THỜI TRANG :KHÔNG MẶC ->MẶC (KÍN ĐÁO->CÀNG THOÁNG CÀNG ĐẸP)

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: THỜI TRANG :KHÔNG MẶC ->MẶC (KÍN ĐÁO->CÀNG THOÁNG CÀNG ĐẸP)

Gửi bàigửi bởi iluso » Thứ 2 21/07/08 21:01

hở kiểu đó => "trúng gió", kì quá 8O
Nếu trái tim bạn là 1 đoá hồng,miệng bạn sẽ thốt ra những lời ngát hương-ngạn ngữ Nga
Hình đại diện của thành viên
iluso
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 2 14/04/08 11:38
Đến từ: quê tôi ^_^
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỜI TRANG :KHÔNG MẶC ->MẶC (KÍN ĐÁO->CÀNG THOÁNG CÀNG ĐẸP)

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 3 22/07/08 5:40

hoadalat đã viết:hở nhung hở vừa phải thì mình nghĩ cũng được, miễn sao phù hợp với chuẩn mực của người phương đông
Phương Đông cũng có nhiều tộc người lắm. Có những dân tộc chả mặc gì ngoài cái khố, cái váy. Có dân tộc kín từ đầu tới chân.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: THỜI TRANG :KHÔNG MẶC ->MẶC (KÍN ĐÁO->CÀNG THOÁNG CÀNG ĐẸP)

Gửi bàigửi bởi Cothi » Thứ 4 14/01/09 1:04

[justify]Pàcon ơi! Theo mình thì cứ thuận theo lẽ Ông Bà mình đã chọn đi! ("Văn hóa là cái còn cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả..."). Cái "còn lại" sau mấy ngàn năm "các cụ" nhà mình đã chọn là lối "thời trang" úp úp mở mở, kín kín hở hở... Kín quá thì không có gì để bàn... Hở quá thì còn gì để bàn! Thế nên, "người khôn... ăn mặc nửa chừng/ Để cho kẻ ngắm nửa mừng nửa... ham"! "Em xin chọn lối này thôi".[/justify]
RANDOM_AVATAR
Cothi
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 17/12/08 21:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỜI TRANG :KHÔNG MẶC ->MẶC (KÍN ĐÁO->CÀNG THOÁNG CÀNG ĐẸP)

Gửi bàigửi bởi DMai » Chủ nhật 21/02/10 22:07

Kín và hở trên thế giới

21/02/2010 11:07
Đường phố phương Tây không phải lúc nào cũng đầy người ăn mặc hở hang

(TNTT&GT) Nhiều người nghĩ rằng ở phương Tây, nơi phong cách cá nhân được đề cao thì ai muốn ăn mặc thế nào cũng được, nhưng thực tế không hẳn như vậy.

Tại Ý, bạn có thể khỏa thân ở bãi “tắm tiên”, nơi tất cả cùng không che đậy như nhau nhưng nếu mặc khoe nội y trên đường phố thì sẽ chẳng ai hoan nghênh bạn. Năm 2008, thị trưởng Roma Gianni Alemanno đã từng ban quy định cấm gái làng chơi (tại Ý, mại dâm là hợp pháp) ăn mặc hở hang đứng ngoài phố vì có thể khiến giới mày râu mất tập trung khi tham gia giao thông. Các cô gái làng chơi phản đối vì họ cho rằng ăn mặc hở hang là cách tốt để “tiếp thị sản phẩm”. Ngay trong tuần đầu tiên, 100 gái làng chơi và 40 khách hàng bị phạt 200 euro/vụ vì chuyện vi phạm quy định và đến cuối năm 2008, các gái làng chơi không còn dám ăn mặc hở hang thách thức nhà cầm quyền nữa.

Thật ra, lý do giao thông chỉ là một phần trong quyết định của thị trưởng Alemanno. Điều quan trọng là ông không muốn cảnh quan Roma bị nhiễm bẩn. Trước đó, Alemanno cũng từng ra quyết định cấm người vô gia cư ngủ đêm tại các nơi công cộng của Roma. Nếu quyết định này là vô lý thì e rằng Alemanno đã khó tại vị đến giờ. Nhiều công dân Roma ủng hộ hành động Alemanno bởi họ cũng muốn nhìn thấy một Roma trong sạch hơn.

Tại Brazil lúc này là mùa của các lễ hội. Theo truyền thống, các cô gái thường ăn mặc rất hở hang (đồ hai mảnh hoặc thậm chí cởi trần) để đi đầu những đoàn lễ hội tiến vào sân vận động hay diễu hành trên đường phố và chẳng ai phàn nàn. Việc các quý cô tự do khoe thân hình trên bãi biển cũng là chuyện bình thường. Nhưng bạn đừng nghĩ người Brazil dễ dãi trong việc ăn mặc. Ở những nơi trang nghiêm bạn vẫn phải ăn mặc lịch sự nếu không muốn bị tất cả lên án. Cuối năm ngoái, một sinh viên có tên Geisy Arruda đã bị trường ĐH Bandeirante đuổi học vì tội vô kỷ luật khi dám ăn mặc hở hang khi đến lớp. Buổi cuối của Geisy Arruda tại trường Bandeirante, cô ta mặc một chiếc váy hồng siêu ngắn và đã bị hàng trăm bạn học khác la mắng, thậm chí đòi hành hung. Cảnh sát đã phải hộ tống Arruda ra khỏi nhà trường trong sự phẫn nộ của các sinh viên khác.

Nữ diễn viên gợi cảm và nổi tiếng với những cảnh nóng của điện ảnh Thái Lan Chotiros Suriyawong đã bị phạt một tuần lao động công ích, bị đuổi học và chỉ trích nặng nề từ báo chí khi lỡ diện một bộ đồ hở hang tới lễ trao giải điện ảnh Golden Swan vào năm 2007. Ngay khi những hình ảnh này bị công khai trên báo, Chotiros Suriyawong đã bị loại khỏi bộ phim mới nhất của cô. Ngoài ra, ban giám hiệu trường ĐH Thammasat nơi cô đang theo học cũng ra lệnh đình chỉ tạm thời việc học tập của Chotiros.

Đó là ở các quốc gia Âu-Mỹ, còn tại phương Đông, nơi có nhiều nền văn hóa giao thoa, chuyện ăn mặc hở hang cũng còn nhiều tranh cãi. Hàn Quốc từng có thời áp dụng luật cấm người dân ăn mặc hở hang khi ra ngoài đường và nếu cảnh sát phát hiện người nào ăn mặc để lộ đồ lót có thể tiến hành xử phạt hành chính. Nhưng sau đó luật này không còn tính thực tế khi người dân Hàn ăn mặc ngày càng thoáng hơn. Tất nhiên tại những nơi tôn nghiêm, việc ăn mặc chỉnh tề vẫn được tuân thủ theo lẽ thường.

Với các quốc gia theo đạo Hồi chính thống tại Trung Đông như Ả-rập Saudi, Iraq, Iran, Li Băng, Libya... việc ăn mặc kín cổng cao tường được coi là điều bắt buộc và có luật pháp quy định. Sẽ không có chuyện ăn mặc hở hang tại xã hội Hồi giáo dù ở trong nhà hay ra đường. Tất cả những người phụ nữ đã lấy chồng khi đi ra đường đều phải trùm khăn quanh người và dùng mạng niqab hoặc burqa phủ kín mặt, chỉ được phép để hở bàn tay và đôi mắt. Với các thiếu nữ chưa chồng thì được “ưu tiên” để lộ gương mặt nhưng cũng không được phép để đàn ông nhìn trực diện vào mắt mình. Nam giới có thể mặc đồ tây nhưng họ không được ăn mặc lố lăng. Ả-rập Saudi có 3.500 cảnh sát tôn giáo thuộc Cơ quan tăng cường đức hạnh và ngăn chặn sự đồi bại và nhiều người tình nguyện khác chuyên bắt giữ những ai ăn mặc không phù hợp với Hồi giáo. Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt nặng, đặc biệt với phụ nữ. Hiện phụ nữ Ả rập đang đấu tranh để được ăn mặc thoáng hơn, được sửa trang phục truyền thống cho phù hợp hơn nhưng vấp phải sự chống đối quyết liệt từ tầng lớp bảo thủ. Vào lúc này phụ nữ Hồi giáo tại một số nước có thể được bơi tại bãi biển nhưng không phải trong bộ bikini siêu nhỏ mà trong bộ burkini (đồ bơi của phụ nữ Hồi giáo) rất kín đáo.

Nhưng việc mặc kín đôi khi cũng bị cấm đoán ở châu Âu. Một số bang của Đức, Hà Lan và Pháp đã thông qua việc cấm không được mặc đồ niqab hoặc burqa vào trường học vì không muốn xuất hiện biểu tượng tôn giáo trong môi trường sư phạm. Pháp còn cấm không cho phụ nữ Hồi giáo mặc đồ kín mít khi ra nơi công cộng vì nhiều lý do như an ninh, bình đẳng giới...

Rõ ràng ở phương Đông hay phương Tây, việc mặc kín hay hở phải phù hợp với hoàn cảnh xã hội, với chuẩn mực văn hóa và thị hiếu của người xung quanh. Quan niệm về “hở hang” sẽ thay đổi tùy theo bạn ở đâu, khi nào và xung quanh bạn là ai. Việc ăn mặc suy cho cùng không đơn thuần phục vụ cho ý thích của bạn mà nó còn phải nhận được sự phản hồi tích cực từ xã hội bạn đang sống.


Các tay quần vợt nữ thế giới thu hút sự quan tâm của khán giả đôi khi không phải bằng tài năng chuyên môn mà do... chịu khó ăn mặc hấp dẫn để được nổi tiếng và báo giới sẽ săn đón họ nhiều hơn. Alize Cornet (ảnh) là một điển hình. Cô luôn mặc áo khoét cổ thật rộng, váy siêu ngắn lộ hết cả nội y. Đầu năm ngoái, ban tổ chức giải Úc mở rộng đã phải ra quy định nêu rõ rằng những tay vợt nữ nào ăn mặc quá hở hang thì bị phạt tiền khoảng 1.000 euro. Nhưng con số đó quá nhỏ so với lợi ích từ việc ăn mặc hở hang nên chẳng ai sợ.

Bóng đá cũng rất ngại chuyện các cầu thủ nữ ăn mặc hở hang. Sau sự kiện một nữ cầu thủ Mỹ lột áo mặc đồ lót ăn mừng vô địch thế giới năm 1999, FIFA cấm các cầu thủ nữ cởi áo ăn mừng và để cho bình đẳng giới, họ cấm luôn các cầu thủ nam làm điều tương tự.


Liên đoàn bóng chuyền thế giới FIVB lại cho rằng mặc hở hang chính là cách tiếp thị tốt đến công chúng. Tại Olympic Bắc Kinh, các VĐV nữ môn bóng chuyền bãi biển buộc phải mặc bikini rất gợi cảm. Fabrizio Rossini, người phát ngôn của tổ chức này, nhấn mạnh: “FIVB luôn xác định bóng chuyền bãi biển là một môn thể thao sexy. Trang phục là một phần của nội dung thi đấu và chúng phải góp phần tạo ra sự hấp dẫn cho các trận đấu”. Cũng vì lẽ đó, bóng chuyền bãi biển nữ luôn thu hút nhiều khán giả hơn các đồng nghiệp nam và là một trong những môn được chụp hình nhiều nhất Olympic 2008. Ngay cả với bóng chuyền trong nhà, FIVB cũng khuyến khích các VĐV mặc quần càng ngắn càng tốt để khoe đùi. Vì chính sách này mà bóng chuyền nữ (đặc biệt là bóng chuyền bãi biển) hầu như không phát triển tại các quốc gia Ả rập.

Nguồn: Báo Thanh niên
Im lặng còn tốt hơn là nói một cách vô ích
RANDOM_AVATAR
DMai
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 8:58
Đến từ: Tien Giang
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỜI TRANG :KHÔNG MẶC ->MẶC (KÍN ĐÁO->CÀNG THOÁNG CÀNG Đ

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Thứ 7 30/10/10 21:34

Nhiều khi, tôi thấy xu hướng càng ngày càng hở và "ngắn gọn" như thời nay mà lo lo, sợ rằng đến thời của con cháu có khi nào chúng sẽ trở lại ăn mặc theo kiểu xuất phát điểm của tổ tiên hay không?

Tuy nhiên, việc ăn mặc thế này sẽ phát triển lên thôi. Vì nó có đường biến thiên như vậy mà, chúng ta đang bàn luận một vấn đề mang tính lịch sử, có khác gì chúng ta (có thể là những kiếp trước) phê phán và gọi những người mặc áo không có cổ là "tân thời".

Có thể chúng ta đang bình luận về những điều mà ông bà đã từng bình phẩm cha mẹ. Việc đó phải chấp nhận thôi, nhưng phải có những điều khoản hay "lệ làng" để nó có một mức độ cho phép mà thực hiện. Đó là chưa kể đến việc thời tiết ngày càng thay đổi, cho nên nhiều cô ngụy biện rằng "mặc cho mát" có lẽ do "nóng chết được" =))

Hơn nữa, cùng là phận con gái, nhưng bản thân mình cũng không thích ăn mặc hở quá đáng, mà lại không thích những cô mặc kín "bít chịch" (từ miền Tây đấy nhé, có nghĩa là chẳng có chỗ hở, chỗ để thở). Con gái nhiều cô ăn mặc kín đáo nhưng chưa chắc là do họ ghét hở đâu. cũng nhiều nguyên nhân lắm. Có thể cơ thể có phần còn khiếm khuyết hay chưa hoàn thiện dưới mắt họ, họ không đủ tự tin để mặc. Có nhiều bạn ở ngoài thì mặc rất kín đáo nhưng về đến nhà thì (thậm chí lúc có khách cũng vậy) mặc cực thóang và mỏng mảnh. Các bạn nghĩ sao về điều này?
Có khi cha mẹ hay lề thói gia đình quá khắt khe, họ không dám, thế thôi.
Mình không phải tuýp người thuộc chủ nghĩa xét lại, nhưng mình cũng không thích phủ định sạch trơn hay tán dương hết cỡ. Mình thích công bằng nên góp một tiếng nói thôi.

Với lại, mình cũng đồng tình với câu "tốt khoe, xấu che" nhưng khoe đến mức độ nào là chấp nhận được, mình đã từng gặp nhiều cô gái, vào dịp Tết, trời se lạnh (như hôm nay vậy nè) chỉ mặc độc một bộ đồ chỉ cần che những chỗ phải che thôi, còn "nhân vật phụ" là tiếp xúc hết với gió.

Nhiều lúc như vậy, cảm thấy "xúc phạm người nhìn" ghê.
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỜI TRANG :KHÔNG MẶC ->MẶC (KÍN ĐÁO->CÀNG THOÁNG CÀNG Đ

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Chủ nhật 31/10/10 21:14

Mặc quần áo Gs Thêm nói nhiều rùi. Tui bổ sung thêm một khía cạnh nữa. Ăn mặc để gây sốc cũng là một cách lựa chọn của nhiều cô. Vậy họ không cần Đẹp hay Không đẹp theo quan niệm của "Văn hóa mặc". Chỉ cần làm người khác chú y là ok rùi.
Tôi dâng hiến đời tôi cho 3 việc
Trà ngon - Rượu quý - Sex
http://www.thegioinguoilon.info/diendan/
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Cách ăn mặc thể hiện tính cách con người

Gửi bàigửi bởi tranthithuba » Thứ 5 04/11/10 19:00

Theo tôi, cách ăn mặc thể hiện một phần tính cách con người. Những câu tục ngữ, thành ngữ như "Ăn trông nồi ngồi trông hướng", "Lựa cơm gắp mắm" v.v... quá quen thuộc với người Việt Nam; còn việc mặc thế nào cho đẹp thì dường như ít được nhắc đến hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn nhớ câu ca dao: "Chồng em áo rách em thương- Chồng người áo gấm xông hương mặc người" hay câu tục ngữ "Chiếc áo không làm nên thầy tu". Và theo quan điểm của tôi thì việc ăn mặc- tức diện mạo bề ngoài không quan trọng bằng nhân cách, đạo đức của con người. Thế nhưng, tôi không cổ xúy hay phản ứng gay gắt trước những kiểu ăn mặc hở hang. Nhưng phải thừa nhận rằng, nhiều bạn trẻ hiện nay nghĩ rằng giá trị con người thể hiện qua tấm áo bề ngoài và người sành điệu phải là người ăn mặc thật "thời trang".

Và một chuyện hoàn toàn có thật là những người ăn mặc "thoáng" thường nhìn những chiếc áo sơ mi, quần tây (vải) của tôi với cái nhìn thương hại. Và cũng chính những người ấy thẳng thắn đề cập với tôi rằng tôi ăn mặc cù lần, quê mùa quá và họ muốn "cải tạo" tôi ăn mặc giống như họ mới đẹp, mới sang trọng. Và thú thật, đã có đôi lần, tôi cảm thấy mình bị thương tổn vì sự thẳng thắn thái quá của họ.

Tôi không bàn đến chuyện mặc kín, hay mặc hở; tôi chỉ muốn nói đến việc mặc sao cho phù hợp. Trước tiên là phù hợp với thu nhập, với điều kiện kinh tế của tôi. Chẳng hạn như tôi làm ở một cơ quan Nhà nước, lương không cao mà tôi lại cần tiền cho việc học, việc hỗ trợ sinh họat phí của gia đình tôi; thì không còn cách nào tốt hơn là tôi chọn sản phẩm theo tiêu chí "ăn chắc- mặc bền". Nếu như có nhiều bạn lên án việc ăn mặc hở hang thì cũng không ít người khó chịu trước cách ăn mặc "giản dị quá" (quần tây- áo sơ mi bình thường) như tôi. Nhưng cách ăn mặc như thế nào là sự lựa chọn của mỗi người, nó gắn với nhiều thứ như hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của người đó; tôi nghĩ chúng ta cũng nên tôn trọng sự riêng tư đó.
Cách ăn mặc thể hiện tính cách, quan niệm sống của mọi người. Vì thế như nhìn vào diện mạo, vào cách ăn mặc, cách ứng xử của người khác; chúng ta có thể nhận được một thông điệp không lời. Trên cơ sở đó, chúng ta có ứng xử phù hợp với họ, chứ không nên vội vàng đánh giá họ thế này, thế kia vì chẳng có bằng chứng gì để chứng minh: người ăn mặc kín đáo sẽ tốt đẹp hơn người ăn mặc hở hang (và ngược lại).
RANDOM_AVATAR
tranthithuba
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 02/11/10 16:23
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỜI TRANG :KHÔNG MẶC ->MẶC (KÍN ĐÁO->CÀNG THOÁNG CÀNG Đ

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 5 11/11/10 19:55

"Văn hoá là sự lựa chọn" . Quan niệm về sự lựa chọn của mỗi người khác nhau nhưng cần phải phù hợp với những giá trị chuẩn mực, truyền thống.

Theo bài học thầy dạy trên lớp và áp dụng vào 3 trục Chủ thể- Thời gian- Không gian để xét 1 sự vật hay hiện tượng có tính văn hoá hay

phi văn hoá.

Ta tự hào về chiếc áo dài Việt Nam kín nhưng đáo, lịch thiệp nhưng cũng ko ít lần giới tuổi teen hay những cô gái mặc những tà áo dài quá

mỏng "bay bay trong gió ", đặc biệt là trong mưa thì bạn bè nước ngoài khi nhìn thấy gọi là Sexy; Áo dài VN so với sườn xám Trung Quốc

kín đáo hơn nhưng các cô gái TQ khi mặc sườn xám khách nước ngoài ít ai kêu sexy!!!

Vấn đề "kín" hay "hở" thì đẹp cũng tuỳ theo thời gian, không gian , chủ thể mà xét để có sự đánh giá chính xác.

Đa phần chúng ta dễ bị tâm lý đám đông, hùa theo đa số khi phán xét về 1 vấn đề thuộc về "cảm tính" như thời trang, ăn mặc.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trước

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến43 khách