Bạn đang xem trang 2 / 3 trang

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 25/03/10 5:03
gửi bởi ngocthem
Xem:

1. Phan Minh Thuấn. Rượu trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam Bộ
http://www.vanhoahoc.edu.vn//index.php? ... &Itemid=42

2. Phan Minh Thuấn. Rượu trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam bộ (LVTS 110)
http://www.vanhoahoc.edu.vn//index.php? ... &Itemid=52

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 26/03/10 20:56
gửi bởi hana2007
Mình cũng đang có đề tài về nhậu của giới công sở ngày nay. Tưởng là tự chọn đề tài khó, nhưng đọc bài viết của bạn thì thấy đề tài này viết cả cuốn sách chắc cũng chưa trọn.
Nhưng thực sự là nhậu cũng có (thậm chí có nhiều) mặt tiêu cực, hai mặt của mộc vấn đề mà. Nên chăng ta nên khai thác mạnh khía cạnh này để cho mấy ông thôi hết nhậu hoặc mấy bà thôi hết cho đi.

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 28/03/10 23:55
gửi bởi kawaii koinu
Bạn hana thân mến. Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Mà đã nói tới giá trị là phải nói tới cái tốt đẹp.
Khi chúng ta đã xác định làm đề tài "văn hoá nhậu" thì phải tìm kiếm, làm sáng rõ các giá trị tốt đẹp của nó. Về mặt trái của nhậu có nên chăng chúng ta nên để nó ở phần "biến tướng của nhậu" để từ đó mà tìm ra, đề xuất ra 1 mức hạn định. Phải "nhậu" như thế nào là có văn hoá?nhậu tới đâu là vừa phải?Nếu có thể đưa ra ý tưởng nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng thì càng tốt.

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 31/03/10 0:07
gửi bởi Co mot khong hai
Đọc từ đầu đến cuối chẳng thấy ai định nghĩa từ "nhậu" :-)

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 04/04/10 21:59
gửi bởi LikMoon258
Người dân Việt Nam mình nhậu nhiều, từ miền Nam ra miền Bắc, từ miền núi tới hải đảo, mỗi nơi mỗi lệ, cũng vì thế mà văn hoá nhậu mỗi nơi mỗi khác. Nhưng có 1 điểm chung là trong khi nhậu thì các bợm sử dụng rất nhiều " tục ngữ "

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 7 09/10/10 22:55
gửi bởi trinhhiep
Bạn greedy83hn thân mến!
Trên thế giới chắc có nhiều xứ sở cũng nhậu nhiều lắm, nhưng không biết bạn đã biết dân mình có khoảng bao nhiêu kiểu nhậu không? Nhiều lắm đó! mà bạn cho rằng nhậu là sự việc hành động chỉ sự tụ tập của đám đông là chưa chính xác rồi! bạn đã thấy có những người ngồi một mình uống rượu ngẫm sự đời, sự mình... chưa? cũng có những người ngồi một mình mà không uống một mình, họ có bạn tâm tình, bạn đối ẩm...từ xa (kiểu như học Đại học từ xa vậy!! :D :lol: ). Rồi nhậu một quán không đã (ý là không đã đời ông Địa - cái này dân miền Nam xài nhiều lắm!), họ đổi quán để đổi không khí, đổi mồi nhậu, đổi luôn ý tưởng đặng sau đó "tám" tiếp, tâm tình tiếp, chia sẻ tiếp... Vậy nên định nghĩa như bạn thì không ổn rồi!
Kết cấu của bài viết của bạn thật hay khi bạn bàn về văn hóa tận dụng, đối phó, lưu luyến...rượu! Nhưng mục văn hóa đối phó mình thấy không ổn! Ý của bạn là dùng rượu để đối phó với vợ: "Nhậu đến say xỉn sẽ dẫn đến mình không làm chủ được thần kinh và gây ra chuyện như đánh nhau,tai nạn. có những người lạm dụng nhậu nhẹt về để trút lên vợ con những lời lẽ thiwwus văn hoá,đánh đập vợ con v.v..." - Thực ra nhậu đến đánh nhau, gây ra tai nạn thì không phải là đối phó với rượu, mà là lạm dụng rượu không làm chủ được bản thân. Còn mượn rượu để mắng chửi, đánh đập ai đó lại càng không phải là văn hóa đối phó với rượu! (chắc xếp vào tận dụng rượu bạn nhỉ?). Tôi gợi ý thế này: Văn hóa đối phó là ở điểm: có những người công việc buộc phải nhậu nhiều, trước khi nhậu thường là ăn no (để đảm bảo sức khỏe, không bị loét dạ dày tá tràng!), hoặc có những người vì sĩ diện nên uống thuốc chống say (để có thể uống nhiều mà lâu say, nhưng vụ này thì hại sức khỏe ghê gớm!!), cũng có người sử dụng tiểu xảo (như Đoàn Dự lúc uống với Kiều Phong đó - vận 10 thành công lực, đẩy rượu đi ngao du trong cơ thể rồi chảy hết ra ngoài đầu ngón tay! :) :) - cái này chắc tự cổ chí kim, mười kiếp nữa thì cũng chỉ có mỗi cụ Kim Dung mới có nổi công lực đó thôi!!), chứ bây giờ khó xài tiểu xảo cỡ như giả vờ đổ rượu xuống đất lắm! Hồi xưa các cụ mặc áo ống tay rộng thùng thình, rồi uống thì phải đưa tay áo che miệng nên mới dễ đổ đi bạn nhỉ? À mà có một kiểu đối phó mới lắm đó bạn! Đó là thuê mấy cô em xinh đẹp đi cùng để uống rượu đó - hình như có hẳn công ty chuyên cung cấp dịch vụ thư ký uống rượu đó bạn ơi! Còn nữa, mình thì tin chắc là văn hóa nhậu có giá trị rồi! Nếu không sao ông thầy tu như Hư Trúc mà cũng uống rượu (không uống lúc đó không thắm tình huynh đệ đâu!) Vấn đề là cần giới hạn không gian, thời gian, chủ thể... nhậu! để không làm mất giá trị của văn hóa nhậu, bạn nhỉ?

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 10/10/10 15:31
gửi bởi truchoatd
trinhhiep trả lời hay quá. Có văn hóa nhậu hay không? Mình nghi là có, nhưng nhậu có văn hóa không phải là chuyên dễ. Mình sinh ra và lớn lên tại đất Sài Gòn, nhưng phải đến lúc bước chân đi làm thì mới thật sự bắt đầu những cuộc "nhậu". Vì giao tiếp có, vì vui có, vì buồn có, không vui không buồn cũng có nốt. Và mình cũng chứng kiến biết bao chuyên chướng mắt từ bàn nhậu. Kẻ giả say dựa dẫm người khác, người mượn rượu chửi rủa lung tung, thấy mà buồn cho những đệ tử Lưu Linh. Mình có một phương châm: không biết nhậu thì đừng nhậu.

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 11/10/10 9:45
gửi bởi skythienpham
Chào các anh các chị!
Em thấy chủ để nóng hổi quá nên cũng góp thêm một số ý kiến thắc mắc, mong các anh chị giải thích dùm. ^^ Đó là, qua kinh nghiệm em thấy thì, khi uống rượu, người miền Nam hay chuyền cho nhau chỉ bằng 1 cái ly, hết người này uống lại tới người khác uống. Còn người miền Bắc thì lại mỗi người một ly ( con ai nấy bồng:D). Phải chăng tửu lượng của người miền Bắc tốt hơn? Hihi... Tại sao lại có sự khác biệt này? Người miền Bắc hay gọi nhậu là "làm tí", hoặc "lai rai", nhưng giờ thì cũng thích sử dụng từ "nhậu" của Nam Bộ, biết là "nhậu" xuất phát từ Nam Bộ, nhưng cơ sở hình thành, từ đâu lại xuất hiện từ nhậu? Mong được các anh chị trong diễn đàn chỉ giáo! ^^

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 11/10/10 11:37
gửi bởi quangduy999999
xin chao chị skythienpham em là người miền nam. theo em người miền nam uống rượu mà chuyền nhau một ly là thể hiện sự chia sẻ, cùng nhau chuyền tay nhau ly rượu mới thể hiện được tích cách của người nam bộ là phóng khoáng không câu nệ như người miền bắc. người miền bắc cái gì cũng phải rõ ràng, họ ít xài đồ chung theo em nghĩ là vậy mong mọi người góp ý thêm

Re: Văn hoá nhậu

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 11/10/10 17:31
gửi bởi Linh Giang
hiii nãy giờ đọc qua thấy mọi người bàn luận về nhậu sôi nổi quá! bạn bè nhậu với nhau, đồng nghiệp nhậu với nhau các bạn nói hết rùi! bây giờ mình nói về chức năng làm cầu nối giảng hòa trong và sau khi nhậu trong vợ chồng vậy!
đối với mình mà nói, công dụng giải tỏa bức xúc, làm hòa giữa hai vợ chồng sau khi nhậu là vô biên! vì có rủ nhau đi nhậu, chúng mình mới được nghê nga cùng nhau, chúc tụng nhau trong quán.
đặc biệt nữa nhé! mỗi khi nhậu xong ông xã toàn giành trả tiền. Biết vì sao không?
người ta nói, để nhận biết mức độ quan hệ một cặp trai gái đi với nhau như thế nào thì hãy nhìn cách trả tiền của họ.
nếu xong tiệc, nếu hai người giành nhau trả tiền (chai hia) thì họ là bạn bè
người nam giành trả tiền là người nam đang...lấy lòng người nữ.
nhưng mà người nữ trả tiền thì là "xong rồi"
vì vậy nên mình rất thích đi nhậu đó!
vậy nhé! nếu ai quan tâm đến đề tài nhiều thì coi như mình góp thêm chút dữ liệu vậy!