Trốn thoát tự do

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu và thảo luận về các tác phẩm văn chương với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

Trốn thoát tự do

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 04/08/07 22:21

Chạy trốn khỏi tự do
"Tự do là gì? Tự do về mặt ý nghĩa nào đó, nó là khả năng biểu hiện ý chí của con người, là sự thoát khỏi những ràng buộc, hạn chế về mặt nào đó của con người. Tự do là điều mà tất thảy mọi người đều khao khát và đôi khi người ta phải đấu tranh để giành lấy nó. Vậy tại sao lại "Trốn thoát tự do"?
Ở đây, con người hiện đại tuy đã được giải thoát của xã hội tiền chủ nghĩa cá nhân, nhưng lại không có được tự do theo nghĩa tích cực, không có sự biểu lộ những tiềm năng trí tuệ, cảm xúc. Tự do, dù mang lại cho con người sự độc lập khiến họ lạc lõng và vì thế, họ trở nên hoang mang bất lưc. NỖi cô đơn, sợ hãi khiến con người không thể chịu đựng thêm được nựa Không thể tiếp tục chịu đựng gánh nặng của tự do "được giải thoát", buộc lòng con người phải đối mặt hoặc là với cuộc chạy trốn khỏi gánh nặng tự do hoặc tiến tới tự do đích thực dựa trên nền tảng độc lập và cá nhân con người."

Đó là lời giới thiệu cho tác phẩm "Trốn thoát khỏi tự do" (ESCAPE FROM FREEDOM) của Erich Fromm. Một tác phẩm thú vị nói về vấn đề tự do, 1 khái niệm khá mơ hồ để cho mỗi người hiểu tự do là gì?
Đó có phải là muốn làm gì thì làm hay tự do là chính là sự nắm bắt được cái tất yếu.
Qua tác phẩm này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề tự do , nhất là trong bối cảnh văn hoá toàn cầu.Tác giả đã phân tích trên bối cảnh văn hoá xã hội để có cái nhìn bao quát nhất. Từ đó cũng góp phần cho việc nghiên cứu văn hoá
Tác phẩm do Bùi Minh Châu dịch,nhà xuất bản Từ điển bách khoa liên kết xuất bản với công ty văn hoá Văn Lang-Nhà sách Văn Lạng
Giá bìa : 45.000
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Trốn thoát tự do

Gửi bàigửi bởi congtudatinh » Chủ nhật 05/08/07 22:20

Đôi khi con người có nhiều tự do quá, làm gì cũng được lại thấy trở nên nhàm chán và có cảm giác trống rỗng, thậm chí đau khổ. Tôi nhớ có đọc đâu đấy một câu như thế này "Ở thế kỷ 19, vấn đề là Thượng đế đã chết; ở thế kỷ 20, vấn đề là con người đã chết." của Erich Fromm hay một nhà tâm lý học nổi tiếng nào đấy của phương Tây hiện đại nói về tự do. Con người ngày càng đòi hỏi nhiều tự do, thậm chí khai tử cho Thượng đế để mình có được tự do tuyệt đối và cuối cùng cái tự do tuyệt đối đó lại khai tử chính con người tự cho mình là có tự do tuyệt đối đó.
Cảm ơn bạn Sin Ân đã giới thiệu một quyển sách hay. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều người tìm đọc.
congtudatinh
RANDOM_AVATAR
congtudatinh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 6:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Trốn thoát tự do

Gửi bàigửi bởi sinan » Chủ nhật 05/08/07 23:21

Câu nói đó đúng là của Erich Fromm. Ông là 1 nhà phân tâm học nổi tiếng chịu sự ảnh hưởng của S.Freud và K.Marx. Ông coi sự tổng hợp thuyết của 2 người trên là cơ sở cho lý thuyết nhân bản của mình về con người và văn hóa.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Trốn thoát tự do

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 2 15/02/10 16:25

"Tự Do đích thực là chẳng bao giờ quan tâm xem mình có được Tự Do hay không !"
Đến một ngày mà chúng ta chẳng cần quan tâm tìm kiếm Tự Do, ta sẽ Tự Do. Bài học đầu tiên, duy nhất và cuối cùng của Tự Do là đừng tìm hiểu Tự Do là cái gì, vì ngay khi ta hiểu Tự Do là gì, thế là ta lại mất Tự Do
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về Thư giãn văn hoá học: văn chương

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách