“Hối lộ” có giá trị văn hóa không?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

“Hối lộ” có giá trị văn hóa không?

Gửi bàigửi bởi hoangphuongthaok8 » Thứ 3 08/04/08 18:30

Xin mời các anh chị vào đây cùng thảo luận về “Hối lộ” nhé.
Hối lộ: là hành vi đút lót kẻ có thế lực để cầu cạnh việc gì.
Trong nhân gian có câu “Cường hào hối lộ quan lại”
Các hình thức của hối lộ: hối lộ chiến lược, hối lộ trực tiếp, hối lộ gián tiếp
Hối lộ theo cách nói hoa mỹ: hiệu ứng phong bì, cửa sau, chạy,

Tính lịch sử: có từ rất lâu, qua thời gian và ở những nơi khác nhau chỉ khác về độ tinh vi, quy mô, và cách thức
Tính nhân sinh: gới với cuộc sống của con người trong mọi lĩnh vực. Tạo sự “dễ dàng”, “thuận lợi”, mở rộng đường đi trong công việc của con người, đó là sự trả ơn “trước” mặt khác cũng là thù lao cho những người có liên quan tới công việc mà mình muốn giải quyết. Hối lộ đem lại lợi ích to lớn cho người thực hiện hành vi này, sẽ đạt được lợi ích như mong muốn
Tính hệ thống: hối lộ có nhiều nơi trên thế giới, có ở mọi lĩnh vực của cuộc sống từ kinh tế - chính trị - và cả trong giáo dục. Hối lộ đúng thời điểm, tinh vi, có sự thống nhất giữa người đưa và người nhận.
Đôi khi hối độ do yêu cầu của người có chức có quyền, gọi là “nhũng nhiễu”, nhưng cũng có khi xuất phát từ lòng tự nguyện của người đưa.
Xin trích ra đây một câu chuyện để mọi người cùng tham khảo:
Cách hối lộ và nhận hối lộ của người xưa
Vua Ngô Phù Sai đem binh đi đánh nước Việt để báo thù cho vua Hạp Lư. Nước Việt bị đánh phá tơi bời. Việt Vương Câu Tiễn đánh không lại phẫn uất muốn tự sát. Đại phu Văn Chủng đề nghị với Câu Tiễn nên hòa. Câu Tiễn không còn cách nào khác đành nghe lời cầu may. Văn Chủng đi sứ sang trại Ngô, đến nơi đi bằng hai đầu gối vào, trình bày mọi điều mọi lẽ. Ngô Phù Sai động lòng muốn cho hòa, nhưng Tể tướng Ngũ Tử Tư nói:
- Trời đem nước Việt cho Ngô mà đại vương không nhận là trời phạt đó!
Phù Sai liền đuổi Văn Chủng về. Câu Tiễn nghe lời Văn Chủng thuật lại, uất khí xông lên, muốn đem giết hết vợ con, đốt kho tàng châu báu rồi dẫn năm ngàn tinh binh xông vào đánh liều một trận. Văn Chủng ngăn lại, nói:
- Tôi nghe Thái tổ nước Ngô là Bá Phỉ tham lam hiếu sắc. Để tôi qua dinh Bá Phỉ dâng lễ vật nói hắn xem sao!
Vua Việt Câu Tiễn cho chọn một số mỹ nữ và báu vật đem sang dinh Bá Phỉ, vào yết kiến, Bá Phỉ cho người dò xét thấy lễ vật rất nhiều liền cho vào... Văn Chủng bày lễ vật lên bàn nói:
- Chúa công tôi có tội với quý quốc, nay biết lỗi, nguyện đem cả nước làm tôi cho Ngô. Nay có vật mọn dâng ngài, nhờ ngài nói dùm bề trên một lời. Sẽ còn nhiều ân nghĩa về sau.
Bá Phỉ làm mặt giận mắng:
- Nước Việt ngươi sẽ bị tiêu diệt trong phút giây, lúc đó cái gì của Việt không thuộc về Ngô? Ngươi dám đem chút ít vật mọn này qua nhẹm ta đấy à?
Văn Chủng nghiêm sắc mặt nói:
- Nước Việt tôi thua, nhưng hiện nay vẫn còn hơn năm ngàn binh tinh nhuệ ở Cối Khê, và một khối dân mấy trăm vạn lòng quyết tử thề quyết đánh một trận lớn, may được thì không cần bàn, còn thua, vua tôi đốt hết kho tàng, rồi chạy ra nước ngoài cầu viện, chưa chắc Việt đã thuộc về Ngô, và lúc đó ngài muốn riêng một vật quý gì cũng không có!
Bá Phỉ đứng lên nói:
- Đại phu không sang dinh Tướng quốc (chỉ Ngũ Tử Tư) mà lại sang đây là đã biết tôi có ý tốt muốn giúp người. Sáng mai tôi sẽ đưa đại phu vào yết kiến nhà vua. Bá Phỉ thu nhận lễ vật và mỹ nữ, bày tiệc khoản đãi. Hôm sau, Bá Phỉ dùng những mỵ ngôn xui vua Phù Sai cho vua Việt đầu hàng...
Rất mong được sự góp ý của các anh chị, chân thành cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
hoangphuongthaok8
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 21:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách