Tre Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Tre Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi toandang85 » Thứ 3 07/07/09 11:02

Tre Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử đã giúp dân tộc Việt Nam bao lần chống giặc ngoại xâm. Từ cuộc thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng đánh tan quân Mông Cổ, đến cuộc tiến quân như vũ bão ra Bắc của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh. Hay như đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tàn bạo thì tre đã trở thành thứ vũ khí thân thiết đối với quân và dân ta. Tre lúc đó đã trở thành chiến luỹ vững chắc, trở thành tầm vông, cung tên sắc nhọn, trở thành đòn gánh, dây thừng, trở thành thang tre, đuốc tre,…chống lại những vũ khí tối tân của kẻ thù. Và đối với những chiến sĩ nằm gai nếm mật nơi rừng sâu, thì măng tre trở thành thứ thực phẩm tuyệt vời trong bữa ăn. Thậm chí, những thanh âm được vang lên từ cây sáo tre giữa núi rừng kháng chiến còn làm tăng thêm ý chí chiến đấu, niềm tin vào ngày mai chiến thắng của cả dân tộc.

Nhớ lại thuở bình minh của lịch sử dân tộc Việt Nam, ta có huyền thoại về Thánh Gióng. Từ một chú bé trở thành võ sĩ khổng lồ, dùng roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc Ân. Khi roi sắt gẫy, chàng nhổ ngay bụi tre lớn để đuổi diệt tan quân giặc.

Có thể nói, từ xa xưa, hình ảnh cây tre, luỹ tre đã in đậm trong hình ảnh làng xã Việt Nam. Tre không chỉ cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm mà còn là công cụ đặc lực trong công cuộc diệt giặc lụt, giặc dốt, trong cuộc sống thường nhật nữa. Chẳng thế mà hình ảnh cây tre đã đi vào tâm thức của mỗi con người Việt Nam thật gần gụi, thân thương.

[center]Hình ảnh[/center]

Cây tre là nét đặc sắc nhất của làng xã Việt Nam. Mỗi làng như là cái nôi văn hóa dân tộc, là một hòn đảo có luỹ tre xanh bao bọc. Người nông dân xưa kia ít đi xa, gắn bó với làng mạc, ruộng đồng, với mảnh đất trôn nhau cắt rốn. Vì vậy, mỗi khi đi khỏi làng ít ngày về, từ xa trông thấy luỹ tre làng là lòng lại tràn ngập thân thương.

Hình ảnh cây tre không chỉ tượng trưng cho tinh thần thượng võ Việt Nam, tre còn là biểu tượng của văn hóa hòa bình, còn đi vào trong thơ ca, nghệ thuật, trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam.

Cách đây 6-7 chục năm, có một cuốn sách vỡ lòng cho trẻ lên 6, lên 7, đã viết về công dụng của tre như sau: “lá thì để cho bò, cho ngựa ăn, cành thì làm hàng rào, làm giậu. Cây già thì làm cột nhà, kèo nhà. Cây non thì làm dây, làm lạt, măng thì làm đồ ăn, rễ thì làm bàn chải giặt quần áo,…”. Một thứ cây mà có ích cho ta như thế thì thật quý lắm.

Đi vào việc tìm hiểu sâu hơn tác dụng của tre đối với đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam còn vô cùng đa dạng, phong phú.

Trước hết, vấn đề ăn: Người Việt Nam ăn bằng đũa, phổ biến là đũa tre, riêng vấn đề này cũng đẻ ra nhiều tục lệ khác với nền văn hóa ăn đĩa, các món ăn đều được bày ra mâm, ai muốn gắp món nào tuỳ ý. Nấu cơm phải cần rá vo gạo, đóm châm bếp, đôi đũa cả,…Măng tre dùng làm thức ăn phổ biến dưới ba hình thức: măng tươi ngâm nước vài ngày trước khi nấu với thịt cá, măng chua ngâm nước làm cho lên men, nấu canh hay xào với thịt cá, măng khôi phơi nắng lâu ngày, để ninh với thịt là món ăn giỗ Tết.

[center]Hình ảnh[/center]

Chiếc điếu tre mang lại cho người nông dân những phút sảng khoái, quên hết mệt nhọc khi rít một điếu thuốc lào kêu sòng sọc.

Tre còn dùng làm thuốc. Lá tre đun với lá hương nhu, cúc tần, lá sả để xông chữa cảm. Nước măng non chữa sốt nặng. Tinh tre (vỏ ngoài ống) trị chứng trẻ con nôn oẹ.
Tre tạo nên một nền kiến trúc dân gian đơn giản, thoáng mát, hợp với khí hậu nhiệt đới. Nhà sử học người Pháp Brandet nhận xét là nền văn minh lúa mì ăn nhiều thịt và sử dụng kim khí, còn nền văn minh lúa gạo ăn ít thịt, nhiều rau, xây dựng dùng nhiều tre gỗ. Một căn nhà ở nông thôn Việt Nam xưa thường lợp lá, 3 gian 2 chái có thể làm hoàn toàn bằng tre, không dùng đến một chiếc đinh sắt nào.

[center]Hình ảnh[/center]

Tre cung cấp những nhu cầu chủ yếu ở nông thôn, đặc biệt cho nông nghiệp: vai cày, bừa, gàu tát nước, cán cuốc thuổng,…Tre làm thành cần câu, đơm, khung lưới để đi bắt tôm cá, thành cung, nỏ, tên, bẫy, lao,… để đi săn, thành thúng mủng,…để đựng nông sản,…

Tre cũng thật hữu dụng trong nhiều hoạt động lao động, sản xuất khác của người dân như: làm đòn gánh cho các chị, các cô gánh lúa về nhà, gánh nước những thùng nước trong vắt, gánh mẹt hàng rong đi bán. Rồi thì nhiều phụ tùng trên xe trâu bò kéo cũng dùng đến tre, làm thuyền thúng, thuyền nan để đi trên ao hồ cũng dùng đến tre,…

Rất nhiều đồ vật trong nhà cũng được làm bằng tre: từ cái chõng, cái bàn, cái ghế, cái giường, đến cái quạt nan, cái sào phơi,…nhất nhất đều làm bằng tre. Đồ chơi cho tre con nhiều thứ cũng làm bằng tre: như khung diều, que chuyền, thanh phách,…

[center]Hình ảnh[/center]

Những buổi chiều hè, ngồi dưới luỹ tre trò chuyện, hưởng cơn gió mát, dõi theo những cánh diều với tiếng sáo vi vu thì quả không có cái thú nào bằng.

Tre còn đi vào tín ngưỡng, tôn giáo. Nén hương đốt lên để tạo không khí giao cảm âm dương có thân bằng tre. Cây nêu ngày Tết để trừ tà làm bằng một thân tre có buộc các thứ bùa. Những đồ mã hóa vàng cúng người chết đều có cốt bằng tre.

[center]Hình ảnh[/center]

Trong văn học dân gian, tre có mặt trong các câu ca dao về tinh yêu, về vẻ đẹp của người phụ nữ:
[center]“Ngày đi trúc chửa mọc măng
Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre”.
[/center]
[center]“ Trúc xinh trúc mọc bên đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh”.
[/center]
Trong văn chương bác học, trúc và mai quyện với nhau thành một hình ảnh biểu tượng cho tình yêu, tuổi trẻ.
[center]“Làm thân trâu ngựa đến nghì trúc mai”[/center]
[right](Truyện Kiều - Nguyễn Du)[/right]
[center]“Một nhà sum họp trúc mai”[/center]
[right](Truyện Kiều - Nguyễn Du)[/right]
Có thể nói, từ mấy nghìn năm tre đã in đậm dấu lên nền văn hóa Việt Nam. Trong trào lưu toàn cầu hóa ngày nay, tre Việt Nam với tất cả những giá trị vật chất cũng như tinh thần của nó rất cần được bảo vệ chống lại sự xâm lăng của bê-tông hóa phi nhân tính đến chóng mặt như hiện nay.

[center]Bài viết còn mang tính sơ khai, mong được các bạn góp ý
Xin chân thành cảm ơn[/center]
Life's too short not to laugh with someone who is laughing at you
Hình đại diện của thành viên
toandang85
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 15/06/09 13:02
Đến từ: Hanoi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tre Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi bagia » Thứ 7 11/07/09 22:44

Bổ sung tính biểu tượng của cây tre
Bạn toandang85 đã viết: “Hình ảnh cây tre không chỉ tượng trưng cho tinh thần thượng võ Việt Nam, tre còn là biểu tượng của văn hóa hòa bình, còn đi vào trong thơ ca, nghệ thuật, trong đời sống của mỗi người dân Việt Nam.” tôi xin được bổ sung thêm vài ý nhỏ về tính biểu tượng của cây tre Việt Nam:
- Trong tâm thức Việt, cây tre được coi là một biểu tượng của đất Việt. Tre còn là biểu tượng cho hình ảnh của người Việt Nam, cần cù, lam lũ, chịu khó chịu thương. Thánh Gióng cùng với vũ khí là cây tre là biểu bượng cho sức mạnh chiến thắng thần kì của người Việt, đất Việt đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp bội.
- Cây tre là biểu tượng của tính kiên cường vượt qua mọi nghịch cảnh và khả năng chống chọi với sóng gió của cuộc đời.

Hình ảnh

- Trong phong thuỷ, cây tre không chỉ là biểu tượng của trường thọ và sức khỏe, mà còn là biểu tượng mạnh mẽ của tài lộc. Nhiều nghệ sĩ và thư pháp gia đã sử dụng những nét bút hoàn hảo để tạo nên các đốt tre, thân tre và cả lá tre. Một tác phẩm thư pháp đẹp cũng là một biểu tượng tốt trong Phong Thủy, đặc biệt khi chữ được viết là một từ có ý nghĩa tốt đẹp. Hình vẽ cây tre kết hợp với thư pháp theo Phong Thủy sẽ mang lại một cuộc sống hạnh phúc lâu dài, giúp người ta vượt qua những thời điểm gian nan, hoạn nạn nhất. Những ai muốn tre đem lại thọ khí cho gia đình thì trồng những cây tre trong chậu đặt ở phía trước ngôi nhà, tốt nhất là đặt dọc theo phía Đông của vườn nhà.

Hình ảnh

- Cây tre có nhiều gai, nhiều lá ở thân biểu tượng cho tuổi già thanh thản cùng gia đình hạnh phúc, con cháu giỏi giang, thành đạt. Loài tre có thân đặc tượng trưng cho một cuộc sống mạnh khỏe, không có bệnh tật.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
bagia
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tre Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Chủ nhật 12/07/09 14:24

bagia đã viết:cây tre được coi là một biểu tượng của đất Việt

Không phải vậy đâu. Nói như vậy là sai đường lối, sai chủ trương đấy. Biểu tượng của VN là hoa sen cơ. Bạn không thấy hoa sen được chọn làm biểu tượng của hãng hàng không quốc gia VN ah? Mình thấy rất nhiều ngươi nói hoa sen là biểu tượng của VN và nhất là quan điểm chính thống của các nhà VHH - hầu như không có ai nói tre là biểu tượng của VN vi vậy tôi các xác quyết niềm tin: Hoa sen là biểu tượng của VN.

P/s: Khi tim hieu ve He thong bieu tuong van hoa của một quốc gia, tôi thay An Do lam rat tot, chi ghét cái Ấn Độ cũng chọn hoa sen làm quốc hoa (*) của họ. Huhuhu, đất nước ta giàu và đẹp; bốn ngàn năm văn hiến mà lại bị tranh chấp về biểu tượng văn hóa ư ?!
(*) http://india.gov.in/knowindia/national_symbols.php
So sanh http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pag ... ema=PORTAL
http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsVi ... wsid=19460 (Portal của Bộ VH VN)
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tre Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi honomushi » Thứ 2 27/07/09 16:11

Một quốc gia chĩ có một biểu tượng duy nhất .Mình nghỉ thế . Cả tre và hoa sen đều coi xem là biểu tượng của văn hóa Việt cũng ko có vấn đề gì.

Nhưng chưa chắc 1 biễu tượng nào đó đã là "sản phẩm " hay "tài sản riêng " của một cộng đồng ,một dân tộc mà nó đại diện , tiêu biểu ch cái gì đó mang tính phổ quát hơn .ví dụ :chim bồ câu là biểu tượng chung của hòa bình .Hoa sen đâu chỉ là biểu tượng của riêng VN ..nó là hình ảnh tiêu biễu của đạo Phật.

Hình ảnh tre trong văn hóa VN thì ai trong chúng ta ít nhiều đều ít ..nhưng thú vị hơn nếu xét biễu tượng tre này trong các nền Văn hóa khác nữa đễ so sánh,từ đó tìm ra "bản sắc riêng "..

Mình bổ sung 1 chút về hình ảnh tre trong văn hóa NHật ...



Tre trong văn hóa Nhật Bản

Cũng như ở Việt Nam và các nước châu Á, cây tre gắn bó rất lâu đời trong đời sống người Nhật Bản với những công dụng phổ biến của nó. Trong nghiên cứu về tre trên thế giới, sự kiện Hiroshima bị ném bom nguyên tử năm 1945 được quan tâm như một biểu hiện đặc trưng về sự chịu đựng của loài cây này: "Chỉ vài ngày sao trận bom, cả thành phố hầu như bị san bằng thì người ta đã phát hiện những cây măng mới trong một khu rừng nhỏ ở đó đã lên xanh!"


Bắt đầu từ truyền thuyết :

Trong lịch sử Nhật bản, cây tre cũng là chủ đề của các truyện cổ tích, là biểu hiện của sự may mắn và không thể thiếu trong các lễ hội...

Nàng công chúa mặt trăng: Người Nhật tin tưởng rằng tre là một loài cây bí hiểm và độc nhất vô nhị. Nó được coi như một thứ cây thần thánh vì trong ruột rỗng của cây chính là chỗ ở của thánh thần. Một trong những chuyện cổ tích lâu đời nhất ở Nhật là Taketori Monogatari (Chuyện kể về người đốn tre) nói lên niềm tin tưởng đó.

Chuyện bắt nguồn từ 900 năm trước và nổi tiếng ở Nhật, kể chuyện một công chúa xinh đẹp từ cung trăng xuống trần giới. Anh thợ đốn tre nghèo đã phát hiện ra nàng công chúa bé xíu giữa thân tre và đem về nhà mình. Công chúa lớn lên rất nhanh thành một cô gái xinh đẹp nên có rất nhiều người đến cầu hôn, nhưng đã đến ngày nàng phải trở về mặt trăng.

Cũng giống như một cây măng, nàng chỉ cao khoảng chưa đầy một tấc lúc người đốn tre phát hiện ra và nàng đã cao lớn nhanh chóng chỉ trong vòng ba tháng. Hầu hết trẻ con Nhật Bản đều biết câu chuyện này dưới cái tên Kaguya-hime (tức Công chúa ánh trăng) trong các truyện tranh dành cho trẻ nhỏ.

Cây tre trong lịch sử Nhật Bản

Từ rất sớm, cây tre đã đóng một vai trò không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản. Nó mạnh mẽ, thanh thoát, rất dễ uốn và đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng trong đời sống hàng ngày. Những chiếc lược, những rổ rá bằng tre đã được phát hiện vào thời kỳ Jomon ( từ hơn 300 năm trước công nguyên) tại 2 di chỉ khảo cổ học ở Honshu và Kyushu. Điều này cho thấy loài tre đã xuất hiện và phát triển rất rộng ở nhiều nơi trên đất Nhật và nó cũng đã được chế tác thành các vật dụng từ rất lâu. Người ta cũng cho rằng con người đã dùng măng để ăn vào thời kỳ đó. Qua các thời kỳ, cây tre đã thể hiện ở rất nhiều hình thái.

Vào thời kỳ Yayoi (trước công nguyên 300 năm đến 40 năm sau công nguyên) tre cũng đã được dùng như các công cụ đánh cá như cái bẫy (trap), cái giần, cái sàn (sieve), rổ, bàn chải... Người ta cũng xác định rằng trong thời kỳ Nara (710-794), cây tre đã được dùng làm cán bút, nhạc cụ như sáo trúc Nhật bản (shakuhachi).

Nhiều bức ảnh chụp lại các hiện vật trưng bày ở Bảo tàng tre Nhật Bản khai quật ở Nagaoka-kyo - thủ đô của đế chế Nhật từ năm 784 đến 794 thuộc quận Kyoto, cho thấy từ rất lâu cây tre Madake đã được dùng làm ống dẫn nước. Chúng được phát hiện ở trạng thái như đã được bảo quản cẩn thận, dù đã trải qua đã hơn 1.200 năm! Nhưng khi đưa vào trưng bày ở Bảo tàng thì nó bắt đầu hư hỏng.

Vào thời kỳ Heian (794-1192), cây tre cũng đã được sử dụng làm rất nhiều thứ đồ dùng, từ những vật gia dụng hàng ngày cho đến vật trang trí. Thời kỳ Kamakura và Muromachi ( 192-1573), cây tre cũng được sử dụng chế tạo vũ khí cho các chiến binh Samurai như cung và mũi tên...
Tre luôn là những vật liệu thiết yếu trong việc phân biệt kiểu dáng kiến trúc, Sukiya-zukuri (trường phái kiến trúc nhà ở kết hợp các sắc thái xây dựng đặc biệt cho nghi lễ uống trà (trà thất) xuất hiện trong thời kỳ Azuchi- Momoyama (1573-1603) và Edo (1603-1868). Nó không chỉ dùng làm trụ chống đỡ các tấm phên bằng đất sét mà còn làm vật liệu trang trí trong các góc tường, chỗ hóng mát, làm rèm che và cả đóng trần nhà. Các đồ uống trà dùng trong trà thất cũng được chế tác rất tinh xảo bằng nhiều giống tre khác nhau.

Nước Nhật đã trải qua một giai đoạn hiện đại hóa nhanh chóng từ sau năm 1854. Tuy vậy, cây tre vẫn là loại vật liệu không thể thiếu, kể cả sau khi thất bại trong đệ nhị thế chiến. Cây tre, trên thực tế đã được sử dụng như thứ vật liệu thay thế cho thép trong xây đúc bê tông. Hình ảnh bê tông tre được sử dụng ở sân vận động Kyoto hiện có trưng bày ở Bảo tàng tre Nhật bản là một bằng chứng.

Nhạc cụ bằng tre

Nhạc cụ truyền thống tiêu biểu làm bằng tre ở Nhật là cây sáo Shakuhachi.

Du nhập vào Nhật từ Trung quốc khoảng cuối thế kỷ thứ 7, sáo trúc Shakuhachi phát triển ở Nhật như một nhạc cụ độc đáo, gợi lên một âm hưởng sâu lắng trong tâm hồn. Sáo này làm từ giống tre Madake. Có bốn lổ để ấn các ngón tay phía trên và một lổ phía dưới để thổi. Sáo Shakuhachi trở thành mẫu mực xác định các nhạc cụ truyền thống với tiêu chuẩn chiều dài là 54,5 cm. Tuy rất đơn giản, nhưng cây sáo Shakuhachi đòi hỏi người chơi phải rất thành thạo trong việc kiểm soát hơi thổi, tập trung cao độ sự chú ý không chỉ ở chiếc môi, cũng tương tự như thổi sáo của Việt Nam vậy!

Những món ăn từ măng ở Nhật

Cây măng tre rất có giá ở Nhật bởi hương vị thanh nhã, dáng vẻ mịn màng và là món ăn quan trọng có tính thời vụ của các đầu bếp Nhật. Măng cũng là món cung cấp nhiều chất carbohydrate, dầu thực vật, chất đạm và Vitamin B, giúp cho việc tuần hoàn máu...



Có rất nhiều cách chế biến các món ăn từ măng ở Nhật. Măng của giống tre Mosochiku là món thông dụng do nó lớn, đầy đặn, mềm và thơm hơn các loài măng khác. Có những món thông dụng như: Măng hầm (Nimono), Măng nấu đậu tương (Dengaku), Măng nấu súp với ngọn sancho (Kimone-ae), Măng nướng (Yakimono), Măng tươi ăn sống (Shasuhimi), sup măng (Wanmono) và Măng hầm gạo (Takenoko-gohan).


Mì sợi làm bằng lúa mạch (soba) cũng là một món ăn truyền thống của người Nhật. Nó được đựng trong cái sàn bằng tre như người bạn không thể thiếu để luộc rồi ăn với các loại gia vị như củ cải, hành xanh... Các món ăn mì lạnh soba thường có bán ở các tiệm ăn Nhật Bản.

Tre và các lễ hội

Kado Matsu

Từ xa xưa, như đã nói, người Nhật tin rằng các thần thánh trú ngụ trong ruột rỗng của cây tre. Cây tre rất được tôn kính cho nên không ai làm điều gì sai trái với nó. Do vậy, ngày nay cây tre cũng đóng vai trò không thể thiếu trong những lễ hội.


Đặc biệt, vật trang trí trong ngày đầu năm mới ở Nhật gọi là Kado-matsu, gồm có một cặp, đặt hai bên lối vào nhà người Nhật. Kado Matsu làm bằng tre, cây thông và mận (bện lại như một chiếc giỏ cắm những cành thông và tre), tượng trưng cho điều may mắn và hy vọng (Cây tre và cây thông luôn xanh tốt giữa mùa đông và cây mận là cây đầu tiên trổ hoa trong mùa Xuân). Phong tục này thể hiện niềm tin rằng Koda Matsu đặt ở cửa nhà ở là để thần thánh mang lại điều tốt đẹp cho một năm mới đang bắt đầu.

Lễ hội Toka-Ebisu :

Được tổ chức tại Imamiya Shrine, tỉnh Osaka từ ngày 8 đến 12 thágn Giêng hàng năm để cầu sự may mắn cho việc làm ăn. Tên của lễ hội này là phần quan trọng nhất của lễ Mồng 10 tháng Giêng. Trong lễ hội, mọi người đều mua Sasa (loại trúc nhỏ) đặt trên bàn thờ thần Shinto trong nhà mình để cầu lộc. Bình Sasa để trên bàn thờ cho đến lễ hội sang năm mới được thay.

Toka nghĩa là ngày thứ mười của tháng. Ebisu là một trong 7 vị thần may mắn được tôn kính như thần giám hộ việc làm ăn. Kiểu thần tài!

Lễ Kanto

Kanto có nghĩa là cây sào tre và lồng đèn, là lễ hội nổi bật nhất trong lễ Tanabata tại thành phố Akita city, bởi như các hình ảnh đã cho thấy, các lồng đèn bằng giấy được treo lên trên những cây ngang được cột vào một chiếc sào tre dài. Vào ban đêm trong những ngày hội, nhiều nhóm thiếu niên trong y phục truyền thống tranh nhau biểu diễn kỹ năng làm cho chiếc sào giữ được thăng bằng trên tay, vai, hông và trán trong lúc họ diễu hành quanh thành phố trong tiếng trống tiếng sáo trúc và những bài hợp ca...


Ngoài ra, ở Nhật còn có các lễ hội Tori-no-ichi (biểu diễn gà trống) vào mùa Thu và lễ hội Hama-ya (Vẻ đẹp của cung tên) vào mùa Đông cũng liên quan đến cây tre.

Tre và các môn thể thao

Do tính mềm dẽo dễ uốn và là một loại vật liệu bền như đã nói, cây tre không thể thiếu trong các bộ môn thể thao hiện đại bắt nguồn từ tinh thần nghệ thuật thượng võ của môn Kendo - một bộ môn đánh kiếm Nhật - và Kyudo - nghệ thuật bắn cung. Các môn thể thao mới này nhấn mạnh những nguyên tắc rèn luyện tinh thần hơn là chiến đấu. Chúng nhắm vào mục tiêu phát triển sự khéo léo, thông qua đó để thực hiện các chuẩn mực làm căn cứ thi đấu.

Bộ môn kiếm thuật (Kendo)


Trong Kendo hiện đại, cây gậy bằng tre được gọi là Shinai. Shinai là một ống hình trụ rỗng làm từ 4 thanh tre (thường là giống tre makede) buộc chặt lại bằng sợi dây da và bịt kín hai đầu. Các kiếm sĩ phải mang mạng che mặt, yếm che ngực, găng tay và đồ bảo vệ lưng. Họ được huấn luyện nhiều thao diễn về thế chém và tấn công đối phương. Âm thanh của ống tre rỗng gây ấn tượng và truyền cảm xúc mạnh mẽ theo tốc độ di chuyển của các kiếm sĩ.





Giống tre Mekeda được chọn lựa để chế tạo cánh cung và tre yadake dùng để vót mũi tên. Thông thường người bắn cung giương cung lên và nhắm vào một vòng tròn đường kính khoảng 36cm là mục tiêu cách xa họ 28 mét. Môn bắn cung Kyudo là phương thức rèn luyện cả về thể chất lẫn tinh thần và tầm quan trọng được đặt vào vẻ đẹp của các nghi thức hơn là vào độ chính xác.
RANDOM_AVATAR
honomushi
 
Bài viết: 75
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 22:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tre Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi toandang85 » Thứ 5 30/07/09 16:24

[justify]Cảm ơn bagia rất nhiều về những bổ sung lý thú cho chủ đề này. Trong bài viết, tôi đã không để các đề mục như thông thường mà viết liền để có một mạch thống nhất. Nhưng điều đó sẽ giảm bớt tính khoa học của một bài mang tính Lý luận. Rất cảm ơn bagia vì vấn nhận ra những vấn đề lý luận văn hóa được trình bày trong bài và đã có những ý kiến đóng góp rất hữu ích.[/justify]
Life's too short not to laugh with someone who is laughing at you
Hình đại diện của thành viên
toandang85
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 15/06/09 13:02
Đến từ: Hanoi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tre Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi toandang85 » Thứ 5 30/07/09 16:41

[justify]
TranHieu đã viết:
bagia đã viết:cây tre được coi là một biểu tượng của đất Việt

Không phải vậy đâu. Nói như vậy là sai đường lối, sai chủ trương đấy. Biểu tượng của VN là hoa sen cơ. Bạn không thấy hoa sen được chọn làm biểu tượng của hãng hàng không quốc gia VN ah? Mình thấy rất nhiều ngươi nói hoa sen là biểu tượng của VN và nhất là quan điểm chính thống của các nhà VHH - hầu như không có ai nói tre là biểu tượng của VN vi vậy tôi các xác quyết niềm tin: Hoa sen là biểu tượng của VN.

P/s: Khi tim hieu ve He thong bieu tuong van hoa của một quốc gia, tôi thay An Do lam rat tot, chi ghét cái Ấn Độ cũng chọn hoa sen làm quốc hoa (*) của họ. Huhuhu, đất nước ta giàu và đẹp; bốn ngàn năm văn hiến mà lại bị tranh chấp về biểu tượng văn hóa ư ?!
(*) http://india.gov.in/knowindia/national_symbols.php
So sanh http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pag ... ema=PORTAL
http://www.cinet.gov.vn/?ctl=usc_NewsVi ... wsid=19460 (Portal của Bộ VH VN)


Theo tôi, bagia đã không sai khi nói như vậy. Vì theo ý của bagia "Cây tre được coi là một biểu tượng của đất Việt". Nó là biểu tượng của một đất Việt quật cường trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc, nó là biểu tượng cho ý chí vươn lên, cho đức cần cù, chịu thương chịu khó của nhân dân ta.

Có người nói con trâu là biểu tượng của đất Việt (con trâu từng là linh vật cho Seagame tổ chức tại Việt Nam), hay chiếc nón lá, hay tà áo dài dân tộc,...Ví như biểu tượng của Hà Nội là Tháp rùa hay Khuê văn các?

Ở đây không phải bàn xem cái gì là biểu tượng của đất Việt, mà ý bagia muốn nói: cây tre là một biểu tượng của đất Việt khi nói đến tinh thần thượng võ, ý chí quật cường, đức tính cần cù, chăm chỉ,...như vậy chẳng đúng lắm sao!.[/justify]
Life's too short not to laugh with someone who is laughing at you
Hình đại diện của thành viên
toandang85
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 15/06/09 13:02
Đến từ: Hanoi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tre Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi toandang85 » Thứ 5 30/07/09 17:07

[justify]Cảm ơn honomushi rất nhiều vì những đóng góp của bạn. Có thể nói, một vấn đề nếu được xem xét ở nhiều khía cạnh, có sự so sánh bao giờ cũng cho chúng ta những nhận định đúng đắn hơn. Bài viết của bạn về hình ảnh tre trong văn hóa Nhật Bản đã giúp chúng ta cảm nhận được sự đồng điệu thú vị giữa hai nền văn hóa trong hình ảnh cây tre. Và ở nhiều quốc gia khác nữa, chắc hẳn cây tre cũng mang lại cho chúng ta những hiểu biết phong phú. Mong bạn có thêm những ý kiến đóng góp.

Cảm ơn bạn nhiều.[/justify]
Life's too short not to laugh with someone who is laughing at you
Hình đại diện của thành viên
toandang85
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 15/06/09 13:02
Đến từ: Hanoi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tre Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa

Gửi bàigửi bởi phamxuanny » Chủ nhật 09/08/09 16:13

Tôi cũng có suy nghĩ như bạn Honomusi. Một Quốc gia chỉ có một biểu tượng duy nhất
Nhưng chưa chắc một biểu tượng nào đó đã là sản phẩm hay tài sản riêng của một dân tộc. Hình ảnh cây tre trong văn hóa Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với lũy tre làng. Có lẽ Cây tre biểu tượng của đất Việt khi nói đến tinh thần thượng võ, ý chí quật cường, đức tính cần cù...
RANDOM_AVATAR
phamxuanny
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 2 27/04/09 11:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến28 khách

cron