SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 4 16/10/13 23:41

Dangthikieuoanh nhắc lại với vẻ tâm đắc ý kiến của Trương Phan Châu Tâm "Không có gì là tuyệt đối, chỉ có cái tương đối là tuyệt đối" nên tôi phải lên tiếng:

Đúng là mọi thứ đều tương đối, nhưng nếu coi “cái tương đối là tuyệt đối" thì tức là các em đang rơi vào cái gọi là TƯƠNG ĐỐI LUẬN đấy (hãy nhớ đến câu chuyện “Trang Chu hóa bướm”). Rơi vào tương đối luận thì bước tiếp theo tất yếu sẽ là BẤT KHẢ TRI LUẬN. Phần đầu bài của Dangthikieuoanh thể hiện rất rõ tinh thần “bất khả tri” này (“Cho nên không thể có một câu trả lời chắc chắn có hay không tính giá trị của hiện tượng sống thọ.”).

Nếu như vậy thì chỉ cần thuộc một câu “mọi thứ đều tương đối” là xong, có thể ngồi nhà được rồi, không cần đi học làm gì nữa. Mục đích của mọi khoa học chính là tìm cách biến cái vô hạn thành cái hữu hạn, cái tương đối thành cái có thể xác định được, nhận thức được. Đi học chính là học phương pháp làm việc đó. Một phương pháp quan trọng tôi hướng dẫn các em chính là phương pháp KCT. Phần lớn những thứ tương đối sau khi đã KCT rồi thì đều sẽ có câu trả lời cuối cùng, không còn tương đối nữa.

Và chính Dangthikieuoanh cũng tự mâu thuẫn với mình khi ở cuối bài viết rằng “Như vậy, hiện tượng sống thọ có hay không tính giá trị văn hóa cần phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt, đặt trong hệ tọa độ C-K-T để định vị”.

Trở lại việc sống thọ, khi ở trên lớp, tôi lưu ý các em phân biệt sống (theo đúng nghĩa)sống thực vật (cũng như ý của meohen đòi hỏi phân biệt) là do người nêu câu hỏi sáng hôm ấy lúng túng cho rằng sống lâu phải chăng chỉ là hiện tượng sinh học, thiếu tính nhân sinh?

Nếu thống nhất cách hiểu “sống = “sống theo đúng nghĩa” (tức là loại bỏ trường hợp sống thực vật), thì có thể kết luận ngay rằng sống thọ là giá trị văn hóa. Ở các vùng quê, ở nơi sơn cước có nhiều người dân sống thọ là do họ duy trì một lối sống điều độ, không sa đà rượu chè; vận động, lao động thường xuyên; không bon chen, không lao tâm khổ tứ… Trường hợp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại càng rõ là giá trị văn hóa: ông sống hài hòa giữa võ với văn, ông yêu nghệ thuật, ông biết NHẪN, ông thường xuyên ngồi thiền… (xem bài trả lời phỏng vấn TTXVN của tôi).

Đúng là chữ “điển hình” có hai nghĩa “cá biệt” (vd: Nam là sinh viên điển hình trong lớp) và “phổ quát” (vd: Tính cộng đồng là đặc trưng văn hóa điển hình của Việt Nam) như LuuTuanAnh phân tích, nhưng nếu vậy thì việc một đại tướng, một chính khách có nhân cách như Võ Nguyên Giáp, lối sống như Võ Nguyên Giáp, tuổi thọ như Võ Nguyên Giáp… là hiện tượng cá biệt rồi. Meohen đã lưu ý rất đúng khi nói rằng câu của LuuTuanAnh: “Về việc sống thọ của đại tướng Võ Nguyên Giáp với những quan hệ theo đó thì có phải chăng đã là hiện tượng văn hóa điển hình và mang tính phổ quát cho xã hội Việt Nam, cho thế giới” là sai và mâu thuẫn. Ví từ câu này sẽ phải suy ra rằng mọi người dân Việt Nam, mọi người dân thế giới đều sống thọ như Đại tướng Giáp (tính phổ quát mà!)!
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi Lê Khiên » Thứ 5 17/10/13 12:03

Xin chào các bạn,

Sống thọ có phải là một giá trị văn hoá của người Việt Nam hay không?
Nếu dựa trên phân tích văn hoá học của thầy thì nó liên quan đến yếu tố âm tính của cư dân Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Thể hiện bởi tinh thần lạc quan của con người, điều này thể hiện trong yếu tố thích ổn định, ưa hài hoà và mang yếu tố linh hoạt, thích nghi.
Mình tâm đắc đến vấn đề chữ "nhẫn" trong phân tích của thầy về việc "cho qua" hay "quên mất" những ức chế gây đến.
Tuy nhiên, tình cờ đọc bài viết trên báo người lao động mà mình dẫn link dưới đây, thì khoa học y học đã chứng minh ngược lại rằng sự bộc trực, phản kháng có liên quan đến yếu tố sống thọ hơn. Hay nói cách khác, sự nóng tính (dương tính) có liên quan đến sống thọ.
Mình lăn tăn quá. Mong các bạn giúp sức biện giải

http://nld.com.vn/suc-khoe/song-lau-nho ... 712658.htm
RANDOM_AVATAR
Lê Khiên
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 4 25/09/13 18:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi nguyenmykhanh » Thứ 5 17/10/13 22:02

Bạn Lê Khiên ơi!

Bài báo này và điều Thầy giảng sáng nay là một thôi mà.

Trong bài, tây y khuyên chẳng thà biểu lộ cảm xúc tiêu cực, chứ không nên kìm nén, ghim giữ trong lòng,
(như ví dụ về người Hàn Quốc, Việt Vương Câu Tiễn)

Văn hóa Việt cũng xác định không kiềm nén, ghim giữ cảm xúc tiêu cực trong lòng,
bằng cách triệt tiêu, loại bỏ vĩnh viễn, (bỏ thật chứ không giả vờ nín nhịn để bụng)

Còn bỏ như thế nào là tùy từng người.
Cách trong bài báo dường như là dễ nhất, tức thời, dùng tạm cho người chưa qua luyện tập.

Cao nhất có lẽ là thiền, hít thở, vận khí luân chuyển khắp các tế bào trong cơ thể,
vừa xoa dịu nổi đau vừa "thu gom", tống khứ ra ngoài những tiêu cực, khí độc,
vừa luân chuyển đón nhận những ý nghĩ tích cực từ luồng khí trong lành.

Đó là quá trình dùng KHÍ để dẫn TRÍ,
Khí lưu chuyển giúp bình ổn máu huyết, kinh mạch, làm trí óc minh mẫn dần bởi năng lượng tích cực.
Lấy cái nhìn toàn cục, lâu dài để khu biệt vấn đề tiêu cực.
Nhìn nhận phán xét, đánh giá giá trị của VẤN ĐỀ TIÊU CỰC trong tổng thể cuộc đời, thời cuộc...
và chọn hướng ứng xử, xử lý tốt nhất cho TÂM TRÍ mình,
bảo vệ TÂM TRÍ tức là bảo vệ sức khỏe chủ thể, là phòng bệnh, là biết YÊU BẢN THÂN mình.
Là 1 trong những phương pháp đơn giản phòng bệnh, sống thọ.

(Mình chợt nhớ chi tiết này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, như các bác sĩ nói, không có bệnh tật nào hết,
chỉ là các bộ phận lão hóa, chức năng hoạt động kém dần, điều này khác với ý của bạn Tú lúc sáng hỏi Thầy về việc Đại tướng sống được là nhờ thuốc, thuốc này kiểu như sâm, bổ trợ kích thích hoạt động chứ không phải thuốc đăc trị ạ.)

Càng nghĩ mình càng cảm phục Đại tướng
ĐÁNH GIẶC CHỨ KHÔNG ĐÁNH ĐỒNG ĐỘI

Vị tha ấy kết tinh từ đâu...
[left][/left]nguyenmykhanh
mykhanhfilm@gmail.com
Hình đại diện của thành viên
nguyenmykhanh
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Chủ nhật 13/01/13 16:21
Đến từ: Đài Truyền hình TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 13 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 4 30/10/13 6:56

nguyenmykhanh đã viết:Bài báo này và điều Thầy giảng sáng nay là một thôi mà.

Trong bài, tây y khuyên chẳng thà biểu lộ cảm xúc tiêu cực, chứ không nên kìm nén, ghim giữ trong lòng,
(như ví dụ về người Hàn Quốc, Việt Vương Câu Tiễn)

Văn hóa Việt cũng xác định không kiềm nén, ghim giữ cảm xúc tiêu cực trong lòng, bằng cách triệt tiêu, loại bỏ vĩnh viễn, (bỏ thật chứ không giả vờ nín nhịn để bụng)

My Khanh nhận xét rất chính xác.

Tôi phân tích và trình bày lại một cách đầy đủ hơn như sau:

Mỗi khi con người gặp tình huống bất bình, thì 2 loại hình văn hóa đối lập (trọng âm và trọng dương) sẽ có hai cách xử lý ngược nhau. Rồi do trong loại hình nào thì cũng có những người thiên về dương tính và những người thiên về âm tính nên mỗi loại hình văn hóa đến lượt mình lại có 2 kiểu ứng phó theo luật âm dương:

1- Cách một của loại hình văn hóa trọng âm chủ trương bao dung, tiếp nhận rồi cho qua, trong đó:

- Kiểu 1a: Những người thiên về dương tính (trong kiểu văn hóa trọng âm – dương trong âm): sống đơn giản, đại khái nên không nghĩ ngợi mà cho qua luôn;

- Kiểu 1b: Những người thiên về âm tính (trong kiểu văn hóa trọng âm – âm trong âm): ngay lúc xảy ra sự việc thì nhẫn nhịn, rồi sau đó cũng từ từ giải tỏa, quên đi (chín bỏ làm mười; dùng thiền là cách cho qua nhanh hơn, hiệu quả hơn).

2- Cách hai của loại hình văn hóa trọng dương chủ trương chống trả lại, trong đó:

- Kiểu 2a: Những người thiên về dương tính (trong kiểu văn hóa trọng dương – dương trong dương): không nghĩ ngợi, đánh trả hoặc chửi mắng lại luôn (như người Ý, Tây Ban Nha);

- Kiểu 2b: Những người thiên về âm tính (trong kiểu văn hóa trọng dương – âm trong dương): kiểm soát bản thân, kiềm chế, che giấu, phòng thủ, nhẫn nhịn, chôn xuống đáy lòng (như người Anh).

Kiểu 1a và 2a tuy thuộc hai loại hình văn hóa đối lập nhau nhưng có cùng bản chất (thiên về dương tính) nên có cùng cách sống đơn giản, chỉ trái ngược nhau về cách biểu hiện, vì vậy cùng có khả năng sống lâu hơn hai kiểu còn lại.

Kiểu 1b và 2b có cùng bản chất (thiên về âm tính) nên đều có xu hướng kiềm chế, nhẫn nhịn; song ở loại hình văn hóa trọng âm thì kết cục là bỏ qua, còn ở loại hình văn hóa trọng dương thì dùng nghị lực để chôn xuống đáy lòng nên dễ dẫn đến nguy cơ cao huyết áp, dễ mắc các bệnh tim mạch, dễ tổn thọ.

Loại hình văn hóa trung gian (như Đông Bắc Á) gần với kiểu 2b (nên người Hàn có tính nuốt hận; người Trung Quốc thâm sâu; người Nhật Bản kín đáo, khó hiểu).

Trên thực tế, tỷ lệ sống thọ trung bình của một quốc gia hiện đang phụ thuộc chủ yếu vào mức sống, sự chăm sóc y tế… của quốc gia đó.

Ở đây tạm thời chưa bàn đến sự khác biệt về giới. Phụ nữ âm tính hơn, nên sẽ điển hình hơn cho các kiểu 1b và 2b (phụ nữ "để bụng" hơn đàn ông); thêm vào đó, phụ nữ ở khắp nơi đều sống thọ hơn nam giới còn vì đặc tính sinh học của giới liên quan đến việc sinh nở.
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 6 14/02/14 9:47

LuuTuanAnh đã viết:Mình sẽ vận dụng triết lý âm dương. Bạn meohen phân biệt sống thọduy trì sự sống dài lâu. Sống thọ là tốt, vậy sẽ là dương trong mối quan hệ với duy trì sự sống dài lâu là âm. Mà theo quy luật vận hành của âm và dương thì trong âm có dương trong dương có âm, âm dương tuần hoàn biến đổi. Vậy thì phải chăng ranh giới giữa sống thọ duy trì sự sống dài lâu là mỏng manh, vậy thì việc mình nhìn sống thọ như ở bài viết trên là hợp lý.

Còn về mối quan hệ giữa điển hìnhphổ quát: một hiện tượng văn hóa là điển hình thì vẫn có thể mang tính phổ quát. Điển hình mà mình nhắc đến ở đây chính là đặc trưng, là cái mà ai cũng biết về chủ thể đó, về đối tượng đó, vậy thì đó có phải cũng đã có tính phổ quát, phổ quát trong không gian văn hóa mà đối tượng đó tồn tại. Chẳng hạn như tính cộng đồng chính là đặc trưng văn hóa điển hình của Việt Nam, và phạm vi của nó tồn tại là toàn bộ không gian văn hóa Việt Nam, và có thể mở rộng ra ở một số quốc gia khác nữa (nếu cùng những nguồn gốc, và trong không gian văn hóa có sự tương đồng).
Đọc bài của bạn LuuTuanAnh đã lâu, nhưng thấy thầy Thêm đã viết hai bài rồi thành ra không dám ngó ngoáy. Ăn Tết xong, uống mấy ngụm thuốc liều, viết vài dòng trao đổi ngắn về hai vấn đề bạn LuuTuanAnh nêu ra:

1. Phần chữ màu đỏ: Nếu sống thọ là dương thì chết yểu là âm. Sống thọ >< chết yểu.

"Sống thọ" là một bộ phận của "duy trì sự sống dài lâu". Có thể nói sống thọ là duy trì sự sống dài lâu một cách khoẻ mạnh, minh mẫn và tự chủ. Vì vậy, "duy trì sự sống dài lâu" không thể đối lập với sống thọ.

2. Phần chữ màu xanh: Theo cách lý giải của bạn thì hình như bạn đang nói đến tính phổ biến. Phổ quát, theo mình hiểu, thì không có phạm vi về cả chủ thể, không gian lẫn thời gian.

Tính cộng đồng là một đặc trưng của VH VN, bởi vì bên trong các làng VN truyền thống thì tính cộng đồng là phổ biến, nổi trội trong dân chính cư, song không phổ quát vì vẫn có dân chính cư sống khép kín, biệt lập, còn dân ngụ cư thì bị khinh rẻ, bị coi thường, ít chịu sự chi phối của tính cộng đồng. Còn bên ngoài các làng, quan hệ giữa các làng với nhau thì tính tự trị mới là phổ biến: "Trống làng nào, làng ấy đánh, Thánh làng nào, làng ấy thờ".

Do vậy, nói "phạm vi của nó (tính cộng đồng) tồn tại là toàn bộ không gian văn hóa Việt Nam", theo mình là chưa chính xác.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi nguyễn thị quỳnh » Thứ 4 19/02/14 8:19

sống thọ không phải là một giá trị văn hoá. Sống thọ là điều mà hầu hết con người mong mỏi, nó nằm trong cái gọi là khát vọng, ước mong của con người , thể hiện tham vọng,cái rất bản năng của con người. Bạn nên lý giải vì sao con người muốn sống thọ chứ đừng quy nó lên thành 1 giá trị văn hoá. Lý giải được rồi thì sẽ dễ dàng hiểu nó có phải là giá trị văn hoá hay là cái gì khác.
RANDOM_AVATAR
nguyễn thị quỳnh
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: Thứ 3 18/02/14 15:51
Đến từ: Vĩnh Phúc
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: SỐNG THỌ PHẢI CHĂNG LÀ MỘT GIÁ TRỊ VĂN HÓA?

Gửi bàigửi bởi hangthu1008 » Thứ 4 19/02/14 22:27

nguyễn thị quỳnh đã viết:sống thọ không phải là một giá trị văn hoá. Sống thọ là điều mà hầu hết con người mong mỏi, nó nằm trong cái gọi là khát vọng, ước mong của con người , thể hiện tham vọng,cái rất bản năng của con người. Bạn nên lý giải vì sao con người muốn sống thọ chứ đừng quy nó lên thành 1 giá trị văn hoá. Lý giải được rồi thì sẽ dễ dàng hiểu nó có phải là giá trị văn hoá hay là cái gì khác.

Chào bạn Nguyễn Thị Quỳnh!
Thứ nhất, mình đưa đề tài này ở dạng câu hỏi chứ không phải câu khẳng định, nội dung viết cũng còn rất bỏ ngỏ để mọi người cùng thảo luận, nên bạn nói " nên lý giải vì sao con người muốn sống thọ chứ đừng quy nó lên thành 1 giá trị văn hoá" là bạn chưa đọc kỹ ngay cả tiêu đề rồi nhé.
Thứ hai, đề tài này đã được thảo luân khá sôi nổi trong một giờ học môn "Lý luận văn hóa học" của thầy Trần Ngọc Thêm, cả 4 đặc trưng của văn hóa đều đã được lý giải và khẳng định, cả trục CTK cũng đã được thảo luận ... tóm lại là nó đã được khẳng định là một giá trị văn hóa rồi.
Dĩ nhiên mỗi người có mỗi cách nhìn nhận, lý giải khác nhau, vậy theo bạn sống thọ (ý nói đến sống lâu và khỏe mạnh) có giá trị không mà con người lại khát vọng thế? Nếu có thì nó thuộc giá trị gì?
欲穷千里目
更上一层楼
RANDOM_AVATAR
hangthu1008
 
Bài viết: 65
Ngày tham gia: Thứ 6 13/09/13 6:06
Cảm ơn: 21 lần
Được cám ơn: 13 lần

Trang trước

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron