VĂN HOÁ ÁO DÀI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi dreda » Thứ 3 26/05/09 1:16

Dài dòng tí xíu, tôi vốn là một thằng khá lười nên chẳng mấy khi xem hết tất cả bài viết của một chủ đề, có xem xong cũng chẳng mấy khi bình luận, vì những gì mình định nói thì mọi người đã nói cả rồi. Vậy mà, khi vừa thấy chủ đề này, tôi bấm chuột để vào xem ngay vì cảm thấy rất tò mò, muốn biết ý kiến của mọi người về mẫu trang phục truyền thống này. khi vào rồi, đọc qua 2 bài đầu của bạn jerry và hongthomk02, chủ quan tôi thấy hơi bất mãn và bực mình, nhưng càng đọc các bình luận phía sau của các bạn khác, tôi lại thấy rất sướng, rất hả hê. Thì ra cũng còn nhiều người như mình, vẫn rất thương áo dài... Không phải tôi không tôn trọng ý kiến của bạn jerry và hongthomk02, vì tôi biết trong mỗi cuộc tranh luận, mỗi người đều có lập trường riêng của mình, có khi là hoàn toàn đối lập nhau, chẳng qua, tôi chỉ đang phát biểu một cách rất cá nhân về diễn biến tình cảm của mình khi đã đọc toàn bộ các ý kiến ở trên, và cũng phần nào bày tỏ thái độ của mình về giá trị của áo dài :D

Trở lại vấn đề, tôi xin trích dẫn câu hỏi đầu đề của bạn jerry

Trong nhà trường thì mhiều nữ sinh thường cột áo dài lại để chơi dá cầu có lúc mang áo dài mà họ vẫn có thể đánh nhau.Những trường hợp trên ta có thể coi áo dài là một hình ảnh đẹp,là một nét văn hoá hay không .


Tuy câu hỏi đưa ra là dạng nghi vấn có/không, nhưng theo tôi, qua cách diễn đạt, bạn jerry đã có thiên hướng lệch về tiền đề phủ định? (nghĩa là, trong những trường hợp trên, ta không thể coi áo dài là một hình ành đẹp, là văn hóa...) Tôi xin phép dẫn lại bài học vỡ lòng về lí luận văn hóa mà tôi đã tiếp thu được trong những buổi đầu lên lớp: "để xác định giá trị văn hóa của một sự việc, hiện tượng, ta đặt nó vào đúng hệ tọa độ không gian, thời gian, chủ thể thích hợp". À... nếu như vậy, vấn đề ở các tình huống bạn jerry đưa ra là thuộc về chủ thể (nữ sinh cột áo dài lại để chơi đá cầu, đang mặc áo dài mà vẫn oánh nhau). Như vậy, cái không đẹp là các chủ thể nữ sinh ấy, chứ áo dài có tội có tình gì đâu??? Sao có thể nói áo dài không là hình ảnh đẹp?

Nhưng hầu như giờ đây chiếc áo dài đã được cách tân quá nhiều đến mức làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.Thậm chí nhiều ca sĩ còn kết hợp áo dài với quần tây,quần jean...khi áo dài được biết đến với dáng vẻ dịu dàng,kín đáo như từ xưa nó đã thể hiện


Ở nhận định này, tôi e là bạn đã vô tình "đánh tráo các khái niệm". Bạn đưa ra ý kiến "áo dài cách tân đánh mất đi vẻ đẹp vốn có" nhưng khi đặt nghi vấn "đẹp hay không" lại hỏi về áo dài truyền thống, áo dài nói chung.
Theo ý kiến của tôi, cái mà chúng ta gọi là áo dài truyền thống dĩ nhiên đã rất đẹp, không cần phải bàn cãi. Điều nên quan tâm là các cải tiến tân thời thành ra như thế nào. Và cho dù trong ngữ cảnh này, ta vẫn phải đặt vào hệ tọa độ thích hợp, không nói chung chung được. Đơn cử một ví dụ, ngày nay tôi hay thấy các kiểu áo dài rất mỏng, mỏng ơi là mỏng, đến đỗi không khó khăn gì để nhìn xuyên đến bên trong. Dĩ nhiên, thiết kế này không phải để mặc riêng, mà trước khi tròng chiếc áo này vào, người mặc đã mặc sẵn một trang phục hiện đại nào khác ( quần tây - áo sơ mi chẳng hạn). Như vậy dù là áo dài, nhưng hình tượng người mặc bỗng trở nên rất năng động, và lại tiện nữa, khi cần thì tròng vào, khi vận động, chạy nhảy, hay làm những việc ra nhiều mồ hôi thì cởi phăng ra. Các đối tượng sử dụng mẫu áo này là các anh đồ, chị đồ viết chữ trong các dịp hội xuân. Quả thật, tôi thấy vừa phù hợp lại vừa đẹp dù là đẹp theo một kiểu khác với khái niệm "đẹp truyền thống"...

Ý kiến của hongthomk02, em cũng vấp phải mâu thuẫn tương tự:
áo dài thời nay đã có quá nhiều cách tân so với áo dài truyền thống ,và liệu nó còn phù hợp còn là nét văn hoá nữa không khi có quá nhiều khuyết điểm

cách tân là để khắc phục những bất tiện có thể có của áo dài truyền thống, như vậy dĩ nhiên là phù hợp. Có điều đáng nói là tại sao chúng ta không chọn những kiểu cách tân như thế cho tiện, mà vẫn sử dụng mẫu truyền thống, để rồi cứ than? Có nhiều cách để lí giải. Có thể là ta chư quen mắt, chưa chấp nhận được những mẫu cách tân kia, mấy lại thấy ai cũng vận mẫu truyền thống, mà người VN đa phần chẳng muốn khác người đâu, thế nên ta đành chấp nhận bất tiện, nhưng chấp nhận không phải tuyệt đối, mà vẫn cứ ca cẩm... thành ra lẩn quẩn.
Những bất tiện bé đưa ra cũng chưa hẳn thuyết phục a2. Người VN vốn linh hoạt mà, chẳng lẽ lại không thể đối phó những chi tiết ấy. Với lại khi đã mặc thường rồi, thế nào cũng sẽ thành quen. Tai nạn nếu có, thiết nghĩ cũng do chủ thể bất cẩn, vô ý mà nên... Dù gì, hoàn cảnh ở thành phố HCM cũng đâu tệ đến thế...

Chia sẻ cùng mọi người, với góc nhìn của một thằng con trai, tôi rất thích được thấy người mặc áo dài. Dạo này mấy trường phổ thông gần nhà có xu hướng thích hê lên là hội nhập, cần năng động, rồi thay áo dài bằng những mẫu y phục may sẵn, trường nào cũng na ná như trường nào, nhìn đến phát ngán. Thành ra, dù nhà quận 1, học Thủ Đức, thỉnh thoảng tôi vẫn lên cơn, bắt xe bus đến tận trạm công viên Gia Định ở Gò Vấp để ngắm cho thỏa các cô Cao đẳng Bách Việt, tan học vẫn vận áo dài... :D

Hic, thực ra còn muốn viết nhiều thêm để đồng tình với các bạn lamngoc, hoangthao, onlyyou, sactigon, girl_namdinh, Chau Nguyet, vinhnguyenbmt, ngoc_nu nhưng khuya quá rồi, buồn ngủ ơi là buồn ngủ rồi. Ngưng vậy. Hẹn mọi người sau! :)
RANDOM_AVATAR
dreda
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 2 10/11/08 16:55
Cảm ơn: 9 lần
Được cám ơn: 4 lần

Lịch sử ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi paparazi » Thứ 3 09/06/09 0:30

Bài viết vi phạm điều 2 Nội quy diễn đàn.
Admin
Sửa lần cuối bởi Admin vào ngày Thứ 4 10/06/09 16:26 với 1 lần sửa trong tổng số.
Nguyên nhân: Bài viết vi phạm nội quy diễn đàn. Admin
RANDOM_AVATAR
paparazi
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 6 15/05/09 2:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi CuaKenh » Thứ 3 09/06/09 5:03

Chào bác paparazi,
Bác chép bài dài ghê, đọc mỏi cả mắt. Những thông tin thế này em thấy ở các mạng khác đầy, sao bác mang về nhà mình mà không dẫn nguồn để chúng em có thể tham khảo cái gốc bác cho là đúng nhất.
RANDOM_AVATAR
CuaKenh
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 4 04/02/09 13:59
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi SUNNY » Thứ 7 28/11/09 8:08

Đây là một bài đăng trên báo HHT năm 2007, năm có cuộc "Cách mạng đồng phục", các trường THPT trong thành phố lũ lượt đổi đồng phục áo dài thành váy/ quần. Em rất thích bài này :) Mọi người xem và cảm nhận nhé ạ!

Hãy tưởng tượng một ngày nắng đẹp Phương Nam,
anh sinh viên nọ biến thành bướm trắng với hai cánh bướm phấp phới trươc sau.
Nắng tưng bừng và mồ hôi nhễ nhại, lớp áo lá mặc lót bên trong dính chặt vào ngực và lưng khiến anh thấy khó thở.
Nhưng anh phải đạp xe ít nhất 30 phút đến trường dưới cái nóng 37-38 độ.
Rồi đến nơi, anh phải trực nhật, phải lau bảng, phải truy bài, phải kiểm tra, phải chạy nhảy với lũ bạn.
Hết buổi sáng.
Giờ là buổi học tăng ca chiều.
Rồi sau đó, anh phải "bay" bằng xe đạp thốc tháo đến lớp học thêm.

Hãy tưởng tượng một ngày gió mùa đông bác, anh biến thành bướm trắng...
Hãy tưởng tượng một ngày mưa phùn gió bấc, anh biến thành bướm trắng...
Hãy tưởng tượng giữa một cơn dông xối xả, anh phải biến thành bướm trắng...
Hãy tưởng tượng một ngày anh mẹt mỏi dữ dội của kỳ nguyệt san "rất phụ nữ", anh phải nhìn trước ngó sau canh chừng... màu bướm trắng.
***
Em gái tôi phải mặc áo dài đồng phục vào một ngày gió mùa, trời đột ngột trở lạnh.
Về đến nhà, em khụyu xuống giường, môi tím ngắt,đêm đó trở sốt.
Em gái tôi từng về nhà, òa khóc kể cho tôi nghe những lời chòng ghẹo của đám thanh niên hư chỉ vì đi học về trời mưa, bị áo lụa trắng dính chặt vào người...
Em gái tôi đã từng phải ngồi lại muộn nhất lớp khi chuyện "rất phụ nữ" đến bất ngờ, đội khi trường vắng tanh, mới dám che cặp lên tà áo dài trắng, ra trạm điên thoại, gọi tôi nhờ đón về.
***
Anh bạn ạ, anh yêu thích tà áo dài trắng, nhưng tôi xót xa cô em gái nhỏ cửa tôi. Tôi chẳng muốn em gái tôi làm bướm trắng trong đôi mắt mộng mơ nhưng ích kỷ của anh đâu.


[center]Hình ảnh[/center]
Even if the sun refuses to shine :)
Hình đại diện của thành viên
SUNNY
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 20:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi nuhoang_cleopat_kt » Chủ nhật 29/11/09 10:23

nhưng dù sao , áo dài Việt Nam vẫn đẹp , đẹp đến lạ lùng , con gái mặc áo dài thướt tha , dịu dàng , mọi người xem phim : aó lụa Hà Đông chưa ? . thật tuyệt phải không , chưa bao giờ tôi lại yêu cái nét duyên con gái áo dài tới vậy . để xảy ra tất cả những rắc rối , sao con gái chúng ta không học tính cẩn thận đi nhỉ ? Vì áo dài rất cần sự cẩn thận mà , và nó giúp mình cẩn thận đó. hãy tập cẩn thận hơn là ngồi phê phấn cái mà cả thế giới công nhận là đẹp.Tui cũng đã đã được mặc áo dài 3 năm nhưng không biết có phải là số hên không . Nhưng chưa bao giờ để xảy ra một sự cố nào hết. hjhj.Gần đây có quảng cáo bột giặt viso đó .cô gái đã thoát thai thế nào trong tà áo dài ?. " Em đẹp không cần son phấn , xinh thật xinh thật xinh áo dài . không quần Jean giầy cao gót em chọn riêng mình em Áo dài ..."
Hình đại diện của thành viên
nuhoang_cleopat_kt
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 2 08/12/08 18:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi Thao Phuong » Thứ 6 04/12/09 21:00

Áo dài là một nét đẹp đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam đó các bạn ơi,nên theo mình nghỉ thì nó sẻ mãi mãi được bào tồn và phát huy,nên mình là dân văn hóa phải là người tiên phong trong việc bảo vệ nó chứ không nên có ý ngỉ lệt lạc đâu.Những ngưòi nào không bit quý trọng vẻ đẹp của nó,thấy nó không phù hợp hiện nay thì mình không đồng ý và xem đó là những người không biết quý cái đẹp sẵn có của dân tộc trong khi đó những người cư dân nước ngoài có dịp đến Việt Nam thì không ngừng chầm trồ và ngạc nhiên trước vẻ đẹp của chiếc áo dài.và nó chính là nét đẹp chỉ có ở nước ta thui đó.
RANDOM_AVATAR
Thao Phuong
 
Bài viết: 39
Ngày tham gia: Thứ 6 06/11/09 21:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi Mr John vhh » Thứ 4 16/12/09 22:37

Áo dài ơi! Ngày nay xã hội Việt Nam đang ngày càng đổi mới, với nền kinh tế phát triển và năng động, kéo theo đó là sự thay đổi của cái áo dài quốc hồn quốc túy của người phụ nữ Việt Nam. Nhớ lại ngày nao thuở còn cắp sách đến trường mỗi buổi sáng, tôi vẫn không khỏi ngất ngây với những ta áo dài trắng tinh tuyền của các nữ sinh cùng trường, đó không chỉ thuần túy là thứ để che thân nữa mà với tôi nó đã trở thành một vẽ đẹp làm mê mẫn lòng người, hình ánh những nữ sinh thướt tha trong tà áo dài xinh xắn đã trở nên một bức tranh sống động và tuyệt mỹ trong mắt tôi. Cho đến hôm nay, mỗi khi bắt gặp đâu đó trong các nhà sách, siêu thị hay mỗi lúc đi ngang các trường cấp 3 mà chợt mắt nhìn thấy tà áo dài thướt tha ấy tôi vẫn không khỏi có một dây phút chựng lại trước vẽ đẹp ấy. chiếc áo dài vừa kín đáo nhưng cũng vừa tô điểm nên vẽ đẹp và những đường nét trời phú của người phụ nữ. chính vì thế mà tôi đã sẽ vang luôn luôn yêu người phụ nữ việt nam với chiếc áo dài thướt tha. Phần các bạn là những người phụ nữ hãy luôn giữ lại cái quốc túy độc đáo ấy của mình nha!!!!!
Mr John.vhh1,DHVH.TPHCM
RANDOM_AVATAR
Mr John vhh
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 4 16/12/09 21:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi Nhu Mi » Thứ 5 14/10/10 1:26

Cảm ơn Mr John vhh đã đề cập đến vấn đề này! Và ý kiến của Dreda thật làm tôi vui vì tôi cũng từng là cô học trò PTTH ở một vùng quê miền Trung! Đã mười mấy năm không còn ngày ngày mặc áo dài đến lớp nên khi đọc các bài viết trên, tôi bỗng nhớ tà áo dài học trò quá và cũng buồn vì có người "lên án" chiếc áo dài như vậy!
Thật ra, bận áo dài đi học cũng không bất tiện lắm đâu. Quê tôi hàng năm cũng trải qua những tháng mùa mưa gió lụt lội đấy chứ nhưng không sao. Vào mùa này, trường tôi có quy định phải mặc áo dài vào các ngày thứ hai đầu tuần thôi, còn những ngày còn lại là mặc đồng phục khác (quần tây xanh, áo sơ mi trắng). Những ngày bị "kẹt" được phép không bận áo dài. Tuy vậy, ít cô học trò nào muốn cho mọi người biết mình đang "đèn đỏ" nên vẫn mặc áo dài mà không kêu ca gì! Khi mặc áo dài, tự nhiên, các cô học trò đi đứng khép nép, dịu dàng, nữ tính hơn trước các cậu con trai trong trường. Áo dài chúng tôi bận không mỏng và ôm sát người như bây giờ đâu! Theo nội quy của trường, chúng tôi mặc không phải để khoe các đường nét cơ thể mà để góp phần tạo nề nếp nơi trường học và rèn luyện tác phong đạo đức của nữ sinh. Vì vậy, may áo làm sao cho vừa phải, không quá rộng cũng không bó sát, xẻ tà vừa phải, lưng quần không thấp làm lộ da. Vào mùa lạnh, chúng tôi khoác thêm chiếc áo len, vậy là đủ ấm suốt mùa mưa gió. Và cứ thế, cho dù nắng hay mưa, chúng tôi vẫn mặc áo dài, chuyện trở nên rất bình thường ở quê tôi ngày ấy.
Như vậy, những "rắc rối" do áo dài gây nên không tệ như một số bạn nghĩ, quan trọng là quan niệm của người mặc áo dài thôi. Đúng như Dreda nói, áo dài không có tội tình gì, tội là do ở người mặc nó. Ngày xưa, các bà, các mẹ đã từng mặc chiếc áo dài hàng ngày đấy thôi nhưng họ kết hợp với sự dịu dàng, kín đáo trong đi đứng, ăn nói... mỗi khi khoác nó lên người. Tôi nhớ những ngày Tết ở quê tôi, vào dịp thăm Xuân đầu năm lẫn nhau, bà tôi, cô tôi, mẹ tôi thường mặc áo dài đi chúc Tết. Những người phụ nữ trong xóm cũng vậy. Họ để dành bộ áo dài cho những ngày này.Nhà nghèo, không có tiền sắm áo dài mới thì họ chỉ để dành bận trong dịp Tết. Các cô, các bà ngày thường lam lũ trong những bộ quần áo đầy bùn đất khi cày cấy, khi gánh gồng rau cá ra chợ bán nhưng trông họ thật vui vẻ, hạnh phúc, thảnh thơi trong với chiếc áo dài dịu dàng ngày Tết. Còn bây giờ, mỗi dịp Tết tôi về thăm quê, bóng chiếc áo dài ngày Tết năm nào hiếm khi gặp được trong những ngày Tết, trừ những cụ bà lớn tuổi vẫn còn thích áo dài. Các cô hàng xóm ngày xưa bây giờ cũng ba mấy gần bốn chục tuổi bỗng thích bộ vét hơn! Vì nhiều phụ nữ quan niệm: "bận áo dài là nhà quê lắm rồi! Bận vét nó mới sang". Các cô gái trẻ tuổi ở miền quê ngày nay lại càng hiếm khi bận áo dài ngày Tết. Các bà, các mẹ không thể ý kiến về cách ăn mặc của con cháu nên các cô chỉ thích bận váy, quần bò, quần lửng, áo thun đi chúc Tết thôi! Cũng buồn thật!
Tuy vậy, tôi chợt thấy vui khi nhớ đến bóng chiếc áo dài hiện đại (cách tân) của các cô gái thành phố ngày nay! Vui vì nhận thấy áo dài vẫn còn giá trị trong cuộc sống ngày nay. Nó đã biến đổi để phù hợp với cuộc sống thường ngày. Tà áo ngắn hơn trước, chỉ dài không quá đầu gối, thường mặc với quần tây hoặc các loại quần dài khác. Các bạn không nên khắc khe quá với cách bận kèm với quần dài loại vải gì! Chỉ cần áo quần không mỏng thấy cả đồ lót bên trong, không xẻ tà áo cao, không may lưng quần quá ngắn làm hở lưng, hở bụng, gây "khó chịu" cho kẻ khác là được! Vả lại, qua cách mặc áo dài của một cô gái nào đó, ta có thể đoán được phần nào tính cách của cô ấy. Sự kín đáo cũng là nét duyên của người con gái! Một cô gái hiền lành, nết na thì không thể cho phép mình ăn bận hở hang được! Có lẽ, nói đến đây chắc có người sẽ chê tôi nói sai. Vì bây giờ ra đường, nhiều cô gái trẻ khi tiếp xúc thì thấy hiền lành nhưng ăn bận thì rất thích "khoe hàng", đó là "mốt thời hiện đại". Và vì vậy, áo dài trở nên phiền phức với họ, thật dễ hiểu.
Tóm lại, chuyện yêu ghét, sai đúng đối với chiếc áo dài đều là do quan niệm của con người cả thôi. Riêng tôi, là phụ nữ Việt Nam, tôi vẫn rất thích mặc và ngắm hình dáng thướt tha, dịu dàng, duyên dáng của các bà, các chị, các cô gái Việt Nam trong tà áo dài. Dù là áo dài truyền thống hay đã cách tân, những hình dáng đó luôn gợi những cảm xúc tốt đẹp trong tôi!
RANDOM_AVATAR
Nhu Mi
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Chủ nhật 10/10/10 21:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi le thi thanh nhan » Thứ 5 14/10/10 10:38

Mình là dân học hết thời cấp 3 ngoài bắc, không mặc áo dài đi học như nhiều bạn đồng trang lứa ở miền nam, đôi khi nghĩ đó là hạnh phúc, là may mắn, nhưng thi thoảng lại thấy hình như là thiệt thòi khi nghe nhiều bạn nữ sinh miền nam nói các bạn thích đồng phục áo dài trắng.
chuyện học sinh mặc áo dài đi học rồi cột tà lại, rồi đánh nhau,....theo tôi chưa nên kết luận là gây hại cho hình ảnh áo dài, mà hãy thử nghĩ xem có cách nào vẫn có thể mặc áo dài mà vẫn không hạn chế quá nhiều khả năng vận động của lứa tuổi này (tất nhiên không khuyến khích chuyện đánh nhau).
Lúc xưa còn đi học cấp 3, chúng tôi chỉ thỉnh thoảng mặc áo dài vào những dịp đặc biệt như khai giảng, tổng kết,...Mỗi khi đến lễ, nghe thông báo mặc áo dài, bạn nào nghe cũng nản, nhưng khi mặc rồi, ai cũng thấy mình như xinh xắn hơn, và nhiều những bức ảnh lưu niệm thời đi học của tôi hầu như đều có từ những ngày đó.
Áo dài truyền thống nhiều người cho rằng đẹp, nhưng tôi cũng băn khoăn chữ "truyền thống" trên được hiểu như thế nào, vì áo dài trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển cũng đã biến đổi qua khá nhiều kiểu dáng khác nhau, kể cả kiểu áo dài nhỏ mặc với quần jean, không phải bây giờ mới có. Tất nhiên tôi không phủ nhận quan điểm cho áo dài truyền thống (theo một cách hiểu) là đẹp, tuy nhiên không nên vì thế mà phủ nhận vẻ đẹp của áo dài cách tân, nếu cách tân mà phù hợp với xã hội hiên đại trên nhiều phương diện (tính thẩm mỹ, tính công năng) thì đó là điều nên hoan nghênh. Áo dài truyền thống đẹp nhưng chắc chắn không thể phù hợp với mọi tình huống sử dụng, có nhiều tình huống một chiếc áo dài nhỏ gọn hơn với quần ống nhỏ gọn sẽ là lựa chọn vô cùng thích hợp mà vẫn giữ được tinh thần thướt tha nữ tính cho người mặc.
Theo dõi diễn đàn Tôi thấy hình như đã kết thức nhưng do muốn trình bày vài ý kiến của mình nên mạo muội post thêm vài dòng. Văn từ của tôi chắc chắn có nhiều chỗ thiếu tính chuẩn xác về chuyên môn, chỉ như văn nói. Rất mong bà con có coi thì góp ý Tôi sẵn sàng sửa chữa.
Cảm ơn cả nhà.
RANDOM_AVATAR
le thi thanh nhan
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 6 24/09/10 13:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ ÁO DÀI

Gửi bàigửi bởi Linh Giang » Thứ 6 15/10/10 21:32

nơi mình công tác là một trường đại học, tụi mình không mấy khi được mặc áo dài vì là làm công tác văn phòng mà! tụi mình chỉ mặc áo dài trong các sự kiện "tối quan trọng" là những dịp lễ lạt như Lễ khai giảng,Ngày Nhà giáo Việt Nam,... ấy thế nhưng mỗi khi bận áo dài tụi mình đứa nào cũng xúng xa xúng xính, có cảm giác như được mẹ mua cho áo mới lúc còn bé vậy.
mặc áo dài; để cho đẹp, tụi mình phải đi giày cáo gót (để tăng chiều cao hơn một tý), đi đứng uyển chuyển (vì chẳng thể nào mặc áo dài mà chạy huỳnh huỵch)...chính những điểu đó làm mình thấy một cảm giác rất tuyệt.
mình ủng hộ áo dài nhưng mặc đúng nơi, đúng lúc.... các bạn cứ tưởng tượng xem, nếu trời mưa dầm dề mặc áo dài (quần thì rộng) rồi ướt nhem, bao nhiêu da thịt hằn ra bên ngoài hết thì cũng không thẩm mỹ tý nào.

mình rất tâm đắc với công thức CTK (chủ thể, thời gian, không gian) mình thấy rằng, việc mặc áo dài nói riêng hay bất cứ vấn đề nào nếu biết kết hợp tốt nhất công thức trên thì là hữu dụng tối ưu!
RANDOM_AVATAR
Linh Giang
 
Bài viết: 113
Ngày tham gia: Thứ 2 20/09/10 13:31
Đến từ: Bình Dương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến32 khách

cron