QUA CHUYỆN CÁ RÔ CÂY, NGƯỜI VIỆT TIẾT KIỆM HAY HÀ TIỆN?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về chung về lý luận văn hoá học

QUA CHUYỆN CÁ RÔ CÂY, NGƯỜI VIỆT TIẾT KIỆM HAY HÀ TIỆN?

Gửi bàigửi bởi NGUYENTHITRANGTHANH » Thứ 4 23/04/14 9:27

Bài tập môn Lý Luận Văn Hóa Học

TỪ CÂU CHUYỆN CON CÁ RÔ CÂY CỦA ÔNG ĐỒ XỨ NGHỆ
NGHĨ ĐẾN VĂN HÓA TIẾT KIỆM CỦA NGƯỜI VIỆT

***

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, khi các mẹ, các chị đang phải chắt chiu từng đồng tiền chợ để nuôi các con, các em khôn lớn. Từ lâu, chúng ta biết tiết kiệm và sống trong tiết kiệm nhưng điều đó có phải là văn hóa tiết kiệm hay chưa. Từ câu chuyện con cá rô cây của ông đồ xứ Nghệ mà tuổi nhỏ chúng ta từng được nghe kể, nay nghĩ đến văn hóa tiết kiệm của người Việt như cách ôn cố tri tân vậy.

Chuyện con cá rô cây
Truyện có nhiều dị bản với cùng một mô típ [TLTK,5], có 20 bản kể khác nhau: có 4 bản kể khác xuất hiện ở mục 2 chỉ ra nguồn gốc của nhân vật người Nghệ ra Bắc nhưng không có chi tiết nào nói người Nghệ đó làm nghề dạy học - tức là không phải ông đồ. Đáng chú ý là có 15 bản kể còn lại bắt đầu giới thiệu nhân vật là: “Một anh nhà giàu hà tiện vắt cổ chày ra nước...” hoặc “Người hà tiện kia...” nhưng chỉ có bản nhân vật ông đồ Nghệ chỉ xuất hiện duy nhất tại bản kể của tác giả Ninh Viết Giao, xin được trích dẫn sau đây:
"Một thầy đồ Nghệ lên đường ra Bắc tìm nơi dạy học. Lên đường thầy mang theo con cá gỗ. Thầy đã mất công nhiều ngày đêm để tạc con cá gỗ y như cá thật. Thầy chỉ giắt trong lưng quần quan tiền để đi đường uống nước. Đến buổi ăn, thầy vào quán bên đàng để ngồi nhờ xin bà hàng chút nước mắm để ăn cơm nắm. Thầy tìm chỗ khuất, ngồi ăn. Cá gỗ được chạm vẽ tinh vi, lại phết qua lớp sơn mỏng, bỏ vào bát nước mắm, ai trông thấy, óng ánh như cá rán mỡ: đẹp mắt và ngon miệng. Cơm ăn hết, nước mắm vơi, thầy lấy con cá chùi sạch cẩn thận, gói giấy lại, bỏ vào túi, rồi xin chút nước tráng miệng. Đến giờ ăn khác, thầy lại vào hàng, nói với nhà hàng để lại cho bát gạo và thổi hộ niêu cơm. Cơm chín, cá gỗ lại được bày ra và thầy lại xin chút nước mắm. Cứ thế, cho đến nơi dạy học. Cuối năm, khi về nhà, “cá gỗ” vẫn nguyên cá, và quan tiền dắt theo vẫn “nguyên quan” vì có ai nỡ lấy tiền thầy, khi thầy xin chút nước tráng miệng".
Câu chuyện trên là một dị bản của mô típ cá gỗ nhưng lại được nhiều người biết đến bởi tiếng cười dân gian dù rất thâm thúy nhưng vẫn nhẹ nhàng với bình cũ rượu mới với lối kể trân trọng về ông đồ xứ Nghệ. Qua đó cho thấy sự cần kiệm của một vùng đất và cách sống của người làm thầy. Nhưng đôi khi ranh giới giữa tiết kiệm và hà tiện lại rất mong manh và người Việt tự hào là mình rất tiết kiệm.
Hiểu về tiết kiệm
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải xem đồng tiền to bằng cái nong, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực.” Như vậy, theo Bác Hồ, tiết kiệm không phải là nhịn ăn nhịn mặc như mô típ con cá gỗ mà tiết kiệm là chi tiêu vừa sức. Để phân biệt các khái niệm liên quan, có thể lập bảng so sánh như sau:

Hình ảnh

Như vậy, tiết kiệm đúng đắn khi và chỉ khi chi tiêu hợp lý.
Bàn về văn hóa tiết kiệm của người Việt
Văn hóa tiết kiệm có tính phổ quát cao, nghĩ về tính tiết kiệm thì trên thế giới, người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày. Người Việt có cách tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày và mức độ tiết kiệm của từng vùng khác nhau và của mỗi người cũng rất khác nhau tùy theo hoàn cảnh sống. Theo khảo sát hãng nghiên cứu thị trường Nielsen công bố, Việt Nam là quốc gia tiết kiệm nhất trong khu vực ASEAN, có 74% người Việt tham gia khảo sát cho biết họ sẽ để dành tiền sau khi đã trang trải hết các sinh hoạt phí thiết yếu trong cuộc sống.
Theo GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm, truyền thống tiết kiệm của Việt Nam được thể hiện qua nhiều mặt: trong tư tưởng thì buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè tiết kiệm: sinh hoạt thì theo nguyên tắc: ăn lấy chắc mặc lấy bền, mua đồ thì thích loại nồi đồng cối đá, đồ hư thì tiếp tục sửa chữa. Để hiểu về quan niệm tiết kiệm, ta có thể đọc và suy ngẫm những câu tục ngữ, ca dao được cha ông xưa đúc kết tri thức và truyền lại:
- Tích tiểu thành đại
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
- Ăn chắc ,mặc bền
- Ăn phải dành. có phải kiệm
- Khi lành để dành khi đau
- Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn .
* Nghĩa đen: Tích trữ thóc gạo phòng khi đói, tích trữ y phục phòng khi rét; Nghĩa bóng: Phải lo xa, đề phòng trước những khó khăn trong tương lai
- Đi đâu mà chẳng ăn dè
Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra.
- Tiết kiệm sẵn có đồng tiền
Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
- Ở đây một hạt cơm rơi,
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng.

Hình ảnh
Như vậy, truyền thống tiết kiệm của dân tộc đồng thời thái độ trân trọng sản phẩm của lao động, chống hoang phí. Các mẹ vẫn thường dạy con ở nhà là phải ăn hết cơm vì lúa gạo là hạt ngọc của trời và kể con nghe về sự tích hạt lúa. Tuy nhiên, chuyện ăn uống của người Việt cũng rất nhiêu khê khi mà khi ăn chung, (đặc biệt là với với lạ, người khách) thì rất ít người dám ăn miếng cuối cùng. Bởi người Việt có suy nghĩ khi ăn hết là không lịch sự, ăn phải thừa một chút. Chủ nhà mời khách đến nhà thì phải làm nhiều, ăn không hết, dư thừa thì tấm lòng mới được coi là tốt, và ai cũng không muốn là người ăn miếng cuối cùng, vì chúng ta xem đó là miếng danh dự. Như vậy người Việt có cái quan điểm về tiết kiệm rất và sĩ diện có phần đối lập nhau và tác giả sẽ tìm hiểu thêm. Nhìn chung người Việt thời nay vẫn tiết kiệm nhưng là để vươn tới một mức sống cao hơn, ổn định và tốt đẹp hơn. Còn rất nhiều việc không thể tiết kiệm như đãi khách, ăn tết, ăn nhậu… nhưng tùy vào chủ thể, mức sống và trình độ phát triển qua từng thời kỳ là rất khác nhau nên không thể đánh đồng sự việc theo cùng một hệ quy chiếu được. Người biết tiết kiệm sẽ không sử dụng hoang phí mà biết đầu tư cho hiện tại và tương lai.
Khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người Việt có tâm lý vọng ngoại, bị các quảng cáo hào nhoáng trên phát thanh - truyền hình lôi cuốn nên dẫn tới việc có mới nới cũ gây hoang phí và hao tốn tài nguyên. Nhìn chung những người tiêu tiền do công sức của mình thì thường là hợp lý, có người hà tiện hoặc đầu tư, không có lãng phí. Nhưng hiện nay có những người chấp hành kém về việc tiết kiệm khi tiêu tiền của người khác, của tập thể, tiền của công, theo GS. Trần Ngọc Thêm là do căn tính văn hóa của một dân tộc gốc nông nghiệp, do tâm lý làng xã tiểu nông chỉ lo tiết kiệm phần mình còn của người khác thì có lãng phí cũng không liên quan đến mình. Vậy nên kêu gọi sống tiết kiệm thôi chưa đủ mà cần phải khôi phục truyền thống văn hóa tiết kiệm: đó là quan niệm sống “vừa phải”, “cầu vừa đủ xài”. Quan niệm đó luôn định hướng cho con người đến thái độ “tri túc” để không có những ham muốn vô tội vạ, nhằm bảo vệ tài nguyên thiên và để dành cho con cháu đời sau. Chúng ta nên tiết kiệm năng lượng như điện, nước, xăng, dầu, củi... và tập cho mình thói quen “ra tắt, vào bật” các thiết bị điện, sử dụng những thiết bị điện thật cần thiết phục vụ nhu cầu thiết yếu, tránh giờ cao điểm, nhưng không phải là tắt đèn thiếu sáng vì như vậy dễ bị cận, càng hư việc thêm. Điều đó dù nhỏ nhưng có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền cho gia đình, vừa bảo vệ môi trường và có tác động tích cực đến mọi người, hình thành văn hóa tiết kiệm cho hôm nay và mai sau.


Hình ảnhHình ảnh


Tài liệu tham khảo
Sách
1. Ninh Viết Giao (sưu tầm), Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ, Nxb Nghệ An, 1994, tập 3.
2. Trần Ngọc Thêm, Những vấn đề Văn hóa học, lý luận và ứng ụng, Nxb Văn hóa-Văn nghệ, 656 trang.
Internet
3. http://huc.edu.vn/chi-tiet/435/Van-hoa- ... n-hoa.html
4. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ ... 53566.html
5. http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van ... ng-do-nghe
6. http://kiengiangvn.vn/portal/index.php? ... &pagenum=2

Cuối bài em rất mong đợi ý kiến và những nhận xét, đóng góp của tất cả thầy cô, anh (chị), và các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ạ. :)
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Hình đại diện của thành viên
NGUYENTHITRANGTHANH
 
Bài viết: 86
Ngày tham gia: Thứ 3 25/03/08 17:26
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: QUA CHUYỆN CÁ RÔ CÂY, NGƯỜI VIỆT TIẾT KIỆM HAY HÀ TIỆN?

Gửi bàigửi bởi iluso » Thứ 4 23/04/14 22:14

Qua bài này, em thấy người Việt đã tiết kiệm từ xưa đến nay . Nhưng người Việt tiết kiệm tới mức nào khì mà ở Hà Nội sau Tết, cả ngàn bánh chưng vào thùng rác?? :?
Tác giả có tìm nhiều tục ngữ, có nói tới miếng danh dự là chúng ta ko dám ăn. Vậy là mình lãng phí rồi.
Haizz. Thiệt là lãng phí quá đi!
Nếu trái tim bạn là 1 đoá hồng,miệng bạn sẽ thốt ra những lời ngát hương-ngạn ngữ Nga
Hình đại diện của thành viên
iluso
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 2 14/04/08 11:38
Đến từ: quê tôi ^_^
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: QUA CHUYỆN CÁ RÔ CÂY, NGƯỜI VIỆT TIẾT KIỆM HAY HÀ TIỆN?

Gửi bàigửi bởi NGUYENTHITRANGTHANH » Thứ 6 25/04/14 10:09

Theo tôi nghĩ, văn hoá đa dạng và phức tạp nên khi nhìn một vấn đề ta nên xem xét hiện tượng trong K-C-T nào và nhìn nhận khách quan sự việc đó. Đối với một 1 số gia chủ, bánh chưng và thực phẩm vào thùng rác là trường là trường hợp bất khả kháng. Thật sự trong bụng cũng tiếc, mà ăn thì không nổi.
Theo trang vietbao.vn
thì "Có những người cẩn thận, tử tế thì người ta “biết ý” gói những thực phẩm còn ăn được vào trong túi ni-lông để biết đâu có người cần đến, còn không thì người ta đổ chung tất cả vào túi rác của gia đình, lúc ấy thì đồ ngon cũng không thể cho ai được nữa".
Hình ảnh
Nhìn chung, tâm thức của người Việt là biết tiết kiệm, cả người phải bỏ bánh chưng và người làm công tác vệ sinh.
Đây không phải là số đông, không phải là hiện tượng chung nhưng nó mang tính điển hình khi mà đời sống vật chất ngày càng cao mà ứng xử cứ theo nếp cũ, chưa theo kịp với sự phát triển.
Dân ta cũng quan niệm rằng, nếu đầu năm ăn uống dư dật thì cả năm sẽ ăn nên làm ra, có của ăn của để, cho nên dù không có điều kiện, nhiều người vẫn chi tiền không tiếc tay cho việc ăn uống, dẫn đến việc thừa thãi, không ăn hết thì đổ bỏ.
Việc mua sắm và tích trữ thực phẩm trong những ngày Tết như một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, việc thay đổi thói quen ấy chắc chắn không hề dễ. Cho nên phải thay đổi cách nghĩ cách làm, từ cách mua sắm cho đến cách tích trữ thực phẩm. Tôi tin rằng nhiều người rút ra được nhiều kinh nghiệm. Người thực sự lãng phí thì bị lên án là đúng rồi. 8-). Nếu đào sâu nghiên cứu có thể tìm ra 1 danh sách những việc không thể tiết kiệm. Trước hết là miếng danh dự vì đó là 1 quan niệm liên quan đến sĩ diện rồi. Ở nhà thì không có "miếng danh dự" đâu. Chắc là có nhiều bác cũng có c hủ trương "3 sạch" lắm. Kể cả nước mắm đấy ạ. :D



Tham khảo: http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Vut ... 77037/111/
Ảnh từ http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/vut-banh-chung-vao-thung-rac-nguoi-viet-chua-giau-da-si-a21190.html
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Hình đại diện của thành viên
NGUYENTHITRANGTHANH
 
Bài viết: 86
Ngày tham gia: Thứ 3 25/03/08 17:26
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Lý luận văn hóa học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách