứ 2 17/10/11 9:04

Rat cam on thay ve nôi dung bai viet nay.
Bai viet da cung cap rat nhieu thong tin moi, bo ich.
Chuc thay co nhieu suc khoe, de co nhieu chuyen di, co nhieu thong tin ly thu hon nua.
RANDOM_AVATAR
lexuanhau
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 14/09/11 11:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Nhật ký các chuyến đi

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron