VĂN HÓA MUỐI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi thieu k52 » Chủ nhật 16/08/09 11:56

VĂN HÓA MUỐI
Muối bao gồm muối ăn, muối công nghiệp, động từ muối là muối dưa,muối cà…..
Trong bài viết này chúng ta đề cập đến muối ăn
Phần I: Nhận định muối ăn là văn hóa
1.Tính nhân sinh
Muối ăn được con người tìm thấy và sử dụng từ rất lâu đời. Muối ăn hay trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất, được con người sử dụng như một thứ gia vị dùng để tra vào thức ăn. Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt…Đó là một chất rắn dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ. Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là clorua nátri (NaCl), nhưng cũng có một ít các khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng). Muối ăn thu từ muối mỏ có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng. Muối ăn rất cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm thế giới động vật và cả con người. Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Vị của muối là một trong những vị cơ bản. Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu clorua nátri. Như vậy, muối là một thành tố không thể thiếu cho quá trình sinh trưởng và tồn tại của thế giới động vật và con người.
2. Tính lịch sử
Muối có nhiều loại như: muối biển, muối đầm, muối mỏ, muối nham thạch… Đây là thứ hóa chất không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó cũng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp hóa học. Cùng với sự phát triển của văn minh loài người, muối đã từng có thời kỳ cực thịnh. Muối là một trong những thứ hàng lưu thông chủ yếu trên thương trường, là thứ hàng trao đổi rất quý giá trong lịch sử hình thành và phát triển của con người. Sử sách đã từng viết về "con đường muối" nổi tiếng như: các con thuyền chở đầy muối từ Ai Cập vượt biển sang Hy Lạp hoặc muối từ những ruộng muối của Ly Bi, theo các đoàn lạc đà, chở đi khắp nơi. Hoặc muối từ Marốc, vượt qua sa mạc Sahara rồi đến tận Baccơto. Thương dân Vênixi thường chuyển muối đến bán cho quân sĩ Tantenbao, để lấy tiền kim loại (tiền xu). Người Mor ở phía Nam sa mạc Sahara của Châu Phi phải thường xuyên mua muối với "giá cắt cổ" "một lạng muối đổi một lạng vàng". Đế quốc La Mã trở nên cường thịnh chính là nhờ "mọi con đường đổ về La Mã". Từng đoàn xe thồ chất đầy muối của các thương nhân, từ Phương Đông xa xăm, theo "con đường muối", đến tận bờ sông Tai Phô của La Mã. Thời kỳ đó, có một phần tiền lương của binh La Mã được trả bằng muối, gọi là "khoảng trà lá".
Muối không chỉ để tăng thêm vị đậm đà cho thức ăn, nó còn được dùng để bảo quản thực phẩm, còn có khả năng tiêu độc phòng ngừa thối rữa. Chính vì thế người La Mã cổ đại gọi nó "những tinh thể có lợi cho sức khỏe". Họ gắn liền phồn vinh và sức khỏe đặt tên cho vị "nữ thần phồn vinh và sức khỏe" là Sa Lus (thần muối).Trong thánh kinh, muối là biểu tượng của sự vĩnh hằng, trung thành và thanh khiết. Kinh cựu ước có câu: "trong sự dâng hiến của các người, ắt phải có cả muối". Đến nay người theo đạo thiên chúa La Mã vẫn còn giữa nghi thức bỏ một vài hạt muối ăn vào miệng đứa trẻ sơ sinh, với lòng mong muốn đứa trẻ lớn lên trong trắng không lừa dối. Trong giáo lý của người Ki Tô giáo cho rằng, muối chứa đựng trí tuệ và lòng nhân từ của chúa Giê Su. Tại Châu Âu văn minh ngày nay, nhiều nơi vẫn giữ nghi thức: đem bánh mì và muối mời khách quí để biểu thị sự tôn kính, bởi vì bánh mì và muối là những vật chất cần thiết trong cuộc sống. Trong những bản cam kết, giao kèo ngày xưa, sau khi đôi bên thỏa thuận người ta rắc muối lên bản cam kết, để biểu thị khái niệm vĩnh hằng. Ở nước Pháp vào hồi giữa thế kỷ, người ta thường lấy muối, làm biểu tượng phân biệt địa vị xã hội của khách khứa bên bàn tiệc. Trên bàn tiệc bao giờ cũng đặt đĩa muối trắng, ở nơi dễ thấy nhất, để làm ranh giới xếp đặt chỗ ngồi ngay ở phía đầu bàn tiệc và được gọi là "ngồi trên muối". Những người khách "thường thường bậc trung" cùng loại ngồi quây quần, gần đĩa muối. Những chỗ này được gọi là "ngồi ngang muối". Còn loại khách "hạ lưu" nhất trong bữa tiệc, phải ngồi lùi xa đĩa muối vế phía cuối bàn. Đây là những chỗ ngồi được qui định là "ngồi dưới muối". Muối là nguồn nguyên liệu rất quan trọng, lại rất sẵn trong thiên nhiên. Người ta có nhiều cách để thu hoạch muối. Có thể thấy muối từ các mỏ lộ thiên, có thể đào giếng để khai mỏ muối ngầm. Có thể làm ruộng muối (diêm điền) để lấy muối từ nước biển, nhờ nước bốc hơi tự nhiên dưới ánh mặt trời. Có nơi lại đun nước biển để lấy muối... Đại dương mênh mông, cũng chính là nguồn muối vô tận. Thung lũng Saiđamô của Trung Quốc được gọi là "tụ báu bồn" (tập trung của báu). Tên gọi của thung lũng Saiđamô có nghĩa là đầm muối, mặt hồ có tầng muối rất dầy che phủ, tầng muối trên mặt hồ rất cứng, có thể dựng công xưởng hoặc phi trường để máy bay lên xuống mà không hề rạn nứt. Chỉ riêng hồ Sác Khan, lớp muối che phủ trên mặt hồ dầy 15m. Trữ lượng muối trong hồ đã lên tới 25 tỉ tấn. Con đường quốc lộ xuyên thung lũng dài 31km được làm hoàn toàn bằng muối! Đường vừa sáng sủa vừa kiên cố. Người dân quanh vùng gọi nó là "vạn trương diêm kiều" (cầu muối vạn thước). Đây chính là loại đường lý tưởng để đua ô tô độ cực lớn. Gần thành phố Khôria của Tazikistan, có một quả núi lớn màu xám tên là Khôrimômin. Núi cao 800, ăn sâu vào lòng đất 4.500m. Bên trong hoàn toàn là muối trắng. Đây là một kỳ tích của thiên nhiên, hấp dẫn bao du khách cùng là những nhà khoa học.
Rumani đã tìm thấy 300 nơi có mỏ muối, trong số đó có núi muối Slaric, núi chỉ cao 300m, nhưng vào sâu lòng đất 200m. Riêng trữ lượng muối của Rumani đã lên tới 600 tỉ tấn, đủ cho nhân loại dùng suốt... 3 vạn năm. Muối từ ngọn núi Slaric tan ra đã tạo thành một hồ muối ngầm. Hồ có động ngầm thông ra bên ngoài. Dưới chân núi có Salaric, chính là phần lộ thiên của hồ muối ngầm trong lòng núi.Ven bờ biển Mêhicô, trên suốt chiều dài 1.100km có tới 330 núi muối ngầm. Có những quả núi ăn sâu vào lòng đất tới hàng vạn mét, là núi muối ngầm lớn nhất thế giới. Mỏ muối Kai - ô ở bang Kanzát của Mỹ, lại càng kỳ lạ hơn, các giếng khai thác muối trong mỏ lại chính là những kho chứa ngầm trong lòng đất. Toàn bộ vùng mỏ dài hơn 100km, rộng khoảng 40km nằm sâu dưới mặt đất 200m. Trữ lượng muối đủ cho người dân Mỹ dùng suốt một thế kỷ. Vùng mỏ đã được khai thác hơn 60 năm qua quá trình khai thác đã tạo nên hơn 15.000 căn phòng hoàn chỉnh dọc hai bên đường hầm. Các căn phòng này, ngoài tường, trần, nền bằng muối ra toàn bộ nội thất, giống như những phòng làm việc của các công sở và nhà kho hoàn chỉnh. Tất cả các phòng đều có camera theo dõi và điều khiển tự động từ xa. Tường, nền và trần nhà tuy bằng muối, nhưng vững chắc hơn cả những tòa nhà xây dựng bằng đá hoa cương. Nước ngầm không bao giờ thấm qua được. Nhiệt độ trong các phòng luôn ổn định ở 24 độ C. Độ ẩm tương đối khoảng 50%. Đây chính là điều kiện lý tưởng để bảo quản thực phẩm. Bắt đầu từ những năm 1960, các kho ngầm được dùng để bảo quản một số lượng lớn các hồ sơ, văn kiện và các vật phẩm quí giá của các bang thuộc liên bang Mỹ và của nước ngoài
3. Tính giá trị (trong hệ tọa độ C – K –T)
3.1. Chủ thể: Muối ăn là bắt buộc cho sự sống và được dùng trên toàn thế giới. Tất cả mọi người đều phải sử dụng muối hàng ngày
3.2. Không gian: Muối có mặt hầu hết ở các nước trên thế giới, ở rất nhiều dạng
3.3. Thời gian: Muối được con người sử dụng từ rất lâu đời. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà con người có cách chế biến và sử dụng khác nhau
Phần II: Văn hóa muối
1. Văn hóa tận dụng muối
Trong việc nấu ăn, muối ăn được sử dụng như là chất bảo quản cũng như là gia vị
1.1. Tận dụng muối để làm gia vị
Muối đi vào dân gian văn hóa, đi xuyên xuốt chiều dài lịch sử. Người ta có thể không ăn thịt động vật nhưng không thể thiếu muối. Hầu như muối đi theo người, gắn chặt vận mạng con người từ lúc chào đời đến khi về cõi vĩnh hằng. Trong các cỗ cúng, bao giờ gạo, nước, muối cũng được đặt trong ba cái lọ, đặt cạnh nhau. Trong nghệ thuật ẩm thực, muối được ướp chung với cá tươi, sáng tạo cho người Việt một món ăn phong phú là mắm nước mắm. Không phân biệt giàu nghèo, mọi gia đình người Việt đều bình đẳng trước chén nước mắm. Có thể nói không ngoa rằng, nếu như người Việt Nam không ăn nước mắm Việt thì cũng như không hiểu sâu sắc được cái cội nguồn, chiều sâu văn hóa của linh hồn Việt Nam. Trong mọi món ăn, đều ít thấy có sự xuất hiện của muối. Muối làm hài hòa bản sắc món Việt nói chung và thức ăn Huế nói riêng. Ở Huế, món ăn được mọi người tâm đắc nhất có lẽ phải kể đến "cơm muối". Nghe đến tên đã biết món ăn gồm những thức gì, tưởng có vị nhạt nhẽo nhưng có dự một bữa tiệc cơm muối đúng nghĩa Huế mới thấy người nội trợ Huế tài hoa như thế nào. Món ăn này, chứa đựng một bảo tàng văn hóa về muối. Người Huế vốn tự hào về chốn cố đô, ăn uống cầu kỳ sang trọng, người Huế có một phong cách ăn uống riêng. Các cỗ tiệc Huế thường đa dạng về chất lượng món ăn, nhưng mỗi món ăn chỉ đơm vừa một chén con con, vừa đúng một đũa gắp. Ăn là ăn hoa ăn cảnh, không hẳn để ăn no cái bụng. Gạo để nấu cơm muối là loại gạo tốt từ các làng quê ngoại ô Huế. Gạo được đem vo đãi cho thật sạch trấu, cát. Sau đó, để xâm xấp mặt nước ngang trên gạo một đốt ngón tay là vừa đủ để nấu thành cơm. Cơm muối nấu vừa chín tới, gạo thơm quyện mùi. Xới cơm bằng đũa cả ra các chén cơm nho nhỏ. Công đoạn làm muối để ăn với cơm cũng đượm vẻ công phu. Không đơn thuần là một món muối, mà con số là hàng chục món như muối vả, muối hành khô, muối sả, muối ớt, muối gừng, muối gan (gan heo luộc chín, giã nát trộn chung với muối bột), muối tôm (tôm non, rang vàng, nghiền mịn, trộn chung với muối), muối sung, muối xoài, muối ruốc, muối xả ớt…Mỗi chén muối chỉ vừa đủ cho một vắt cơm. Ăn cơm muối để cảm nhận được cái tinh túy, tài hoa và kinh nghiệm sống phong phú của người Huế được truyền thế hệ này sang thế hệ khác. Một món ăn khác cũng không kém phần thú vị là món "Gà hấp muối". Món ăn này chỉ có gia vị mỗi muối, nhưng theo phương pháp nấu nướng này kết quả thu được rất đáng tự hào. Con gà sống được làm sạch lông, mổ moi tinh tươm. Dùng một cái nồi đất rộng, lau rửa thật kỹ sau đó phơi nắng cho thật ráo. Trải một lớp muối dày cỡ một đốt ngón tay cái người lớn, trải thật bằng ngay dưới đáy nồi đất, sau đó đặt cả con gà sống lên trên bề mặt muối, đậy chặt vung nồi. Bắc nồi lên bếp, đun lửa vừa, đun lửa củi càng ngon. Sau độ hơn một tiếng đun liên tục, chừng nghe trong nồi bay ra ngào ngạt mùi thịt gà chín thơm phức là quá trình nấu đã thành công. Món "gà hấp muối" thường có màu vàng ươm phần da, thịt chín không bị cháy khét, đặc biệt nhờ hấp thụ phần muối hạt bên dưới trong quá trình đun nấu khiến cho cả con gà bị quay một cách tự nhiên mà không phải trực tiếp qua ngọn lửa, thịt mềm không quá dai và không cần phải chấm với bất cứ thứ gia vị nào khác. Một hạt muối giữa biển khơi thì vẫn là một bản thể mờ nhạt. Nhưng với tác dụng diệu kỳ của muối con người luôn biết ơn muối bởi tính thiết thực và lợi ích mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho cuộc sống con người chúng ta hôm nay.
Gia vị để thêm nếm, nấu chè, nước canh, nước giải khát, chiên, xào nấu nướng. Ít ai biết ngoài chuyện sát trùng khối thứ, muối còn là thiên thần của các bà nội trợ, cứu nhiều bà thoát khỏi lắm bàn thua trông thấy. Cứ thử xem vài phép mầu của muối nhé:
1.2. Trấn áp mỡ sôi: Với các nàng tiểu thư mới về nhà chồng, chiên rán cá mà thấy mỡ bắn xèo xèo tứ tung, khói bốc nghi ngút thì co rúm người lại vì sợ, đã có cách trị: cho một chút muối (hoặc bột mì) vào chảo khi chiên cá là trấn áp ngay bọn mỡ hiếu chiến.
1.3. Trừ tưa diệt ngứa: Thơm là chúa làm tưa lưỡi, ngứa miệng nhưng có thể khống chế những cảm giác khó chịu này bằng cách: Dùng để khử axit trong quả dứa để khi ăn đỡ bị dát lưỡi, sau khi gọt vỏ thơm thì lấy ít muối chà xung quanh trái thơm thật kỹ từng ngóc ngách rồi rửa sạch lại, thơm ăn vừa đậm đà vừa mềm môi mát lưỡi!
1.4. Tiêu diệt vết bẩn: Cổ áo sơmi lâu ngày dễ bị ố vàng, muốn làm vợ đảm vợ yêu thì cứ lấy ít muối rắc lên cổ áo, vò xát nhẹ, rồi dùng xà bông giặt lại. Cổ áo sẽ trắng tinh như mới, tha hồ được chồng thưởng…
1.4. Phép thử trứng gà: Muốn biết trứng gà cũ hay mới, cứ bỏ trứng gà vào một lít nước có hoà tan 120 gram muối. Nếu còn xinh tươi xuân sắc, trứng sẽ chìm. Còn trứng héo úa tàn phai, trứng sẽ nổi lên!
1.5. Tận dụng trong y tế: Dùng để chữa bệnh, rửa vết thương, sát trùng
Muối làm rách tế bào vi khuẩn, khi trong môi trường nước thì nacl=na+ + cl-các ion này bám vào mạch peptit trong protein làm cho vi sinh vật khó lấy được thức ăn, trong môi trường này các men phân giải có trong nước bị ngưng trệ ,các acid béo sinh ra khó khăn làm cho vi sinh vật không còn dưỡng chất để hoạt động, nước muối rút nước trong nguyên liệu làm cho vi sinh vật khó lấy dinh dưỡng để hoạt động dẫn đến vi sinh vật chết. Tận dụng muối ăn kết hợp với bổ sung Iốt vào trong muối giúp con người hấp thu được chất Iốt nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu Iốt, tác nhân chính gây nên bệnh bướu cổ.
Muối có trong nước biển, chính vì thế tắm biển rất tốt cho sức khỏe bởi hàm lượng muối có trong nước biển sẽ làm cho cơ thể có thể loại bỏ được một số bệnh ngoài da, muối trong nước biển có tác dụng như thuốc sát trùng
1.6. Tận dụng muối trong công nghiệp: Dùng để thuộc da trong ngành công nghiệp da giày. Công nghiệp chế biến thủy hải sản như: Làm các loại mắm, muối cá khô, mực khô và một số hải sản khác. Công nghiệp Y tế như: dịch truyền Natri – cloric 0,9% dùng để tiêm truyền (có thể pha thêm vào thuốc), rửa, sát trùng vết thương, dung dịch rửa mắt, mũi, họng…Công nghiệp chế biến thức ăn đóng hộp “fast food”…
2. Văn hóa đối phó muối
2.1. Đối phó với vị mặn:Trong y tế người ta pha loãng muối để tránh tình trạng muối mặn quá mức cho phép sẽ hủy hoại niêm mạc của vết thương(0,9% lượng muối có trong 1 lít nước rửa vết thương). Đối phó với vị mặn của các loại mắm hoặc trong gia vị người ta thường cho thêm nước để pha loãng nồng độ muối trong mắm hoặc gia vị cũng như trong bữa ăn. Cách pha loãng này cũng nhằm bảo vệ sức khỏe của con người, đề phòng một số bệnh do sự dư thừa lượng muối trong cơ thể như: bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thận, tiết niệu… nếu chúng ta ăn mặn quá.
2.2. Đối phó với hiện tượng tan chảy: Muối để trong môi trường có độ ẩm quá cao sẽ sinh ra hiện tượng tan chảy. Chính vì thế, người ta đối phó với hiện tượng này bằng cách cho muối vào xoong hoặc chảo rồi rang lên (có nơi gọi là hầm). Ở miền trung để phân biệt hai loại muối này, người ta gọi là: Muối hột (tức là muối sống, chưa rang) và muối hầm (tức là muối đã được rang trên lửa).
3. Văn hóa sùng bái muối
Như trên đã nói, muối có vai trò và vị trí rất quan trọng trong đời sống con người chính vì thế muối không những đi vào cuộc sống đời thường của con người mà nó còn tham gia vào thế giới tâm linh của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trên các cây “đòn dông” (theo tiếng gọi địa phương miền trung” hay trên các bàn thờ của từng gia đình người việt đều có một lọ hay một chai muối. Ở đây, cùng với nước và gạo, muối đã “chính thức” tham gia vào thế giới niềm tin của con người. Như vậy muối là một trong ba yếu tố tối thiểu làm nên sự sống cho con người. Hay như trong các mâm cỗ dùng để cúng ông bà hoặc cúng các vong hồn vô danh, đĩa muối là thứ không thể thiếu trong “lễ vật” dâng cúng này. Đối với Diêm dân làm muối, nghề làm muối được họ đưa lên thành “Tổ nghề” chính vì thế, đến vụ làm muối, trước khi xuống đồng thau chua rửa phèn, đắp bờ, ngăn các ô (giang, chứa) mỗi hộ dân làm muối đều phải làm lễ cúng trang trọng sau đó mới tiến hành xuống ruộng bắt đầu vào vụ. Ngày xưa, khi con người còn thiếu thốn thuốc men, khi đi đường xa, củ tỏi, củ gừng và gói muối là ba vật phòng thân không thể thiếu nhằm đề phòng trái gió trở trời.
Những ô muối nỏ chuẩn bị được thu hoạch
Hình ảnh

Diêm dân được mùa muối
Hình ảnh Hình ảnh

Hình ảnh

Trở muối về
Hình ảnh

Chuyển muối qua cầu
Hình ảnh

Thu hoạch muối
Hình ảnh Hình ảnh

Niềm vui của ông lão khi được mùa muối
Hình ảnh
4. Văn hóa lưu luyến
Muối không những đi vào trong văn hóa đời thường, tín ngưỡng mà còn đi vào trong văn thơ, ca dao, vè của người dân.Dưới đây là những câu thơ nói về muối
Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng có quên
Trong câu hát dân ca quan họ Bắc Ninh có câu
Tay tiên chuốc chén rượu đào
Đổ đi thì tiếc uống vào thì say
Tay bưng chén muối, đĩa vừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau
Dân ca Bình Trị Thiên
Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ nhau
Tay bưng đĩa muối sàng rau
Căn duyên ông trời định, bỏ nhau sao đành.
Ca dao Quảng Nam – Đà Nẵng thì có câu
Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn, ta biểu đừng tưởng tơ
Gió ngọt ngào nhiều ngọn xơ rơ
Con chim vào lồng thậm khó, con cá vào lờ thậm gay
Hạt muối mặn ba năm còn mặn
Lát gừng cay chín tháng còn cay
Hai ta ơn trượng nghĩa dày
Chưa bao năm tháng dứt rày nghĩa nhơn
Hạt muối ba năm còn mặn
Lát gừng cay sắc chín nước còn cay
Anh thương em cha mẹ không hay
Ngọn đèn trao trước gió, chẳng biết xoay phương nào

Ca dao Nghệ Tĩnh có bài:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Ca dao Bình - Trị - Thiên có:
Muối để ba năm muối hãy còn mặn
Gừng ngâm chín tháng gừng hãy còn cay
Đã có lời chàng đó thiếp đây
Can chi lo chuyện đổi thay rứa chàng
Muối mặn ba năm còn mặn
Gừng cay chín tháng còn cay
Dù ai xuyên tạc lá lay
Sắt son nguyệt giữ lòng này thuỷ chung

Muối mặn ba năm còn mặn,
Gừng cay chín tháng còn cay
Để anh lên xuống cho dày,
Bao giờ thầy mẹ không gả, em cũng bày mùi cho
Muối ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín nước gừng hãy còn cay
Nợ nhà giàu có thì trả, không thì vay
Duyên chàng nợ thiếp chớ đổi thay bạn cười
Muối ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín nước gừng hãy còn cay
Đạo vợ chồng chớ có đổi thay
May thì đặng câu danh vọng, rủi ăn mày cũng theo nhau

Do năng lực còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong Thày và các anh, chị em góp ý để bài viết được tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn và tiếp thu ý kiến.
RANDOM_AVATAR
thieu k52
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 5 06/08/09 21:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi tuechi050672 » Chủ nhật 16/08/09 20:41

Muối là một chất mà con người ta sống không thể thiếu, nếu thiếu nó sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra mà chúng ta không thể lường hết được.
Tôi xin được bổ xung thêm những công dụng của muối mà tôi đã sưu tầm như sau:
:lol: Chống nóng
Làm việc mùa hè hay môi trường có nhiệt độ cao thì dùng một tí muối cho vào nước uống để bù lại lượng natri mất đi do đổ mồ hôi quá nhiều.
:? Làm cho nôn ra: Dùng nước muối đặc, uống lúc ấm.
:cry: Sưng họng đau, viêm khoang miệng:Mỗi ngày ngậm và súc nước muối nhiều lần.
:P Chảy máu chân răng:Sáng và tối dùng bột muối đánh răng.
;) Đau răng do phong nhiệt:Cành hòe nấu lên cho vào ít muối, ngậm và súc miệng. Cành hòe nấu lấy hai bát nước, cho vào 500g muối, nấu cho khô cạn, nghiền thành bột, mỗi lần bôi ít vào chân răng đau; dùng nước muối đặc súc miệng.
:evil: Đi lỵ ra máu nhiều:Cho bột muối ăn vào cháo khi ăn.
:twisted: Hay bị táo bón:Mỗi ngày vào lúc sáng sớm khi đói hãy uống một chén nước muối nhạt.
:( Chân đau:Muối ăn, rễ cây cà, lượng bằng nhau, nấu sôi lên rồi rửa chân, hoặc nước muối nấu ấm lên hằng tối ngâm chân.
8O Viêm túi chân lông:Hằng ngày lấy ít muối tinh xát vào chỗ đau.
:oops: Mụn ướt (lở):Muối ăn 6g, phèn trắng 15g.Cho tất vào nước nóng hòa tan rồi rửa chỗ đau, ngày 2 lần.
:oops: Mụn cải (mụn tầm ma)
Muối ăn 38g, hòa tan vào 100 ml nước, rồi rửa nhiều lần vào chỗ đau, xong để vậy nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
:cry: Ong, bò cạp, côn trùng cắn: Dùng nước muối rửa chỗ bị cắn, ngày vài lần.
8) Trĩ:Muối tinh 120g, đường phèn trắng 120g.Nghiền thành bột cho vào bong bóng lợn hong khô, lại nghiền thành bột để dùng. Mỗi lần uống 15g, uống lúc đói với nước.
:x Đau phong thấp cơ và khớp: Muối ăn 500g, tiểu hồi hương 125g, sao nóng lên bọc vải đắp vào chỗ đau, lạnh lại sao nóng đắp, ngày 2 lần.

Lưu ý: Mùa đông rửa mặt hoặc tắm nước nóng có pha chút muối, da sẽ mềm và không bị nẻ.
luôn yêu đời, yêu mình, yêu người
Hình đại diện của thành viên
tuechi050672
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi tuechi050672 » Chủ nhật 16/08/09 20:52

Ngoài ra muối cũng còn là một chất chuyên để làm đẹp cho chị em phụ nữ nữa. Các chị em hãy lưu ý và sử dụng nhé!
Spa với muối: Hoà muối biển vào nước ở dạng đặc. Dùng cọ phủ lên khắp người, tránh những vùng da non và vết thương hở. Nằm thư giãn trong 15 phút, sau đó tắm lại dưới các tia nước ấm bắn ra từ vòi hoa sen với các động tác massage nhẹ nhàng.Hình ảnh

Mặt nạ cho da: Đặc biệt hữu hiệu để trị các loại mụn. Sau khi làm sạch da mặt, dùng tinh thể muối nhuyễn hoà chút nước để thoa đều khắp mặt. Để yên trong 5 phút, rồi bắt đầu massage từ từ cho các tinh thể muối rơi dần xuống, sau đó rửa lại bằng nước hơi ấm.

Bảo vệ tóc: Dùng một nhúm muối, một nhúm phèn chua pha loãng trong nước ấm, thấm đều lên da đầu và massage trong vài phút. Dùng khăn sạch quấn tóc để ủ trong khoảng 10 phút. Sau đó, xả lại bằng nước ấm. Da đầu sẽ hết bị ngứa và gàu giảm dần sau một lần gội. Có thể thực hiện một tháng hai lần cho tóc thường, thực hiện liên tiếp cho tóc bị trứng tóc hoặc da đầu bị gàu cho đến khi khỏi hẳn. Cách làm này còn giúp thư giãn cơ thể, tinh thần thư thái, làm sạch, thoáng và săn mịn cho da.
Thư giãn với muối: Sau một ngày làm việc mệt nhọc, bạn hãy hoà tan nửa ký muối biển vào bồn tắm có pha nước ấm để ngâm mình thư giãn sau khi đã tắm sạch bằng phương pháp thông thường. Vừa ngâm mình, vừa massage nhẹ nhàng khắp cơ thể. Sau đó, lau khô mà không cần tắm lại. Mỗi tuần cần thực hiện một lần.
Trị mụn: Muối rất hữu hiệu để trị các loại mụn. Sau khi làm sạch da, dùng tinh thể muối nhuyễn hoà thêm chút nước để xoa đều khắp mặt. Giữ yên trong 5 phút rồi bắt đầu massage từ từ cho các tinh thể muối rơi dần xuống, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
luôn yêu đời, yêu mình, yêu người
Hình đại diện của thành viên
tuechi050672
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi tuechi050672 » Chủ nhật 16/08/09 21:18

Muối rất cần cho cơ thể con người nhưng chúng ta phải sử dụng muối như thế nào cho hợp lý lại là một vấn đề không đơn giản mà tưởng như đơn giản vì chúng ta chỉ cần ăn hàng ngày là đủ.

Tuy nhiên một số bệnh lý không được sử dụng muối như:Không dùng (hay ít dùng) muối cho người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, viêm thận, phù thũng. Đối với những bệnh trên nếu chúng ta không biết mà cứ sử dụng muối sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.

Ngoài những bệnh lý trên nếu cơ thể thiếu muối sẽ sinh ra một số bệnh khác như: bướu cổ vì thiếu iốt. Căn bệnh này trước đây chỉ xảy ra với những người dân ở vùng sâu vùng xa, nhưng bây giờ đã xảy ra cả với những người ở thành phố. Nguyên nhân cơ bản để căn bệnh này có mặt ở thành phố là vì chúng ta đã thay thế muối bằng bột canh, bột nêm. Trong những chất bột này thành phần iốt rất ít nên không đủ lượng cần cho cơ thể Khi thiếu iốt. Vì vậy cơ thể sẽ phản ứng bù trừ bằng cách tăng sinh tuyến giáp, nhằm tăng cường hoạt động để sản sinh lượng hormone đầy đủ do đó dẫn đến hiện tượng bướu cổ (phì đại tuyến giáp), gây rối loạn chức năng dẫn tới đần độn. Bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu phụ nữ mang thai bị thiếu iốt vì có thể dẫn tới sảy thai, thai chết lưu hoặc thai kém phát triển dẫn tới đứa trẻ sinh ra bị đần độn hoặc các khuyết tật bẩm sinh khác.

Vậy nên sử dụng muối như thế nào cho hợp lý và đủ lượng cần cho cơ thể? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
Bác sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, muối rất có ích đối với sức khoẻ con người. Chất Sodium trong muối là một trong những nhân tố cơ bản để điều hòa các chất dịch trong cơ thể, nó có vai trò quan trọng đối với chức năng của hệ thần kinh. Tuy nhiên, nếu hàng ngày chúng ta ăn một lượng muối quá nhiều, vượt trên mức cho phép có thể dẫn đến sự nguy hại đối với sức khỏe. Chẳng hạn, nếu ăn nhiều muối sẽ khiến lượng can xi điều tiết trong nước tiểu tăng lên, gây nguy cơ gia tăng bệnh loãng xương.
Công trình nghiên cứu của Viện Ung thư quốc tế Lyon (Pháp) đã chỉ ra rằng, những người có thói quen ăn nhiều muối có nguy cơ tăng 50% tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày so với những người ăn ít muối hơn. Còn một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy, những ai thực hiện chế độ dinh dưỡng chứa trên 2,3g muối/ngày có nguy cơ cao mất chất xương, sụt giảm canxi so với nhóm dùng ít hơn.
Ngoài ra, theo bác sỹ Hùng, những bệnh nhân tim và thận nên giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày để tránh nguy cơ bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Những người bị bệnh cường tuyến giáp không nên dùng muối iốt, vì iốt sẽ khiến họ bị lồi mắt, run tay nhiều hơn.
Các chuyên gia y tế cho rằng, để đảm bảo cho sức khoẻ, các gia đình không nên thiếu muối trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lượng muối đưa vào cơ thể phải ở mức vừa phải. Phụ nữ không nên đưa vào cơ thể quá 2g muối và nam giới dùng không quá 2,4g mỗi ngày.
Về việc bổ sung iốt, GS.TS Đặng Ngọc Hùng cho biết, người bình thường cần 100-150 microgram iốt/ngày. Riêng phụ nữ có thai cần dùng đến 200 microgram/ngày mới có thể bảo vệ chính mình và bào thai khỏi các nguy cơ bị sảy, quái thai, đần

Hy vọng qua bài viết trên chúng ta biết thêm được những thông tin mới về cách sử dụng muối hợp lý để đảm bảo một số lượng cần thiết cho mỗi cơ thể chúng ta.
luôn yêu đời, yêu mình, yêu người
Hình đại diện của thành viên
tuechi050672
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi tuechi050672 » Chủ nhật 16/08/09 22:24

Một số hình ảnh đẹp về muối
Hình ảnh
Hạt vàng
Hình ảnh
Tinh thể
Hình ảnh
Vựa muối
Hình ảnh
luôn yêu đời, yêu mình, yêu người
Hình đại diện của thành viên
tuechi050672
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi havanduc » Thứ 2 17/08/09 11:11

Tôi xin bổ sung thêm cho bài viết của bạn thieu k52 về tận dụng muối:
Muối dùng để khắc chế vị chua của các loại hoa quả, thực phẩm chua. Những loại hoa quả, thực phẩm chua khi dùng với muối, người ta sẽ nhận được một cảm giác vị chua bị giảm đi, đồng thời lưu lại trong vị giác của người ta vị ngọt rất thú vị, làm cho ngon miệng và sảng khoái.
RANDOM_AVATAR
havanduc
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi havanduc » Thứ 2 17/08/09 11:20

Tác dụng của muối: Một số dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt là dân tộc Thái đã dùng muối kết hợp cùng với ớt, tỏi, lá tỏi, mắc khén (tiêu) và củ xả… để làm thành món gia vị rất thú vị mà họ gọi là “chéo” để ăn với nắm xôi, chấm măng, thịt luộc và nhiều thức ăn khác. Món “chéo” đã trở thành món đặc sản được du khách rất ưa thích. Hiện nay, món “chéo” đã được người Thái làm thành hàng hoá để bán.
RANDOM_AVATAR
havanduc
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi havanduc » Thứ 2 17/08/09 11:25

Muối là một loại gia vị thực phẩm không thể thiếu trong đời sống con người. Trong lúc chúng ta còn thiếu thốn, hoặc ở những vùng sâu vùng xa hẻo lánh còn chưa được đáp ứng đủ, các thế lực thù địch đã sử dụng muối như một chiêu bài để thực hiện mưu đồ chính trị đen tối để chia rẽ dân tộc và chống phá cách mạng, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định xã hội.
Vấn đề này, tôi muốn bạn bổ sung và phân tích, đồng thời nêu ra biện pháp để phòng chống.
RANDOM_AVATAR
havanduc
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 10:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi taquangdongk15 » Thứ 2 17/08/09 14:25

Cảm ơn các bạn đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin bổ ích về muối. Tôi cũng xin được bổ xung thêm một giá trị của muối đối với người Việt Nam. Ngoài những giá trị vật chất, muối còn mang những giá mang tính biểu tượng như bạn thieu k52 đã nêu trong bài viết: “…Trong thánh kinh, muối là biểu tượng của sự vĩnh hằng, trung thành và thanh khiết; trong giáo lý của người Ki Tô giáo cho rằng, muối chứa đựng trí tuệ và lòng nhân từ của chúa Giê Su; nhiều nơi vẫn giữ nghi thức: đem bánh mì và muối mời khách quí để biểu thị sự tôn kính…” còn ở Việt Nam, việc mua muối đầu năm đã trở thành một phong tục ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Với phong tục này, muối đã trở thành biểu tượng cho việc chống xú uế, xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn, an lành cho gia đình trong năm mới; còn ở khía cạnh tình cảm, muối biểu tượng cho sự đậm đà, sự hòa thuận thủy chung trong các mối quan hệ của gia đình giữa vợ chồng, con cái, bố mẹ, anh chị em.

[center]Hình ảnh[/center]
Đây là hình ảnh quen thuộc vào ngày đầu xuân. Người bán muối đến tận từng thôn xóm, từng ngõ phố để rao hàng “Ai mua muối…”
RANDOM_AVATAR
taquangdongk15
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 11/07/09 17:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HÓA MUỐI

Gửi bàigửi bởi thieu k52 » Thứ 2 17/08/09 20:35

Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của anh Động, đúng như anh nói không biết từ khi nào, muối đi vào dân gian văn hóa, trở thành quốc hồn quốc túy, biểu tượng may mắn sung túc với người dân Việt Nam “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Mua muối đầu năm là phong tục của ông bà xưa. Việc mua muối hóa ra là một ứng xử văn hóa, là giữ lấy vị mặn trong khao khát của nghìn đời về sự mặn mà trong tình người, tình đời, và cả tình quê hương đất nước. Nghe tiếng rao muối đầu năm, nhà nào mà chẳng ra mua một hai nghìn, mua lấy sự may mắn, mua lấy sự mặn mà cho suốt một năm. Muối còn thành tập tục trong các lễ vọng. Lễ cúng ít nhiều tùy gia đình nhưng phải có bát muối bên cạnh bát gạo, cốc nước, hoa quả và giấy tiền vàng.
Ở Huế, món ăn được mọi người tâm đắc nhất có lẽ phải kể đến “cơm muối” Bữa cơm muối Huế, đúng là chỉ có cơm và muối. Tức bữa cơm với các món ăn được chế biến từ một nguyên liệu chính là muối. Các món ăn này, chứa đựng một bảo tàng văn hóa về muối, tới mức người sành sỏi về nghệ thuật ẩm thực nhất làng văn đất Việt, nhà văn Nguyễn Tuân cũng phải bái phục cơm muối với hàng chục món muối: muối vả, muối hành khô, muối sả, muối ớt, muối gừng, muối gan (gan heo luộc chín, giã nát trộn chung với muối bột), muối tôm (tôm non, rang vàng, nghiền mịn, trộn chung với muối), muối sung, muối xoài, muối ruốc v.v…Mỗi chén muối chỉ vừa đủ cho một vắt cơm. Ăn cơm muối tức là thưởng thức cái lõi, cái gốc gác tận cùng của cuộc sống thủy chung, nghĩa tình “ Tay bưng đĩa muối chấm gừng. Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.
Muối đi vào huyền thoại
Theo sách Thiên Nam Ngữ Lục thì có một người đàn bà nghèo khó đến xem nấu muối. Một làn khói muối ngũ sắc bao lấy bà. Bà mang thai, sinh ra một bé trai đen đủi, xấu xí nhưng rất thông minh, lanh lợi, có sức khỏe lạ thường và vô cùng gan dạ. Làn khói muối ngũ sắc ấy là ẩn số của vị anh hùng Mai Thúc Loan - Bố Cái Đại Vương Mai Hắc Đế, người có công giải nạn “cống Vải” hay “cống Lệ Chi” (trái vải còn gọi là trái lệ chi) của người dân nước Nam cho triều đình phong kiến đời Đường, dân ta đã tôn vinh vị anh hùng này như sau:
Bốn phương Mai hắc Đế lừng uy đức
Trăm trận võ đường phục võ công
Cống vải từ nay Đường phải dứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung
RANDOM_AVATAR
thieu k52
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 5 06/08/09 21:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến25 khách