Văn hóa đi đường

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá trong đời sống xã hội

Văn hóa đi đường

Gửi bàigửi bởi trucphuong » Thứ 6 07/03/08 13:07

Văn hóa đi đường, đó là một vấn đề quá lớn. Ở đây tôi chỉ xin nêu ra một khía cạnh nhỏ trong chuyện đi đường của chúng ta, đó là: Nhường lối cho người rẽ phải.
Luật giao thông đường bộ nước ta qui định, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, xe 2 bánh được phép rẽ phải khi đèn đỏ. Tại sao vậy?
Lưu lượng xe tham gia giao thông trên địa bàn thành phố công nghiệp lớn nhất nước này luôn luôn trong tình trạng quá tải. Để khắc phục phần nào nạn kẹt xe, Luật giao thông đường bộ đã cho phép xe 2 bánh tham gia giao thông trên địa bàn TPHCM, khi đến ngả tư (hay ngả năm, ngả sáu…) được phép rẽ phải để giảm bớt lượng xe bị dồn lại.

Hình ảnh

Thế nhưng thực tế, không mấy người có nhu cầu rẽ phải lại rẽ được. Không phải vì sợ Cảnh sát giao thông (bởi luật đã cho phép rẽ) mà vì không thể len qua khỏi biển người phía trước.
Bản thân tôi mỗi lần muốn rẽ phải, tôi đều bật đèn xi-nhan xin đường trước, thế nhưng chưa bao giờ tôi được nhường lối để rẽ. Có người không đợi được, đã bấm còi để người phía trước biết mà nhường lối, nhưng người phía trước chỉ ngoái đầu lại nhìn xem ai bấm còi và... thản nhiên chờ đèn xanh tiếp.
Không biết có quá lắm không nếu tôi nói rằng tôi chưa từng được thấy một trường hợp nào đỗ xe chờ đèn đỏ mà có biểu hiện cho thấy anh/chị ta muốn nhường đường cho những người rẽ phải. Và tôi cũng chưa từng được ai nhường lối cho mình rẽ dù mình đã phát tín hiệu rẽ.
Nói như vậy các bạn đừng vội hỏi rằng tôi là ai mà người khác phải nhường đường. Không chỉ riêng bản thân tôi, mà tất cả những người tham gia giao thông có nhu cầu quẹo phải cũng thế. Chỉ khi còn tín hiệu đèn xanh, hay đèn đỏ vừa bật lên, thì bạn mới rẽ được, còn nếu khi bạn đến chốt đèn mà đèn đã đỏ thì chắc chắn bạn sẽ bị “ngập” trong biển người, không còn lối trống để mà rẽ phải. Điều này khiến những người muốn rẽ phải băng lên vỉa hè để đi, và như vậy dẫn đến tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ.
Hơn nữa, một lượng lớn xe 2 bánh không rẽ phải được, sẽ phải dồn lại ở phía sau, càng lúc càng nhiều. Đến khi đèn xanh được bật lên, thì người đi thẳng xen lẫn người rẽ trái, rẽ phải chen lấn nhau, và hậu quả tất yếu xảy ra là nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông.

Hình ảnh

Luật qui định rằng, khi có tín hiệu đèn đỏ, thì mọi phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại. Nếu không ai không dừng lại, thì coi như vi phạm luật và bị phạt hành chính. Luật cho phép khi có tín hiệu đèn đỏ, xe 2 bánh được phép quẹo phải, vậy người có nhu cầu quẹo phải mà không quẹo thì có bị xem là vi phạm luật giao thông không? Và người cản trở người có nhu cầu quẹo phải có bị xem là vi phạm không? Câu trả lời đương nhiên là không. Liệu có phải như thế mà người đi đường không có ý thức rằng khi đỗ xe trước cột đèn đỏ, phải nhường lối cho người quẹo phải?
Đồng ý xã hội muốn bình yên, ổn định thì cần có luật. Nhưng đâu phải mỗi chuyện đều cần đến luật và có luật thì chúng ta mới chấp hành. Xã hội còn có những cái tình, và cần có những ý thức tự giác để cuộc sống thêm ý nghĩa. Và, cần lắm ý thức tự giác để quan hệ giữa người với người được “người” hơn.
Thực ra, tôi cũng không tin ý thức, văn hoá đi đường của chúng ta là thấp. Bởi TPHCM là nơi không chỉ có người dân lao động cả nước đổ về mà còn quy tụ một số lượng lớn học sinh, sinh viên, viên chức, toàn là những người có trình độ học vấn cao. Có thể họ chỉ "quên" để ý điều này thôi. Và tôi chỉ xin "nhắc nhỏ" để những ai nếu lỡ "quên" thì lần sau sẽ "ý tứ" hơn.
Hình ảnh
(Nhiều người phải băng lên vỉa hè để quẹo phải, và như thế là vi phạm luật giao thông).
RANDOM_AVATAR
trucphuong
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 14:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa đi đường

Gửi bàigửi bởi lehang » Chủ nhật 09/03/08 10:47

Chỉ khi còn tín hiệu đèn xanh, hay đèn đỏ vừa bật lên, thì bạn mới rẽ được, còn nếu khi bạn đến chốt đèn mà đèn đã đỏ thì chắc chắn bạn sẽ bị “ngập” trong biển người, không còn lối trống để mà rẽ phải.

Như bạn đã nhận xét, thì bạn đừng vội trách vì sao không ai nhường đường cho bạn rẽ phải. Nếu người phía trước có mưốn nhường cho bạn cũng không nhường được vì : trước - sau - trái - phải khi dừng xe thì lập tức chúng ta bị ngập trong biển người, thì làm sao nhích sang trái để nhường đường cho người phía sau rẽ phải dù rằng người ấy thật lòng mưốn nhường đường. "Lực bất tòng tâm".

Tôi cũng rất thông cảm với bạn về việc ý thức giao thông của phần đông người đi đường còn hạn chế. Lý do vì sao? Trước tiên là do nhận thức của đa số dân chúng còn mang tính tự do, tùy tiện, không chấp hành luật giao thông đường bộ dù họ biết tỏng tòng tong là nên đi như thế nào cho đúng luật. Chậc. Nhưng cứ lờ đi cho xong, hơi đâu mà phải cứng nhắc theo luật mất thời gian và thật vẽ chuyện. Cứ thế thành thói quen, thói quen làm phiền lòng người khác nhưng được việc mình là đủ. Mặc khác, người dân sống tại thành phố thì ít, mà dân nhập cư để lao động và học tập từ các tỉnh thành về thì lại chiếm số đông; họ chưa có ý thức cao trong việc chấp hành luật đi đường là vì ở các tỉnh thành lượng xe và người lưu thông ít, họ quen chạy như thế rồi, tập trung về thành phố, cảnh kẹt xe làm họ đâm ra sợ trễ giờ và vì vậy cần tranh thủ, chính sự tranh thủ chạy tùy tiện lại làm cho kẹt xe càng kẹt trầm trọng hơn. Khổ thế đấy!

Một vấn đề khác mang tính sâu xa là dân ta còn mang tính nông dân. Tôi không có ý chê trách dân mình, mà tôi mưốn đề cập đến tính cách của cư dân nông nghiệp đã hằn sâu trong tiềm thức của đa số người dân. Tác phong của cư dân nông nghiệp khác hoàn toàn với cư dân sống ở đô thị. Ý thức tôn trọng luật pháp còn hạn chế, tác phong chậm chạp, làm theo ý thích chủ quan của cá nhân là chính. Nói cách khác, chúng ta có thể gọi đó là nếp sống của cư dân nông nghiêp. Vì thế, khi đất nước chúng ta chuyển sang thời kỳ đổi mới, việc đô thị hoá diễn ra ồ ạt, các khu công nghiệp đua nhau hình thành đã thu hút lượng lao động tập trung về thành phố, nhưng họ lại chưa làm quen được hoàn toàn với cách sinh hoạt, làm việc, giao tiếp như những cư dân đô thị. Đó cũng là một nguyên nhân.

Cũng cần xem lại quy hoạch của thành phố chúng ta trong thời gian qua để có phương án điều chỉnh trong các quy hoạch sau này, tôi nghĩ thế, vì bởi chúng ta thấy hạ tầng cơ sở của chúng ta còn có nhiều vấn đề cần phải xem lại, báo chí đã lên tiếng quá nhiều thiết nghĩ tôi không cần phải lặp lại, nhưng bạn có đồng ý với tôi là ngoài ý thức của người dân phải kể đến việc điều hành, quản lý của bộ máy nhà nước còn yếu kém, chưa tiên liệu hết những tình huống như hôm nay?????

Thôi nhé! Cố gắng mà chịu đựng, đừng bực mình quá đâm ra stress đấy! Hãy sống chung với nạn kẹt xe như chúng tôi ở miền Tây cùng sống chung với lũ ấy mà. :lol: :lol: :lol:
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa đi đường

Gửi bàigửi bởi thu ha » Thứ 2 10/03/08 16:37

Văn hoá đi đường ở Ta còn nhiều điều đáng nói lắm, không phải chỉ riêng chuyện quẹo phải khi đèn đỏ đâu! Và có lẽ cái phần "con" nỗi trội hơn cái phần "người" là những lúc kẹt xe! Biết rằng kẹt xe là khó chịu, là nóng nực là mất thời gian... đủ thứ chuyện để bực mình. Nhưng không phải thế mà xử sự vô văn hoá được. Nhớ một lần, tôi và nhỏ bạn bị chửi tới tấp vì cái tội không tránh sang một bên để một người đàn ông vượt lên (dù tôi đi đúng luật).

Một vấn đề khác cũng hay gặp là tình trạng chen ngang đường dù đèn đã báo hiệu đỏ (hay gặp ở ngã tư Lê Quý Đôn và Điện Biên Phủ) làm cho người đi đường từ hướng Lê Quý Đôn về Võ Thị Sáu không thể nào qua được.

Làm sao để tránh tình trạng này? Chỉ có ý thức của mỗi người. Nhưng thật khó để thay đổi tâm lý đám đông của người Việt (thấy người ta vượt là mình vượt). Chừng nào còn kẹt xe, chừng nào văn hoá đi đường chưa được cải thiện thì chúng ta vẫn còn sống chung trong văn hoá đi đường không giống ai của dân Ta.
RANDOM_AVATAR
thu ha
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa đi đường

Gửi bàigửi bởi danghuynh » Thứ 6 14/03/08 8:15

Về văn hoá đi đường, còn nhiều chuyện để nói lắm. Chẳng hạn có một số người vô tư khạc nhổ trên đường. Một lần, tôi đi sau một người đàn ông, có lẽ tối hôm trước "quắc cần câu" với "chiến hữu" nên đến sáng đi trên đường vẫn còn lơ mơ "chỉ một mình ta". Tôi vừa trờ tới và lãnh ngay "chiến lợi phẩm" của người đàn ông ấy. Thật là khủng khiếp. Còn nữa, cái di động thật tiện lợi nhưng đôi lúc thật phiền hà, nhất là những người vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại. Họ vô tư hò hét, thậm chí lạc tay lái vì... say mê tranh luận. Ở đời sao có những người chỉ biết có mình vậy sao?
RANDOM_AVATAR
danghuynh
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 5 11/10/07 19:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa đi đường

Gửi bàigửi bởi trucphuong » Thứ 6 14/03/08 15:07

"Nếu người phía trước có mưốn nhường cho bạn cũng không nhường được vì : trước - sau - trái - phải khi dừng xe thì lập tức chúng ta bị ngập trong biển người, thì làm sao nhích sang trái để nhường đường cho người phía sau rẽ phải dù rằng người ấy thật lòng mưốn nhường đường. "Lực bất tòng tâm"."

Nếu mỗi người chúng ta biết ý thức hơn một chút, biết nhường nhịn nhau một chút thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn rất nhều, sẽ không còn cảnh trước kẹt xe mà sau vẫn cố lấn tới với tâm lý "kệ, nhích được tấc nào hay tấc đó, chuyện kẹt xe là của toàn xã hội, càng không thể giải quyết ngày một ngày hai, mà mình thì đang vội..."

"Mặc khác, người dân sống tại thành phố thì ít, mà dân nhập cư để lao động và học tập từ các tỉnh thành về thì lại chiếm số đông; họ chưa có ý thức cao trong việc chấp hành luật đi đường..."

Bản thân tôi cũng là người nhập cư, khăn gói vào Sài Gòn để học tập và kiếm sống. Không thể nói người tỉnh lẻ "chưa có ý thức cao trong việc chấp hành luật giao thông". Chuyện ý thức là chuyện của mỗi người, dù họ là ai, ở đâu và làm gì. Bằng chứng là ở quê tôi, tôi thấy người ta dừng đèn đỏ rất đúng vạch, rất hiếm trường hợp vượt đèn đỏ dù không có mấy chú công an đứng chốt. Càng không thể viện dẫn lý do là ở quê, đường xá rộng, tôi đã quen đi như thế, giờ vẫn thế. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, nhập gia tùy tục, chúng ta phải biết mình đang ở đâu, mình cần làm gì thì mới hoà nhập được với xã hội. Nói vậy không lẽ sau một thời gian tôi vào SG, đi xe ngoài đường được phép rẽ phải quen rồi, đến khi về quê, gặp chốt đèn đỏ, tôi vẫn cứ vô tư rẽ phải hay sao?
Mặt khác, văn hoá của mỗi người không phụ thuộc vào trình độ học vấn, địa vị hay nơi họ sinh sống. Điều này quá dễ hiểu, không có gì phải bàn cãi.

"Thôi nhé! Cố gắng mà chịu đựng, đừng bực mình quá đâm ra stress đấy! Hãy sống chung với nạn kẹt xe như chúng tôi ở miền Tây cùng sống chung với lũ ấy mà."

Nếu ai cũng có suy nghĩ như bạn thì xã hội này xem ra hết thuốc chữa rồi. Và diễn đàn này được lập ra để làm gì vậy??? 8)
RANDOM_AVATAR
trucphuong
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 14:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá xã hội

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách