ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VĂN HÓA KHEN - CHÊ TRONG DẠY VĂN (TRƯỜN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VĂN HÓA KHEN - CHÊ TRONG DẠY VĂN (TRƯỜN

Gửi bàigửi bởi Huyenntt » Thứ 4 14/10/15 11:42

Trường: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Môn học: Lý luận Văn hóa học
Giảng viên: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Huyền
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VĂN HÓA KHEN - CHÊ
TRONG DẠY VĂN (TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG SSIS- QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Phần khái luận về văn hóa thuộc công trình “Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng” của GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm đã bàn về khái niệm văn hóa, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, định nghĩa văn hóa, các đặc trưng và chức năng của văn hóa, cấu trúc văn hóa.
Trong bốn chức năng cơ bản của văn hóa mà Giáo sư đưa ra, người viết chú ý đến chức năng điều chỉnh, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Giáo sư lưu ý rằng: “Nhờ có chức năng điều chỉnh + đem lại niềm vui và hạnh phúc mà văn hóa trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội.” (Trang 60) Với tư cách là giáo viên dạy Văn, từ những điều tiếp nhận được, người viết liên tưởng đến văn hóa ứng xử trong dạy văn ở trường Quốc tế qua hoạt động khen – chê của người giáo viên.
Chúng ta quan niệm như thế nào về lời khen và chê? Chê sao cho đúng, khen sao cho vừa? Phải chăng theo nguyên tắc “Khen tập trung, chê riêng”? Phải chăng cứ nói thẳng, nói thật vì “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”? Khen hay chê là công việc hàng ngày của người giáo viên. Hoạt động ấy quen thuộc đến nỗi đôi khi chúng ta xem rất bình thường song theo người viết, nó thực sự quan trọng và là một nghệ thuật. Mỗi lời nói, mỗi hành vi ứng xử của giáo viên có thể là động lực, là hình mẫu cho học sinh đi lên, noi theo nhưng cũng có thể gây ra những tổn thương tâm lý và mài mòn sự tự tin của học sinh. Ứng xử làm sao để những lời nói của chúng ta tác động đến học sinh, giúp các em điều chỉnh hành vi một cách tích cực nhất, để các em phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn?
Chê bao giờ cũng không dễ dàng. Chê để các em vẫn thấy lỗi sai nhưng không thấy mình yếu kém, bất lực. Người viết đề xuất các nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc bánh mì kẹp
Nguyên tắc này giúp học sinh chuẩn bị tâm lý để nghe những khuyết điểm của mình, vẫn nhận biết một cách rõ ràng, trung thực khuyết điểm của mình nhưng khi nghe xong khuyết điểm vẫn thấy mình có khả năng cải thiện được nó.
Bước 1: Khen (tìm điểm tốt của học sinh để khen. Điểm tốt đó phải có thực.)
Bước 2: Chê (trực diện, nhẹ nhàng)
Bước 3: Bày tỏ sự tin tưởng và nhắc lại điểm tốt.

Hình ảnh
Nguyên tắc này chỉ sử dụng trong các cuộc trao đổi riêng để tránh mất thì giờ của lớp.
2. Nguyên tắc kìm chế
Không nói hay chê khi đang tức giận. Vì khi tức giận, ta dễ lỡ lời, lời nói không gây ra tổn thương thể xác nhưng để lại vết hằn tâm lý.
Tương tự, khi trao đổi với học sinh, dù đang tức giận đến đâu cũng cần kìm chế, chỉ để lộ cảm xúc khi ta chủ động tình huống (bộc lộ cho học sinh thấy thái độ của giáo viên cũng là phương pháp hiệu quả.)
3. Chỉ chê sự việc, không chê con người
4. Nguyên tắc “quên”
Chê xong, không nhắc lại sự việc đã qua, tạo tâm lý thoải mái và niềm tin cho học sinh (tin vào chính mình, tin vào sự bao dung của thầy cô). Chỉ khi học sinh mắc lỗi và lỗi ấy liên quan trực tiếp đến lỗi đã mắc thì mới nhắc lại.
Vậy, khen sao cho vừa? Khen vừa đủ liều lượng sẽ rất hiệu quả nhưng khen phải dựa trên sự việc có thật. Ở trường Quốc tế SSIS, khi đi dự giờ, Ban giám hiệu sẽ đếm xem giáo viên cười trong lớp bao nhiêu lần, khen học trò bao nhiêu lần. Thậm chí văn hóa khen đưa vào hoạt động học tập của học sinh. Lấy ví dụ một phương pháp học rất mới – Kagan – đưa văn hóa khen vào bước hoạt động:

Hình ảnh
Văn hóa khen được xây dựng từ trong trường học. Phải chăng đó chính là bí mật giúp những đứa trẻ học trường Quốc tế hầu hết đều rất tự tin? Và đó cũng là cơ hội giúp quan hệ giáo viên và học sinh gắn bó khăng khít hơn.
Dù khen hay chê, người giáo viên cũng rất chú ý đến tính chính xác, hệ thống, nhất quán các tiêu chí.
Đây là thang đánh giá bài Văn của trường Quốc tế theo chương trình IB (file đính kèm)
Tiêu chí đánh giá có thể sử dụng qua các bài. Người giáo viên không chia ý, chấm từng ý nhỏ. Họ đánh giá theo hệ thống nhất quán, chê nhất quán và khen nhất quán. Từ đó, học sinh biết mình đang ở đâu và đang cần gì, thiếu hụt gì, mạnh ở đâu để cố gắng và phát triển.
Hơn đâu hết, trường học là nơi trẻ có quyền mắc lỗi. Mỗi bước đi, mỗi vấp ngã của trẻ hôm nay là hành trang của trẻ ngày mai.
Trong đó, người giáo viên và văn hóa ứng xử của người giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hình đại diện của thành viên
Huyenntt
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 4 30/09/15 8:42
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VĂN HÓA KHEN - CHÊ TRONG DẠY VĂN (T

Gửi bàigửi bởi Si Wa Niê » Thứ 5 15/10/15 11:42

Cám ơn chị, bài viết rất bổ ích nhưng nếu chị đi sâu hơn thì hay quá! Em sẽ "ngóng"
Đi theo chân lý!
RANDOM_AVATAR
Si Wa Niê
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 7 16/05/15 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ VĂN HÓA KHEN - CHÊ TRONG DẠY VĂN (T

Gửi bàigửi bởi Huyenntt » Thứ 5 15/10/15 17:13

Cam on ban! Do chi la nhung suy nghi ban dau. Minh se tim toi sau hon va se chia se voi moi nguoi.
Hình đại diện của thành viên
Huyenntt
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 4 30/09/15 8:42
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron